Giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy trình, quy chếtín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 651 (Trang 95)

d. Nguyên nhân củanhững hạn chế

3.2. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠ

3.2.2. Giám sát chặt chẽ sự tuân thủ quy trình, quy chếtín dụng

Quản trị RRTD đạt được công hiệu quả to lớn nhất khi CBTD làm đúng quy trình tín dụng. Nói đến tín dụng, trước tiên phải nói đến quy trình nghiệp vụ TD và việc chấp hành quy trình nghiệp vụ đó của CBTD. Trong thời gian qua, việc thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng ln được PVcombank Hà Nội quan tâm như: hướng dẫn quy trình nghiệp vụ tín dụng, hướng dẫn thẩm định dự án vay vốn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kinh tế thị trường, marketing NH. Nhưng trong quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ tín dụng vẫn cịn chưa được thuận lợi do chính quy trình hiện đang cịn áp dụng thiếu chặt chẽ, dẫn tới CBTD tuy đã chấp hành nghiêm chỉnh quy trình nghiệp vụ nhưng vẫn xảy ra RRTD.

Như vậy, việc hồn tất quy trình nghiệp vụ tín dụng chuẩn để áp dụng là hết sức cần thiết và hợp lý. Một quy trình hợp lí và tối thiểu hóa RRTD phải bao gồm các nguyên tắc (như chia tách chức năng cụ thể, tuân thủ HMTD,.) đảm bảo mọi công việc được

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

xử lý một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và đúng chức năng, quyền hạn. Định kì phải coi lại quy trình nghiệp vụ, chắc chắn rằng mọi cán bộ và nhân viên chi nhánh nắm bắt được công việc của mình.

3.2.3. Lựa chọn mơ hình quản trị RRTD phù hợp với chi nhánh

Xây dựng được một quy trình quản trị RRTD phù hợp với thực tế hoạt động của NH cũng như “xây được cái móng của một ngơi nhà”, từ đó các kết cấu tiếp theo được tạo dựng trên cơ sở bộ khung đã định sẵn; vì vậy mơ hình quản trị RRTD là tác nhân đầu tiên dẫn đến sự thành bại trong quản trị RRTD. Như đã nghiên cứu ở chương 1, nội dung chính của một quy trình bao gồm: “(1) Nhận biết RRTD; (2) Đo lường RRTD; (3) Quản lý RRTD; (4) Kiểm soát và xử lý RRTD. ”

- Trong việc nhận biết RRTD, công việc đáng chú ý đó là chắt lọc, phân tích và xử lí thơng tin KH - cơ sở để nhận định đúng các RRTD hiện hữu và tiềm tàng trong các sản phẩm tín dụng. Trên cơ sở danh mục sản phẩm tín dụng mà chi nhánh đang cung cấp sẽ thực hiện hệ thống hóa các sản phẩm tín dụng để từ đó thiết lập mơ hình thu thập và xử lí thơng tin cho mỗi một sản phẩm hoặc một nhóm các sản tín dụng hiện đang cung cấp, để từ đó xác định được RRTD của từng loại. Việc định rõ được rủi ro trong sản phẩm tín dụng là tiền đề để các cơng đoạn tiếp sau được triển khai trong quy trình quản trị RRTD.

- Tại thời điểm hiện nay PVcombank Hà Nội đang tiến hành đo lường RRTD trên cơ sở đánh giá chất lượng khoản nợ. Việc chấm điểm XHTD KH khi thực hiện cho vay là một tiêu chí mà CBTD sử dụng để đánh giá hiện trạng của KH.

- Để làm tốt công việc quản lý và giám sát RRTD, chi nhánh cần xem xét lại văn bản liên quan đến các nội dung chính sau: Xác định giới hạn tín dụng mà chi nhánh đầu tư, Phân cấp thẩm quyền quyết định tín dụng cho PGD trực thuộc trên địa bàn, đưa ra cụ thể về trách nhiệm của CBTD, đưa ra các giao dịch bị cấm, đưa ra các hạn mức và trạng thái rủi ro tổng thể...

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

- Giám sát từng khoản vay và theo dõi nợ cũng là công việc cốt yếu của CBTD. Các CBTD theo dõi hoạt động của KH vay chủ yếu để đảm bảo rằng KH vẫn tiếp tục tuân thủ tuyệt đối các quy định đã đề ra trong HĐTD.

