Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong QTRRTD

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 639 (Trang 82 - 83)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QTRRTD TẠI VPBank

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện QTRRTD tại ngân hàng VPBANK

3.2.2 Tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong QTRRTD

Hoạt động kiểm sốt có thể phát hiện, hạn chế những rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra và chấn chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, ngăn chặn những rủi ro đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Vì vậy nâng cao trách nhiệm và vai trò kiểm tra, kiểm sốt nội bộ là một việc làm khơng thể thiếu, do đó ngân hàng cần phải:

Tăng cường những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho Phịng kiểm tra giám sát tn thủ. Trong q trình kiểm tra, có thể tăng cường cán bộ làm trực tiếp từ bộ phận tín dụng hoặc thẩm định và quản lý tín dụng cùng phối hợp kiểm tra. Thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, luật pháp cho cán bộ Phòng kiểm tra giám sát tuân thủ. Cần quy định trách nhiệm đối với cán bộ kiếm sốt, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm sốt. Khơng ngừng hồn thiện, đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tuỳ theo từng thời điểm, đối tượng và mục đích kiểm tra.

về hoạt động kiểm soát nội bộ: xây dựng và thiết lập văn hóa kiểm sốt cẩn

trọng trong hoạt động tại ngân hàng mình. Do hoạt động ngân hàng là loại hình đặc thù, nên cần đảm bảo tất cả các khâu trong hoạt động ngân hàng ở các chi nhánh, phịng giao dịch của VPBank phải thiết lập kiểm sốt nội bộ và tách biệt với hoạt động kinh doanh trực tiếp của ngân hàng.

về hoạt động kiểm toán nội bộ: thực hiện nghiêm túc cơng tác kiểm tra và sốt

xét chất lượng kiểm toán. Định kỳ, Kiểm toán nội bộ tiến hành đánh giá hoạt động kinh doanh, tập trung vào các rủi ro mang tính trọng yếu như rủi ro tín dung, rủi ro hoạt động.. .Từ đó, đưa ra các khuyến nghị để cấp quản lý rà soát, xác định và giải quyết. Để đảm bảo cơng việc kiểm tốn của các kiểm tốn viên tn thủ chuẩn mực, quy trình và kế hoạch kiểm tốn thì cơng tác kiểm tra, sốt xét phải được thực hiện ở tất cả các cấp độ. Các cấp kiểm soát phải chịu trách nhiệm về chất lượng kiểm toán đối với nội dung được kiểm sốt ở cấp mình.

Tăng cường tính độc lập của kiểm tốn nội bộ. Tính độc lập này được thể hiện

trên thực tế đó là bộ phận kiểm tốn được thiết lập mà không chịu sự can thiệp và tác động của bộ phận khác. Bộ phận kiểm tốn phải có khả năng đưa ra các ý kiến và quyết định độc lập trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán.

Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện sai sót và cảnh báo dấu hiệu sai phạm. Hàng năm, phải tiến hành kiểm tra toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống để phát hiện và có biện pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình quy chế, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý, sẽ rất tốn kém chi phí cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP việt nam thịnh vượng thực trạng và giải pháp khóa luận tốt nghiệp 639 (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w