CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QTRRTD TẠI VPBank
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện QTRRTD tại ngân hàng VPBANK
3.2.5 Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin tín dụng
Ngân hàng cần tăng cường công tác thông tin giúp phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế và xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thơng tin phịng ngừa rủi ro cần được cập nhật, khai thác triệt đế trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Có như vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.
Ngân hàng cần tiếp tục nâng cấp hệ thống quản trị thông tin, các hệ thống IT để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro; xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các dấu hiệu, các khoatn vay có nguy cơ rủi ro, xác định được những lĩnh vực và những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.
Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng, cập nhật thường xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng dụng cho quản trị rủi ro ít nhất cần bao gồm: (i) Nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), (ii) Tập trung đánh giá trên mọi phạm vi kinh doanh (iii) Tập trung và/hoặc phân cấp quản lí.
Nhìn chung để tiến tới xây dựng một hệ thống thông tin thống nhất, khoa học, Ngân hàng cần đẩy nhanh quá trình ứng dụng CNTT, thiết lập phần mềm để
quản lý KH. Thống kê, nghiên cứu, lưu trữ thơng tin từ đó bổ sung cho việc phân tích, đánh giá khách hàng cho những lần vay sau.
Trên thực tế, công việc thu thập thông tin, xây dựng các ngân hàng dữ liệu về RTTD, tổn thất phục vụ cho việc xây dựng các mơ hình lượng hóa chất lượng tín dụng là một cơng việc khơng thể hồn thành nếu chỉ dựa vào sự nỗ lực đơn lẻ của một ngân hàng mà còn cần sự phối hợp của đồng bộ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ giúp đỡ của Chính phủ.
3.2.6 Đẩy mạnh công tác quản trị nhân lực và tiêu chuẩn hóa đội ngủ cán bộ
Để thực hiện hoat động kinh doanh tín dụng tốt, mở rộng cho vay gắn với việc giảm thiếu rủi ro ngân hàng cần phải có cơ chế tuyến dụng cũng như bố trí và sử dụng con người một cách họp lý hơn, cu thể như sau:
Vấn đề tuyển dụng: cần phải chọn được nhân viên tín dụng có đạo đức, trình độ chun mơn tốt, được đào tạo bài bản, hiểu biết về nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội. Do vậy, không nhất thiết phải chọn sinh viên ngành ngân hàng, được đào tạo ngành tín dụng mà cần phải có chính sách thu hút tuyển dụng những sinh viên khá giỏi, có kiến thức vững vàng và có năng khiếu về lĩnh vực này, sau đó gửi đi đào tạo tiếp tục, vì một nhân viên tín dụng giỏi khơng chỉ đơn thuần là biết cho vay vốn mà là người có khả năng tư vấn cho khách hàng về khả năng sản xuất kinh doanh.
Vấn đề bố trí nhân lực: cần có sự bố trí nhân lực hợp lý, sắp xếp lại, thay thế dần những nhân viên thiếu kiến thức, kém linh hoạt và phẩm chất đạo đức ở khâu tín dụng bằng những nhân viên có trình độ chun môn, phẩm chất đạo đức tốt. Phân chia khách hàng của ngân hàng theo từng nhóm có đặc điểm riêng trên cơ sở đó căn cứ vào năng lực sở trường và kinh nghiệm của từng nhân viên tín dụng để phân cơng cho mỗi người thực hiện cho vay đối với mỗi loại khách hàng nhất định. Việc thay đổi, sắp xếp, phân cơng lại nhân viên tín dụng cũng cần phải hạn chế để tạo điều kiện cho họ có những hiểu biết khách hàng sâu sắc thông qua thông tin “mắt thấy, tai nghe” từ cơ sở kinh doanh của khách hàng, những thơng tin hình thành bằng linh cảm và cả trực giác của nhân viên tín dụng trong quá trình tiếp xúc, quan hệ với khách hàng.
Vấn đề đãi ngộ, thưởng phạt. Xây dựng cơ chế tiền lương, thưởng và thăng tiến phù hợp với trình độ, năng lực và hiệu quả cơng việc của nhân viên. Đây là động lực khuyến khích những cá nhân làm tốt cơng tác phịng ngừa rủi ro, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm của từng nhân viên. Tránh tình trạng bình quân chủ nghĩa trong thu nhập vì cơng tác tín dụng thực sự nặng nề, lắm rủi ro nên đòi hỏi mỗi nhân viên tín dụng phải hết sức cố gắng, nỗ lực. Việc gắn trách nhiệm và quyền lợi thích đáng đối với nhân viên tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng mở rộng và nâng cao chất lượng của các khoản tín dụng.
Vấn đề bồi dưỡng nhân viên: nâng cao kiến thức quản trị nguồn nhân lực đối với nhân viên quản lí để giúp ngân hàng bố trí đúng người đúng việc và phù hợp với khả năng, trình độ, sở trường của từng người. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tín dụng về chun mơn nghiệp vụ và kiến thức về pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro để họ có thể vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả khi cho vay, cần phải thường xuyên tập huấn cho cán bộ tín dụng, có những buổi giới thiệu kinh nghiệm của những cán bộ tín dụng điển hình.
