Kết quả đạt được:

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng công cụ tài chính phái sinh tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBANK khoá luận tốt nghiệp 600 (Trang 67 - 68)

PHẦN I : LỜI MỞ ĐẦU

e) Biến động lãi suấtthị trườngnăm 2018:

3.3.1. Kết quả đạt được:

Thứ nhất, VPBank đã nhận thức được các nguy cơ về RRLS tiềm ẩn trong giai đoạn này: Chúng ta có thể thấy rõ điều này thông qua sự biến động tỷ lệ GAP/A

trong suốt giai đoạn. Tuy là một ngân hàng có khẩu vị rủi ro cao, ln muốn duy trì GAP < 0 để gia tăng lợi nhuận nhưng vẫn ln có cơng tác dự báo lãi suất tốt để chủ động thay đổi GAP theo biến động lãi suất thị trường: Năm 2014 và 2015, lãi suất thị trường có xu hướng giảm nhẹ nên VPBank đã chủ động duy trì GAP < 0 và tỷ lệ

GAP/A khá cao giúp VPBank thu được lợi nhuận lớn từ việc này. Sang đến năm 2016, lãi suất thị trường có xu hướng tăng nhẹ ở các kì hạn dài và ít biến động ở các kì hạn ngắn nên VPBank đã chủ động giảm tỷ lệ GAP/A xuống vì trong tình trạng này, việc để GAP < 0 quá nhiều cũng khơng có tác dụng cả. Đặc biệt, khi lãi suất năm 2017 vừa tăng vừa giảm, để an toàn, VPBank đã điều chỉnh cho GAP/A về rất gần 0 để gần như khơng gánh chịu rủi ro gì cả. Điều này giúp cho ROE của VPBank duy trì khá ổn định. Tuy lãi suất thị trường năm 2018 có xu hướng tăng nhẹ nhưng việc GAP < 0 không quá nhiều cũng không ảnh hưởng mấy đến lợi nhuận của VPBank.

Thứ hai, VPBank đã và đang xây dựng khung quản trị rủi ro đạt các tiêu chuẩn quốc tế nhằm mục đích giảm thiểu hóa tối đa các ảnh hưởng khi rủi ro xảy ra:

Việc Ủy ban ALCO được thành lập nhằm mục đích giám sát và quản lý các rủi ro có thể xảy ra đối với các khoản mục Tài sản và Nợ trên Bảng cân đối của ngân hàng đã cho thấy sự chú trọng trong việc xây dựng khung kiểm soát nội bộ của VPBank. Ngoài ra, sự kiện VPBank chính thức được NHNN công nhận áp dụng tiêu chuẩn Basel II vào ngày 17/04/2019 vừa qua đã chứng minh được năng lực quản trị rủi ro của VPBank.

Thứ ba, các biện pháp nội bảng đã được chú trọng triển khai để phòng ngừa RRLS: Từ các số liệu tổng hợp được từ Báo cáo tài chính của VPBank, ta thấy được

ngân hàng này đã dự báo biến động của lãi suất rất tốt và chủ động duy trì các khoản mục nội bảng sao cho phù hợp với những biến động đó để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro nhất có thể.

Một phần của tài liệu Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng công cụ tài chính phái sinh tại NHTMCP việt nam thịnh vượng VPBANK khoá luận tốt nghiệp 600 (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w