3.2.4. Khai thác và sử dụng có hiệu quả HTTT tín dụng

“Thơng tin tín dụng là các số liệu, dữ liệu, sự kiện và tin tức liên quan đến KH vay tại TCTD, NHTM. HTTT tín dụng góp phần đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống tiền tệ, NH và phát triển mở rộng tín dụng. Đồng thời HTTT tín dụng sẽ giúp đưa ra nhận định về KH có tiền sử vay nợ quá nhiều hoặc đã từng thanh tốn khơng đúng hạn, qua đó giúp các NH giảm bớt RRTD và giảm tỷ lệ nợ xấu khơng có khả năng thu hồi được.”

PVcombank Hà Nội hiện tại đang áp dụng HTTT tín dụng (CIC) để ngăn ngừa, phòng chống RRTD khi thực hiện cấp vốn đối với 100% khoản vay, sử dụng dữ liệu tín dụng để chấm điểm, XHTD KH, từ đó làm căn cứ để định rõ HMTD cấp cho KH, tình hình tài chính của KH, xét duyệt cho vay và phân loại nợ, thực hiện trích lập dự phịng RRTD.

3.2.5. Hoàn thiện phương pháp kỹ thuật để đo lường RRTD

- Việc thực hiện chấm điểm và XHTD phải được thi hành nghiêm túc đầy đủ với mọi khoản vay nhằm giúp chi nhánh ước định chính xác rủi ro của KH tính đến hiện tại. Sau khi đã chấm điểm và XHTD xong, CBTD phải lập báo cáo chi tiết cho từng khoản mục và nộp cho giám đốc chi nhánh xét duyệt.

- Kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lí nợ xấu: Các kiểm tra viên tại chi nhánh tham chiếu quy trình quản lý nợ có vấn đề, kiểm tra giám sát việc tuân thủ nghiêm túc các bước trong quy trình quản lý nợ có vấn đề.

- Việc đánh giá và theo dõi dư nợ bình quân, nợ xấu, nợ quá hạn cần được kiểm tra, xem xét hằng quý hằng năm để phát giác “ đúng thời điểm” những trường hợp xấu nhất để điều chỉnh và có biện pháp xử lý tốt nhất.

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

- Đo lường RRTD là điều mà nhà quản trị NH rất lưu tâm, chú trọng vì nếu đo

lường được thì việc ngăn chặn và ứng biến với RR cũng trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, thơng tin KH ban đầu phải thật chính xác.

3.2.6. Chủ động ứng phó với RRTD

Để chủ động ứng phó với RRTD, PVcombank chi nhánh Hà Nội đã đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro, hạn chế thiệt hại như: “phân tán rủi ro trong cho vay, thực hiện tốt việc thẩm định KH và khả năng trả nợ, bảo hiểm tiền vay, phải có một chính sách tín dụng hợp lý và duy trì các khoản DPRR đối phó với RRTD, chấp hành tốt việc trích lập DPRR để xử lý RRTD...”

“Phân tán rủi ro chính là thực hiện nguyên tắc kinh điển trong kinh doanh:Không bỏ trứng vào cùng một giỏ”

*Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

Có thể nói đây là cách thức chủ động nhất trong việc phân tán RRTD. Chi nhánh sẽ phân bổ NV của mình vào các loại hình tín dụng, lĩnh vực SXKD khác nhau cũng như những KH trên các địa bàn khác nhau. Nếu làm tốt hoạt động này, NH vừa nới rộng được địa bàn hoạt động của mình, vừa đạt được hướng đích phân tán RR. Để thực hiện được điều này, PVcombank Hà Nội cần đưa ra được một số sách lược cụ thể dựa trên các cơ sở sau:

- Phân chia NV vào nhiều ngành SXKD khác nhau, không chú trọng quá nhiều vào một ngành, tránh gặp rủi ro do đến từ các chính sách của Nhà nước trong mục tiêu cơ cấu lại một số ngành nghề nhất định.

- Tuyệt đối không cho vay quá nhiều đối với một KH, duy trì tỉ lệ cho vay nhất định trong tổng NV vận hành của KH để tránh sự phụ thuộc quá mức và những rủi ro có thể xảy đến bất ngờ của vị KH đó.