Ngồi ra, phải nâng cao ý thức trách nhiệm cho mỗi cán bộ tín dụng, yêu cầu các cán bộ tín dụng phải tăng cuờng kiểm tra, kiểm sốt khách hàng ngay sau khi cho vay và việc này phải được đôn đốc và giám sát thường xuyên. Nếu trình độ cán bộ tín dụng chỉ phát huy hiệu quả trong q trình xét duyệt cho vay thì một khoản vay được coi là tốt trong q trình thẩm định vẫn có thể trở thành một khoản vay xấu nếu thiếu sự giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng vì sự biến đổi bất thường của kinh tế cũng như quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng mà trong quá trình thẩm định không thể lường trước được. Hoạt động của VPBank chỉ thực sự mang lại hiệu quả cao khi có một đội ngũ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì RRTD sẽ được han chế nhiều nhất có thể.
3.3 Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước
Trước tình hình kinh tế chính trị thế giới ln có sự chuyển biến khơng ngừng và có ảnh hưởng khơng nhỏ tới trong nước, Nhà nước cần có sự nắm bắt, dự báo và đưa ra các chỉ đạo kịp thời, đúng đắn nhằm định hướng nền kinh tế đặc biệt là thị
trường tài chính, tiền tệ phát triển bền vững trước những biến động của thị trường thế giới. Chính phủ cần tiếp tục thực hiện mục tiêu kiểm sốt tăng trưởng tín dụng để kiềm chế lạm phát, đồng thời đảm bảo sự an toàn, hiệu quả trong hoạt động tín dụng.
Nhà nước phải khơng ngừng tạo ra mơi trường pháp lí lành mạnh, để khuyến khích sản xuất kinh doanh, tạo hành lang pháp lí vững chắc, để các thành phần kinh tế yên tâm bỏ vốn ra đầu tư. Việc ban hành đổi mới văn bản qui phạm pháp luật cần nhanh, kịp thời với sự thay đổi của nên kinh tế - xã hội, đồng thời lấy ý kiến đầy đủ, khách quan từ các cơ quan bam ngành thành phần kinh tế có liên quan để đảm bảo chính sách được cơng bằng, sát với thực tế.Cần có các hội thảo pháp lý hoặc văn bản hướng dẫn thực hiện đối với các văn bản pháp luật mang tính chất quan trọng và dễ bị hiểu lầm để đảm bảo các TCTD hiểu và thực hiện đung.
Đối với mỗi cá nhân, hiện nay, có quá nhiều loại giấy tờ tùy thân. Tuy Nhà nước đã đưa ra nhiều loại giấy tờ mới thay thế các giấy tờ cũ mang tính tích hợp ví dụ thẻ căn cước nhưng các giấy tờ cũ không được thu hồi hay ngân hàng khơng thể xác thực, dẫn đến tình trạng làm giả giấy tờ, thu mua các giấy tờ cũ để giả mạo tạo khoản vay lừa đảo ngân hàng. Trước tình trạng này, Nhà nước cần nâng cao sự tích hợp, tính chống làm giả của các loại giấy tờ tùy thân và thống nhất chỉ dùng một loại giấy tờ chứng minh nhân thân duy nhất không sử dụng đồng thời nhiều loại giấy tờ tùy thân như hiện tại.
Tòa án, các cơ quan thực thi pháp luật cần hỗ trợ tích cực cho ngân hàng trong cơng tác xử lý các vụ kiện và thi hành án được nhanh chóng đặc biệt là thủ tục xử lý tài sản bảo đảm giúp ngân hàng tận thu nợ gốc, lãi vay quá hạn, giảm thiểu tối đa rủi ro. Có rất nhiều trường hợp xử lý các tài sản bảo đảm tại tòa án mất thời gian tới nhiều năm khiến tài sản bảo đảm giảm giá trị, tốn kém thời gian và cơng sức cũng như tài chính đối với ngân hàng.
Chính phủ và Nhà nước cần đẩy mạnh công tác cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, tạo điều kiện và cơ hội cạnh tranh công bằng giữa các ngân hàng với nhau. Chính sự can thiệp quá sâu Chính phủ gây nên tâm lí ỷ lại của các ngân hàng
vào sự bảo lãnh của Chính phủ trong việc cho vay, từ đó làm giảm khả năng cạnh tranh và động lực nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng. Ngồi ra, Chính phủ nên xem xét việc cho phép các ngân hàng giữ lại cổ tức để trả bằng cổ phiếu nhằm tăng vốn để đảm bảo hệ số CAR; cho phép các NHTM Nhà nước được tăng vốn từ nguồn quỹ hỗ trợ doanh nghiệp; nới tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước tại các ngân hàng.
