Mơ hình định giá lại:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng công cụ tài chính phái sinh tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBANK khoá luận tốt nghiệp 600 (Trang 26 - 28)

PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU

a) Mơ hình định giá lại:

Mục đích: đo lường mức độ biến động của thu nhập lãi ròng của ngân hàng trước sự biến động của lãi suất thị trường.

Nội dung: phân tích các luồng tiền dựa trên nguyên tắc giá trị kế toán nhằm xác định chênh lệch giữa tiền lãi thu được từ Tài sản và lãi phải thanh toán cho Nợ sau 1 thời gian nhất định.

Bước 1: Phân loại Tài sản và Nợ nhạy cảm với lãi suất:

Tài sản và Nợ của ngân hàng có thể được phân chia thành các nhóm tài sản nhạy cảm với lãi suất theo các mức kỳ hạn, tính trên cơ sở thời hạn còn lại của tài sản. Cơ sở của việc phân loại là dựa vào mức độ biến động của thu nhập lãi (với Tài sản) và chi phí lãi (với Nợ) khi lãi suất thị trường thay đổi. Tài sản nhạy cảm với lãi suất thường là những tài sản mà ngân hàng phải định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như các khoản cho vay theo lãi suất thả nổi, chứng khoán sắp đáo hạn,... Nợ nhạy cảm với lãi suất là những nguồn vốn cần phải được định giá lại khi lãi suất thị trường thay đổi, như những khoản tiền gửi với lãi suất thả nổi, các khoản tiền gửi sắp đến hạn trả, các khoản tiền gửi đến kỳ điều chỉnh lãi, những khoản vay mượn trên

thị trường tiền tệ,.

Bước 2: Xác định:

GAP = RSA - RSL

GAP: khe hở nhạy cảm lãi suất. RSA: Tài sản nhạy cảm với lãi suất.

RSL: Nợ nhạy cảm với lãi suất

Sự thay đổi thu nhập ròng từ lãi suất:

ANII = GAP × AI

ANII: Sự thay đổi thu nhập lãi ròng. AI: Sự thay đổi của lãi suất thị trường.

Kết luận:

Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất dương (GAP > 0) sẽ gặp RRLS khi lãi

suất giảm. Khi lãi suất giảm làm thu nhập lãi từ Tài sản và chi phí lãi từ Nợ đều giảm,

nhưng thu nhập lãi giảm nhiều hơn chi phí lãi nên thu nhập lãi rịng giảm và ngân hàng bị tổn thất.

Ngân hàng có khe hở nhạy cảm lãi suất âm (GAP < 0) sẽ gặp RRLS khi lãi suất tăng. Vì khi lãi suất tăng làm thu nhập lãi từ Tài sản và chi phí lãi từ Nợ đều tăng

nhưng chi phí lãi tăng nhanh hơn nên thu nhập lãi ròng giảm và ngân hàng bị tổn thất.

Khi khe hở GAP = 0, ngân hàng được coi là khơng gặp RRLS, vì thu nhập lãi từ Tài sản và chi phí lãi từ Nợ sẽ thay đổi theo cùng một tỷ lệ.

Ưu nhược điểm của mơ hình định giá lại: Mơ hình có ưu điểm là đơn giản,

trực quan và dễ dàng xác định thay đổi của thu nhập lãi ròng nhưng vẫn còn những nhược điểm sau:

Thứ nhất: Việc phân loại các khoản mục nhạy cảm với lãi suất khơng mang

độ chính xác tuyệt đối. Ví dụ đối với các khoản mục khơng có kỳ hạn định trước, khơng trả lãi hoặc trả lãi rất thấp, ngân hàng thường xếp nó vào các tài sản khơng nhạy cảm với lãi suất. Tuy nhiên các khoản mục đó thực ra vẫn nhạy cảm với lãi suất

vì khi lãi suất thị trường tăng, khách hàng có xu hướng rút tiền từ những tài khoản khơng hưởng lãi (do chi phí cơ hội của việc duy trì những tài khoản này trở nên cao hơn).

Thứ hai: Mới chỉ đo lường được rủi ro thu nhập của ngân hàng. Vì khi lãi

suất

thay đổi khơng chỉ ảnh hưởng đến thu nhập lãi mà còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của Tài sản và Nợ. Mơ hình định giá lại chỉ dựa trên giá trị ghi sổ mà không đề cập đến giá trị thị trường của tài sản nên nó chỉ phản ánh được một phần rủi ro lãi suất của ngân hàng.

Thứ ba: Về kỳ hạn định giá tích lũy: Việc phân nhóm tài sản theo một khung

kỳ hạn nhất định đã phản ánh sai lệch thông tin về cơ cấu các Tài sản và Nợ trong cùng một nhóm.

Thứ tư: Vấn đề tài sản đến hạn: theo mơ hình định giá lại, các khoản tín dụng

dài hạn khơng nhạy cảm với lãi suất. Nhưng thực tế, các khoản cho vay này thường được hoàn trả theo định kỳ (tháng, quý) và ngân hàng thường xuyên sử dụng những khoản này để cho vay mới theo lãi suất hiện hành. Như vậy các khoản tín dụng dài hạn này thuộc loại Tài sản nhạy cảm với lãi suất.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng công cụ tài chính phái sinh tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBANK khoá luận tốt nghiệp 600 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w