- Chia ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau để cho vay, phải giữ vững sự cân đối giữa số

tiền trong tổng NV cho vay ngắn, trung, và dài hạn, đảm bảo dự phát triển bền vững, lâu

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

dài và tránh RRTD do sự biến động đột ngột của LSTT.

*Bảo hiểm tín dụng

“Bảo hiểm tín dụng là một biện pháp quan trọng và rất cần thiết nhằm san sẻ rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NH. Bảo hiểm tín dụng có thể thực hiện dưới các hình thức khác nhau như: bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay...”

- Khi KH đến vay nợ, đồng thời tham gia mua bảo hiểm tín dụng. Trường hợp KH rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp, phá sản.. .khơng có tài lực trả nợ cho NH thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đứng ra thực hiện nghĩa vụ chi trả thay.

- NH trực tiếp mua bảo hiểm từ các công ty bảo hiểm chuyên nghiệp và trong trường hợp vốn tín dụng mà NH bỏ ra bị mất, NH sẽ được chi trả một số tiền bù đắp vào khoản tiền đã bị mất đó.

- Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay.

Tuy nhiên, các loại bảo hiểm tín dụng chưa phổ biến ở Việt Nam hiện nay, do ngay từ đầu người mua phải đóng trước một khoản tirfn để được mua bảo hiểm nhưng tâm lý chung của người Việt Nam thường chỉ quan tâm đến cái lợi trước mắt hơn là suy xét về dài lâu. Do vậy, rủi ro ln ln tàng ẩn và có thể xảy tới bất cứ lúc nào.

3.2.7. Tăng cường kiểm tra, giám sát RRTD

Việc theo dõi khoản vay, thực hiện kiểm tra và xử lí RRTD được xem là một cơ chế trong hoạt động giám sát tín dụng, nhằm hạn chế RRTD có liên quan đến đạo đức (tâm lí trây ỳ, ỷ lại,.) của KH. Nội dung căn bản của công tác kiểm tra, đánh giá các loại hình tín dụng bao gồm:

- Thiết lập chương trình hành động cụ thể cho cơng tác kiểm tra, giám sát RRTD

như: lên kế hoạch chi tiết đối với từng lần trả nợ của KH, đảm bảo KH không chậm trễ trong kế hoạch trả nợ, kiểm tra chất lượng của TSBĐ, kiểm tra tính đầy đủ và thỏa đáng của hợp đồng tín dụng, đánh giá các tình trạng tài chính, những đổi khác về mọi mặt của người sử dụng vốn, đánh giá xem khoản cấp tín dụng có tn thủ đúng chính sách cho

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

vay của NH và các quy phạm do cơ quan pháp lí đề ra.

- Kiểm tra liên tục những khoản nợ với số tiền lớn, thời hạn dài vì khi xảy ra RRTD đối với những món nợ này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình tài chính của NH.

- Tăng cường kiểm tín dụng khi nền kinh tế có báo hiệu đình trệ, hoặc những ngành nghề được NH ưu tiên cấp tín dụng đang có vấn đề. Những tác động trên đều có thể mang đến RRTD đối với NH.

Bên cạnh kiểm tra tín dụng, NH có thể dùng hệ thống giám sát khác như HTTT tín dụng, thông tin trên TTCK, thông tin từ các bạn hàng, các đối thủ hoặc các ban ngành quản lí Nhà nước như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở công thương, Cơ quan thuế...

3.2.8. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng CNTT

Mỗi NHTM trong hoạt động kinh doanh của mình đều lấy CNTT làm nịng cốt trên cơ sở cơng nghệ hóa, hiện đại hóa ứng dụng vào các nghiệp vụ và cơng tác quản trị. Xu hướng phát triển mạnh mẽ của CNTT đã mang đến những cơ hội mới cho NH nhưng cũng đưa ra những thử thách lớn cần phải vượt qua cho các nhà quản trị hiện nay: Cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị hiện đại và ứng dụng CNTT vào việc phát triển NH số. Chiếm trọn niềm tin từ KH cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ là điều vơ cùng quan trọng giúp “níu chân” KH ở lại với NH. Đây cũng là giải pháp thông minh giúp các NH trụ vững và đạt được kết quả rực rỡ trong thị trường cạnh tranh dữ dội ngày nay.