Hiện nay, đại dịch COVID-19 đang hoành hành khắp thế giới, tấn công các nước phát triển cũng như đang phát triển. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các biện pháp và chính sách quyết liệt về kinh tế để giảm thiểu tác động của đại dịch này đối với nền kinh tế như: cần rà sốt lại chương trình đầu tư cơng để tìm tiền cho cơng cuộc chống virus corona và cứu nền kinh tế; về chính sách vĩ mơ: chuẩn bị các gói chính sách để đối phó với COVID-19 phải lớn đủ để phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vấn đề và để đối phó với hai giai đoạn khác nhau của tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế một cách riêng biệt và tuần tự; về chính sách tài khóa: mục tiêu của chính sách tài khóa trong đại dịch hiện tại là giảm thiểu tác động bất lợi do giảm tốc các hoạt động kinh tế; về chính sách tiền tệ: mục tiêu của chính sách tiền tệ trong giai đoạn này là cung cấp các dịng tín dụng đầy đủ cho các doanh nghiệp và hộ gia đình và đảm bảo chính phủ có đầy đủ các cơng cụ tài chính để huy động các nguồn tài lực.
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nama. Tăng cường khả năng dự báo và hoạch đính chính sách a. Tăng cường khả năng dự báo và hoạch đính chính sách
NHNN cần tăng cường phân tích và dự báo rủi ro thông qua các biến động kinh tế, tình hình tín dụng, dữ trữ của các NHTM... để có những điều chỉnh về lãi suất, sử dụng các cơng cụ chính sách tiền tệ phù hợp cảnh báo rủi ro cho các NHTM.
Hiện nay thị trường mua bán nợ ở Việt Nam chưa phát triển dẫn đến giá cả mua bán chưa thật sự cạnh tranh và số lượng giao dịch hạn chế, chưa công khai, minh bạch. Khung pháp lý cho thị trường này vẫn chưa đầy đủ. Phát triển thị trường nua bán nợ, trước mắt là mua bán nợ xấu, rất cấp thiết đối với Việt Nam. Chính phủ cần có những quy định, hỗ trợ để mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
thị trường mua bán nợ nhằm giúp các ngân hàng xử lý nợ xấu làm sạch bảng cân đối tài chính.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tác động tiêu cực đến kinh tế trong nước, NHNN cần triển khai kịp thời xây dựng phương án phòng, chống dịch đảm bảo hoạt động của hệ thống an tồn, thơng suốt và hiệu quả.
NHNN cần thường xuyên nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động của dịch bệnh đối với nền kinh tế; bám sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước để cập nhật, điều chỉnh các kịch bản điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng phù hợp; chủ động điều hành đồng bộ, linh hoạt các cơng cụ chính sách tiền tệ, điều tiết nghiệp vụ thị trường mở với kỳ hạn, khối lượng, lãi suất hợp lý và chuẩn bị các phương án hỗ trợ khi cần thiết để đảm bảo thanh khoản thị trường thông suốt, cung ứng vốn kịp thời, giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát theo mục tiêu.
b. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng
Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về các hoạt động NH, phối hợp với các cơ quan trong việc ban hành các quy định về xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong q trình phát mãi tài sản đảm bảo. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Cơng an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng cơng việc trong thi hành án. Nghiên cứu, chỉnh sửa, hoàn thiện các quy định về ngoại hối, phân loại nợ, về bảo đảm an tồn... phù hợp với thơng lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tế ở Việt Nam.
c. Tăng cường, nâng cao cơng tác thanh tra, kiểm sốt, giám sát ngân hàng.
Để đảm nhiệm được trách nhiệm nặng nề này, trong thời gian tới cần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra kiểm soát và giám sát ngân hàng của NHNN Việt Nam.
Đầu tiên, hồn thiện mơ hình tổ chức bộ máy thanh tra Ngân hàng theo ngành dọc từ trung ương xuống cơ sở và có sự độc lập tương đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của NHNN. Quy tắc giám sát của bộ máy thanh tra
dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả họat động Ngân hàng của ủy ban Basel đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;
Thứ hai, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế và th am gia các hiệp ước, thoả thuận quốc tế về giám sát ngân hàng và an toàn hệ thống tài chính. Tăng cường trao đổi thơng tin với các cơ quan giám sát ngân hàng nước ngoài.
Thứ ba, phát triển đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lượng và có trình độ nghiệp vụ cao có phẩm chất chính trị đạo đức tốt được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật quản lí và các cơng cụ thực thi nhiệm vụ.
Thứ tư, xây dựng và triển khai khuôn khổ quy trình và phương pháp thanh tra, giám sát dựa trên cơ sở tổng hợp và rủi ro. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD có vấn đề và các rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Ban hành quy định mới đánh giá, xếp hạng các TCTD theo tiêu chuẩn CAMELS. Xây dựng hệ thống giám sát rủi ro trong hoạt động ngân hàng có khả năng cảnh báo sớm đối với các TCTD. Thiết lập hệ thống các quy định, quy trình và sổ tay hướng dẫn trên cơ sở rủi ro, đồng thời tiến hành đánh giá tổng qua công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng theo các nguyên tắc cơ bản của Ủy ban Basel.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu hậu quả của Covit để lại, NHNN cần tổ chức kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc triển khai thực hiện của các TCTD; giám sát việc thực hiện Thông tư 01/2020/TT-NHNN, các quy định về miễn, giảm phí