Hàn Quốc và Đài Loan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

1 Việt Nam đã được hưởng MFN của Hoa Kỳ từ ngày 0/2/200, ngày Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ chính thức có hiệu lực.

1.3.4. Hàn Quốc và Đài Loan

Hàn Quốc và Đài Loan là một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ năm 1998.

Hàn Quốc xuất khẩu vào thị trường này với tổng kim ngạch: 49 tỷ USD, chiếm 5,36%. Đài Loan có kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 48 tỷ USD, chiếm 5,26% (Nguồn: Department Commerce, Bureau of Economic Analysis USA)

Để đẩy mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Đài Loan có chung một kinh nghiệm là tận dụng Kiều dân sống ở Mỹ.

Hàn Quốc thực hiện một biện pháp quan trọng là cải tiến mẫu mã, mặt hàng thường xuyên để chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ.

Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì vậy cần đặc biệt coi trọng kinh nghiệm của các quốc gia đi trước nhằm rút ngắn quá trình phát triển của mình và tránh khỏi những thất bại mà các quốc gia đó đã trải qua. Kinh nghiệm của các nước Châu Á đặc biệt là các nước Asean có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi vì hầu hết các nước này đều có xuất phát điểm tương tự như ở Việt Nam thời kỳ đầu của tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hố, hồn cảnh tự nhiên. Nghiên cứu kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu của các nước trong Asean và một số nước Châu Á khác, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm:

Một là: cần phải tìm hiểu và tham gia một cách tích cực vào các định chế

hoạt động thị trường thế giới, hội nhập nền kinh tế dân tộc với kinh tế thế giới để có thể tranh thủ các điều kiện quốc tế, mở rộng thị trường. Các nước trong khu vực hầu hết đã tham gia vào các định chế này và họ đã tranh thủ được các điều kiện, các ưu đãi hỗ trợ cho việc thu hút vốn, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Hai là: Tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất trong nước.

Một nền kinh tế hướng vào xuất khẩu đòi hỏi hàng hố phải có sức cạnh tranh cao. Muốn thực hiện được như vậy phải khai thác tốt các nhân tố làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá sản xuất ở trong nước. Các nhân tố quyết định khả năng cạnh tranh của hàng hố đó là: khả năng về cơng nghệ, khả năng thâm nhập vào các thị trường lớn, hiệu quả giữa chi phí sản xuất và giá thị trường tại nước nhập khẩu, khả năng phát triển của hàng hố đó trên thị trường thế giới để đầu tư phát triển sản xuất trong nước.

Từ những thực tế đó, nhằm đổi mới cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu, các nước đã tập trung đầu tư vào các ngành hàng nhằm tạo ra những sản phẩm mới trên cơ sở nhu cầu thị trường thế giới; những sản phẩm với hàm lượng công nghệ cao và chứa đựng nhiều giá trị gia tăng; tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước.

Ba là: xác định được hướng phát triển hợp lý và các chính sách hỗ trợ để

thực hiện định hướng đó. Trên thực tế, các nước NICs đã gặt hái được thành công nhờ vào việc thực hiện chiến lược chuyển từ xuất khẩu nguyên liệu sang xuất khẩu các sản phẩm chế biến. Lúc đầu là sản phẩm có hàm lượng lao động cao ở nơi có lao động rẻ, sau khi lao động tăng giá, các nước này chuyển sang sản xuất

xuất khẩu các sản phẩm với công nghệ tiên tiến và hàm lượng khoa học cao và sử dụng ít lao động. Đối với các nước Asean vào những năm 60 đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp may mặc, sản xuất các nông sản nhiệt đới, đến những năm 70 các nước này chuyển dần sang sản xuất các sản phẩm điện tử, ô tô, công nghệ tin học và các sản phẩm này đã cạnh tranh được trên thị trường thế giới, xâm nhập được vào các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. Về cơ cấu xuất khẩu của các nước Đông Á cho thấy thời kỳ đầu các nước này xuất khẩu hàng thô, nguyên liệu, thực phẩm và nhập khẩu hàng công nghiệp, tư liệu sản xuất, cơng nghệ hiện đại sau đó chuyển dần sang xuất khẩu hàng chế biến.

Bốn là, đối với Việt Nam từ vụ kiện bán phá giá cá da trơn vào Hoa Kỳ, có

thể rút ra bài học kinh nghiệm là: phải nghiên cứu kỹ thị trường nhập khẩu hàng hóa của mình; chủ động đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; thiết lập mạng lưới phân phối, thiết lập các hiệp hội nhành hàng và có sự tư vấn của luật sư giỏi.

Kết luận Chƣơng 1

Xuất khẩu là một mặt hoạt động quan trọng của ngoại thương, nó có vai trị thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho xã hội…

Xuất khẩu là hình thức đơn giản nhất và trực tiếp nhất của sự thâm nhập vào thị trường nào đó. Thị trường Hoa Kỳ là thị trường giàu tiềm năng, sức mua lớn, có tính “thực dụng”, song lại rất khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa cũng như về bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng. Tuy vậy, Việt Nam vẫn có thể đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này, đặc biệt là sau khi ký Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ và nhất là những hàng hóa chế tạo (may mặc, điện tử,…), thủy sản và một số nơng sản.

Hiện đang có hàng trăm quốc gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Họ có nhiều kinh nghiệm, nhất là các nước như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,…mà Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng. Bản thân Việt Nam, qua xuất khẩu hàng cá da trơn vào thị trường Hoa Kỳ cũng đã rút ra được nhiều bài học thiết thực.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạt động xuất khẩu của việt nam sang thị trường hoa kỳ thực trạng và giải pháp (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(122 trang)
w