Để bắt kịp xu thế hiện nay, PVcombank Hà Nội cần tiến hành các giải pháp như:

- Liên tục đẩy nhanh phát triển ứng dụng CNTT vào dịch vụ NH hiện đại như các ứng dụng thanh toán điện tử (PV-Mobile Banking, PV-Online Banking, PV-mPOS.) cùng những dịch vụ thẻ thanh toán khác. Đây là hướng đi đúng đắn để nâng tầm giá trị, khả năng thích ứng và đổi mới sản phẩm, dịch vụ NH trên nền tảng công nghệ hiện đại. - Ứng dụng công nghệ mới bằng việc tích hợp, phát triển phần mềm, thiết kế hệ

thống, phát triển quy trình và đặc biệt là thay đổi nhận thức của KH về dịch vụ KH truyền

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

thống là nỗ lực mà NH đang hướng tới. Đích đến của việc làm này là đem lại những trải nghiệm mới về công nghệ hiện đại, đáp ứng sự tiện dụng đồng thời cam kết tính bảo mật để KH yên tâm khi tin dùng sản phẩm dịch vụ của NH trong thời đại của công nghệ số hiện nay.

- Tiếp tục nghiên cứu tạo ra nhiều ứng dụng mới đáp ứng nhu cầu đa dạng của KH cũng như nâng cao giá trị lợi nhuận cho chi nhánh đến từ việc KH thường xuyên sử dụng các sản phẩm dịch vụ thông minh trong hoạt động của NH số.

- Để tạo nền tảng cho phát triển NH số, chi nhánh phải xây dựng được bộ máy tổ chức và cách thức quản lí phù hợp, từ đó cho ra kế hoạch cụ thể về truyền thơng, quản lí rủi ro an ninh mạng, phân loại KH để dễ quản lí

3.2.9. Giải pháp về xử lý nợ xấu, trích lập đủ dự phòng RRTD, đảm bảo an toàn hệ thống

Việc phân tích đánh giá khả năng thu hồi và giao phó kế hoạch thu hồi nợ cho CBTD phải là công việc thường xuyên, liên tục. Để làm tốt hơn vấn đề này, cần tập trung vào một số nội dung như:

- Xây dựng đề án thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR trong toàn PVcombank Hà Nội theo năm, chia ra các quý; chuyển chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR đến các phịng, ban cụ thể của chi nhánh. Đây là tiêu chí bắt buộc để xem xét năng lực kinh doanh và cũng là tiền đề quyết định lương kinh doanh với mỗi đối tượng có liên quan.

- Thành lập ban chỉ đạo riêng có trách nhiệm chuyên thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR để dẫn dắt các phòng trực thuộc phân tích nợ xấu, nợ đã XLRR và kịp thời giải quyết vướng mắc của các phòng ban.

- Đề nghị với Tòa án và các cơ quan thi hành pháp luật có liên quan phối hợp “đòi lại” các khoản nợ chưa thu về được, nợ khó địi đến từ việc cố tình lừa đảo, trây ỳ (nếu cần thiết tiến hành khởi kiện)....

- Có hướng dẫn thu hồi nợ xấu, thực hiện tập huấn tới từng CBTD quy định cụ thể

Học viện Ngân hàng Khóa luận tốt nghiệp

về quy trình, biện pháp và cách thức xử lý nợ xấu, các yêu cầu áp dụng đối với từng biện

pháp.

3.2.10. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện công tác quản trị RRTD

Chất lượng nguồn nhân lực là cũng là 1 trong những vấn đề được các NH rất chú trọng, nó quyết định sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Chất lượng nguồn nhân lực bao gồm cả năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thực hiện công tác quản trị RRTD phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp:

(1) Chi nhánh cần tiến hành tăng cường đào tạo, tân tiến đội ngũ lãnh đạo.

Những yếu tố liên quan đến con người, công nghệ, việc chia tách trách nhiệm, quyền hạn đòi hỏi bộ phận quản trị phải sắc nhạy, có tư duy cải tiến khi tác nghiệp. Đặc biệt liên quan đến quản trị RRTD, yếu tố đạo đức nghề nghiệp và sự tín nhiệm của mọi người xung quanh được coi là nền tảng dẫn đến mọi kết quả trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Việc đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo sẽ góp phần tăng cường những yếu tố này.

(2) Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ CBTD trên nền tảng xây dựng được tiêu chuẩn cụ thể như: có trình độ ngoại ngữ, tin học để giúp cho việc đọc hiểu tài liệu

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP đại chúng việt nam chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 651 (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w