Cộng hoà Indonesia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

1 Việt Nam đã được hưởng MFN của Hoa Kỳ từ ngày 0/2/200, ngày Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực.

1.3.1. Cộng hoà Indonesia

Indonesia là một thành viên của Asean, đồng thời là một quốc gia lớn có vị trí hàng đầu ở khu vực Đơng Nam Á về mặt vị trí chiến lược, tài nguyên thiên và dân số. Tuy nhiên, con đường phát triển của Indonesia đã phải trải qua nhiều khó khăn để tìm kiếm hướng đi phù hợp với điều kiện cụ thể của mình và xu hướng của nền kinh tế thế giới.

Từ năm 1965 đến nay, Indonesia thực hành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo cơ chế thị trường có điều tiết. Trong thời kỳ này Indonesia đã thực hiện phát triển nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Gắn liền với sự thay đổi cơ cơ chế quản lý kinh tế là quá trình chuyển đổi từ chiến lược thay thế nhập khẩu, đóng cửa sang chiến lược hướng về xuất khẩu, mở cửa ra thế giới. Để khôi phục kinh tế, hàng loạt các giải pháp đã được thực hiện: ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, cải cách hệ thống tài chính tiền tệ, cơng bố luật đầu tư nước ngồi và tìm nguồn cung cấp vốn vay. Trong một thời gian dài kinh tế Indonesia tăng trưởng nhanh, hình thành được những ngành cơng nghiệp mũi nhọn: dầu khí, khai thác gỗ, khống sản, máy nơng cụ và chế biến nông sản,…tốc độ xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 9,3%/năm.

Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất xuất khẩu những mặt hàng truyền thống, Indonesia còn chú ý tới các ngành khác như điện tử, ô tơ, hố chất xe máy để xuất khẩu. Hiện nay mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Indonesia vẫn là dầu, các sản phẩm dầu, gỗ dán, cao su, cà phê. Thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản 28%, Hoa Kỳ 15%, NIC 20%, EU 10% còn lại là các nước Châu Á khác [24,71].

Để thúc đẩy kinh tế và thương mại phát triển, Chính phủ thực hiện cải cách hệ thống thuế, áp dụng thuế giá trị gia tăng (VAT), mở rộng thị trường vốn nhằm mở rộng quan hệ hàng hoá tiền tệ trong sản xuất và lưu thơng. Ngày

06/05/1986 Chính phủ Indonesia cơng bố quy định mới về mậu dịch và đầu tư. Trong đó, quy định: Một là, những nhà sản xuất xuất khẩu nào sản xuất ít nhất 85% sản lượng của họ thì được miễn mọi loại thuế khi nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất. Hai là, một hệ thống giảm thuế sẽ được áp dụng cho các nhà sản xuất xuất khẩu dưới 85% sản lượng. Họ cũng được quyền nhập khẩu những hàng hoá theo giới hạn nhập khẩu nếu những người cung ứng trong nước không đáp ứng được giá nguyên liệu nhập khẩu…

Tổ chức lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển. Năm 1986 Chính phủ Indonesia đã cắt giảm 1/3 bộ máy gián tiếp, cho phá sản hoặc sát nhập, tư nhân hoá 30% số doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ. Đồng thời với chương trình cải tổ khu vực doanh nghiệp Nhà nước, Indonesia mở rộng chính sách tư nhân hố. Từ 1993 đến nay, Nhà nước cho phép tư nhân hoạt động kinh doanh ở nhiều ngành kinh tế kể cả ở những lĩnh vực như ngân hàng, tín dụng, những ngành cơng nghiệp then chốt như sắt thép, hố chất, phân bón. Ngồi ra Chính phủ cịn tạo điều kiện thuận lợi về vốn, tín dụng, ưu đãi thuế để khuyến khích và thu hút vốn đầu tư của tư nhân trong và ngồi nước. Hiện nay, rất nhiều cơng ty cổ phần hoặc các tổ hợp lớn như tổ hợp thép Krakatau, Tổ hợp Lippo thuộc về tư nhân. Chúng khơng những chiếm vị trí chủ chốt trong các ngành kinh tế quan trọng trong nước mà cịn trở thành các cơng ty xuyên quốc gia, tham gia đầu tư và kinh doanh trên thị trường quốc tế.

Đa phương hoá và đa dạng hố hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong quan hệ ngoại thương Indonesia khơng chỉ bó hẹp hợp tác với Nhật bản, Hoa Kỳ mà đã mở rộng sang các thị trường Trung Đông, Nam Mỹ đặc biệt chú ý thị trường trong khối Asean, Trung Quốc và Đông Dương.Trong quan hệ với các nước Indonesia khơng chỉ sử dụng các hình thức bn bán mậu dịch thơng

thường, gọi vốn đầu tư hoặc vay nợ mà còn mở rộng liên doanh liên kết với các nước có chế độ chính trị, kinh tế khác nhau.

