Giai đoạn 2006 2010

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của các NHTM việt nam 574 (Trang 32 - 33)

6. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Giai đoạn 2006 2010

Giai đoạn 2006 - 2010 là giai đoạn bùng nổ của NHTM với nhiều sự thay đổi mạnh mẽ. Trào lưu chuyển đổi từ NHTMCP nông thôn lên NHTMCP đô thị đã diễn ra một cách mạnh mẽ. Dựa theo Quyết định 1557/QĐ - NHNN do Thống đốc NHNN

phê duyệt đề án cơ cấu lại NHTMCP nơng thơn nhằm mục đích củng cố và tăng khả năng cạnh tranh của các ngân hàng này trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và phát triển. Tuy nhiên quá trình chuyển đổi vội vã này đã kéo theo sự gia tăng quy mô tài sản, các hoạt động lĩnh vực kinh doanh được mở rộng trong khi trình độ quản trị chưa

xây dựng và phát triển một cách tương ứng.

Ngày 01/4/2007 các ngân hàng có 100% vốn nước ngồi đã được phép thành lập tại Việt Nam (theo cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới WHO). Vào năm

2008 có 5 ngân hàng có 100% vốn nước ngồi thành lập đó là: Standard Chartered, Hong Leong, Shinhan, HSBC, ANZ. Việc nhiều ngân hàng này tham gia vào thị

thế giới thì các NHTM Việt Nam rơi vào tình cảnh khó khăn khi nợ xấu có xu hướng gia tăng, chất lượng tín dụng khơng đảm bảo.

Vào đầu năm 2008, thanh khoản của hệ thống ngân hàng báo động khi tỷ lệ tín dụng trên vốn huy động vượt qua mức 100%, ngay sau đó vào tháng 2/2008 cả lãi

suất cho vay và huy động đều tăng cao. Hệ quả lãi suất trên thị trường liên ngân hàng

được đẩy lên rất cao. Tình trạng các ngân hàng huy động vốn với thời hạn rất ngắn với lãi suất cao xuất hiện. Kỳ hạn huy động từ 2 - 6 ngày với lãi suất 0,45% - 0.65%/tháng dẫn đến hậu quả là lãi suất huy động kỳ hạn 6 tháng tăng lên đến mức 10,5%/năm. Cụ thể, trước tháng 2 năm 2008 lãi suất dao động từ 12,3% - 12,7%/năm

thì đến tháng 7 con số này đã tăng lên 13,8%/ năm. Nguyên nhân của khó khăn thanh

khoản 2008 một phần do trước những năm 2007 các ngân hàng trong trạng thái dư thừa thanh khoản, chính sách nới lỏng tín dụng NHNN từ năm 2003 đến 2007 đã đẩy

mức dư nợ của các ngân hàng lên quá cao. Để hạ nhiệt thanh khoản cho các NHTM, NHNN đã liên tục phải điều tiết lượng tiền qua thị trường mở và tái cấp vốn.

Trong giai đoạn này, NHNN đã hoàn thiện các quy định pháp lý để đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng. Các quy định về đảm bảo an toàn thanh khoản đã được chỉnh sửa bổ sung để phù hợp với điều kiện của các ngân hàng Việt Nam tiến dần đến việc các thông lệ quốc tế. Theo thông tư 15/2009/TT-NHNN “Quy định về tỷ lệ tối đa các nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn đối với

TCTD”. Thông tư 13/2010/TT-NHNN “Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của các TCTD”, trong đó quy định về tỷ lệ an tồn vốn, tỷ lệ cấp tín dụng so với vốn huy động.

Một phần của tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của các NHTM việt nam 574 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w