CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QTRRTD TẠI VPBank
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Trước tình hình kinh tế chính trị thế giới ln có sự chuyển biến khơng ngừng và có ảnh hưởng khơng nhỏ tới trong nước, Nhà nước cần có sự nắm bắt, dự báo và đưa ra các chỉ đạo kịp thời, đúng đắn nhằm định hướng nền kinh tế đặc biệt là thị
trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới. Chính phủ cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm sốt tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an tồn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
Nhà nước phải khơng ngừng tạo ra mơi trường pháp lí lành mạnh, để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lí vững chắc, để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Việc ban hành đổi mới văn bản qui phạm pháp luật cần nhanh, kịp thời với sự thay đổi của nên kinh tế - xã hội, đồng thời lấy ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan bam ngành thành phần kinh tế có liên quan để đảm bảo chính sách được cơng bằng, sát với thực tế.Cần có các hội thảo pháp lý hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện đối với các văn bản pháp luật mang tính chất quan trọng và dễ bị hiểu lầm để đảm bảo các TCTD hiểu và thực hiện đung.
Đối với mỗi cá nhân, hiện nay, có quá nhiều loại giấy tờ tùy thân. Tuy Nhà nước đã đưa ra nhiều loại giấy tờ mới thay thế các giấy tờ cũ mang tính tích hợp ví dụ thẻ căn cước nhưng các giấy tờ cũ không được thu hồi hay ngân hàng khơng thể xác thực, dẫn đến tình trạng làm giả giấy tờ, thu mua các giấy tờ cũ để giả mạo tạo khoản vay lừa đảo ngân hàng. Trước tình trạng này, Nhà nước cần nâng cao sự tích hợp, tính chống làm giả của các loại giấy tờ tùy thân và thống nhất chỉ dùng một loại giấy tờ chứng minh nhân thân duy nhất không sử dụng đồng thời nhiều loại giấy tờ tùy thân như hiện tại.
Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong cơng tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng đặc biệt là thủ tục xử lý tài sản bảo đảm giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn, giảm thiểu tối đa rủi ro. Có rất nhiều trường hợp xử lý các tài sản bảo đảm tại tòa án mất thời gian tới nhiều năm khiến tài sản bảo đảm giảm giá trị, tốn kém thời gian và cơng sức cũng như tài chính đối với ngân hàng.
Chính phủ và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, tạo điều kiện và cơ hội cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng với nhau. Chính sự can thiệp quá sâu Chính phủ gây nên tâm lí ỷ lại của các ngân hàng
vào sự bảo lãnh của Chính phủ trong việc cho vay, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh và động lực nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra, Chính phủ nên xem xét việc cho phép các ngân hàng giữ lại cổ tức để trả bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn để đảm bảo hệ số CAR; cho phép các NHTM Nhà nước được tăng vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp; nới tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các ngân hàng.
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp thế giới, tấn công các nước phát triển cũng như đang phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các biện pháp và chính sách quyết liệt về kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch này đối với nền kinh tế như: cần rà sốt lại chương trình đầu tư cơng để tìm tiền cho cơng cuộc chống virus corona và cứu nền kinh tế; về chính sách vĩ mơ: chuẩn bị các gói chính sách để đối phó với COVID-19 phải lớn đủ để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vấn đề và để đối phó với hai giai đoạn khác nhau của tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách riêng biệt và tuần tự; về chính sách tài khóa: mục tiêu của chính sách tài khóa trong đại dịch hiện tại là giảm thiểu tác động bất lợi do giảm tốc các hoạt động kinh tế; về chính sách tiền tệ: mục tiêu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là cung cấp các dịng tín dụng đầy đủ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình và đảm bảo chính phủ có đầy đủ các cơng cụ tài chính để huy động các nguồn tài lực.