Nền kinh tế Indonesia phục hồi và phát triển vững chắc trên cơ sở đẩy mạnh xuất khẩu và đầu tư cố định. Indonesia được xếp là một trong những đối tác quan trọng trên thị trường khụ vực và thế giới. Tuy vậy, khi tập trung phát triển mạnh khu vực xây dựng và chế tạo cho xuất khẩu, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp của Indonesia lại suy giảm.

1.3.2. Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực với Việt Nam và thành viên của ASEAN, có diện tích tự nhiên: 513.000km2, năm 1998 dân số: 61 triệu người, GDP/người: 2.200USD, tổng GDP: 154 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu: 54,5 tỷ USD.

Cách đây 30 năm, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng hiện nay là một nước phát triển trong khu vực. Sự phát triển vượt bậc đó, nhờ vào chính sách đổi mới của Thái Lan, với quan điểm nông nghiệp, nông thôn là xương sống của đất nước. Trong kế hoạch năm năm (1977 – 1981), Chính phủ Thái Lan đã khuyến khích chiến lược cơng nghiệp hố nơng nghiệp, nơng thơn; thực hiện chủ trương đa dạng hoá nền kinh tế hướng vào sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Do vậy, tiềm năng trong nông nghiệp được khai thác và phát huy có hiệu quả cao, sản xuất phát triển nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn của những năm đầu thập niên 80. Thái Lan đã là một nước xuất khẩu gạo, sắn, cao su, mía đường thuộc vào những nước hàng đầu thế giới.

Từ giữa những năm 80 ngành xuất khẩu của Thái Lan bắt đầu bùng nổ, từ năm 1990 tốc độ xuất khẩu tăng bình quân hàng năm đạt 20% – 25%. Từ chỗ công nghiệp chỉ chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu vào năm 1996 đã lên tới 80

– 85% vào năm 2000. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt, tôm tươi, tôm đông lạnh, gạo, bột, cao su. Thị trường xuất khẩu chủ yếu gồm: Hoa Kỳ 22%, Nhật Bản 17%, EU 12%, Asean 20% và gần 20% còn lại xuất khẩu sang các nước Châu Á khác. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Thái Lan chủ yếu là máy móc thiết bị và hố chất. Sự bùng nổ xuất khẩu của Thái Lan đã đưa lại cho quốc gia này một nguồn ngoại tệ khổng lồ (60 tỷ USD trong năm 2000) [24, 81].

Để đẩy mạnh xuất khẩu, Thái Lan đã nổ lực thực hiện các vấn đề:

- Khi lực chọn chiến lược hướng về xuất khẩu, Thái Lan đẫ đề ra các biện pháp nhằm đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu và trên cơ sở đó thực hiện mục tiêu phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, chủ đạo, đồng thời xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm làm đòn bẩy cho việc thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế. Để lựa chọn những ngành kinh tế, những mặt hàng xuất khẩu chính, Thái Lan đã căn cứ vào đặc điểm kinh tế, tự nhiên, xã hội cụ thể của mình, tận dụng tối đa lợi thế về tài nguyên nhân lực thích ứng cao nhất với các nhu cầu về phân công lao động quốc tế, nhằm xây dựng một cơ cấu hiệu quả trong cả ba khu vực kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Cho đến nay, Thái Lan đã xây dựng được một cơ cấu hàng xuất khẩu hết sức đa dạng, vừa tận dụng được lợi thế về tài nguyên thiên nhiên vừa thâm nhập vào những khoảng trống trong phân công lao động quốc tế.

- Thái Lan đã thành công lớn trong việc phát triển một số ngành cơng nghiệp mới địi hỏi nhiều kỹ thuật, nhờ xu hướng gia tăng mạnh mẽ việc chuyển giao từ các nước tư bản và NIEs thế hệ thứ nhất sang các nước có mức phát triển thấp hơn trong khu vực. Điển hình là các ngành cơng nghiệp điện tử và điện dân dụng, sản xuất linh kiện và máy điều hoá nhiệt độ. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm điện tử và điện dân dụng đạt trên 420,85 tỷ Bath vào năm 2001. Sản phẩm linh

kiện và máy điều hoà nhiệt độ là sản phẩm xuất khẩu mới nhưng cũng đạt được bước nhảy vọt doanh số xuất khẩu là trên 32 tỷ Bath năm 2001 [24, 82].

- Khuyến khích nơng dân vừa đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu vừa nâng cao giá trị nông sản và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trong chiến lược xuất khẩu nông sản, một thành công đáng kể là Thái Lan đã chủ động phát triển công nghệ chế biến, bảo quản sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, vì thế mà nơng sản của Thái Lan có sức cạnh tranh cao và khá ổn định.

Trải qua nhiều thách thức trong sự biến động của kinh tế thế giới, Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, thể hiện qua sự thay đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu hàng xuất khẩu. Thái Lan từ một nước sản xuất xuất khẩu các sản phẩm thô, nay đã trở thành một nước xuất khẩu các sản phẩm chế tạo chủ yếu trong khu vực.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w