6 Thống kê này dựa trên các số liệu nhập khẩu từ cơ quan hải quan Mỹ
3.2.1. Nhóm giải pháp ở tầm vĩ mô
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin nêu ra một số giải pháp cụ thể như sau:
Một là, cải thiện, hồn thiện mơi trường đầu tư và có chính sách phù hợp
để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tích cực.
Cơ cấu xuất khẩu được coi là chuyển dịch theo hướng tích cực khi có sự xuất hiện mặt hàng xuất khẩu mới, hàm lượng cộng nghệ, chất xám cao, giá trị gia tăng của những mặt hàng đã được cải thiện, tỷ trọng hàng xuất khẩu chế tạo, chế biến được nâng cao. Do đó:
- Thi hành triệt để và nhất quán nguyên tắc hàng sản xuất xuất khẩu phải được ưu tiên hàng đầu, hình thức ưu đãi cao nhất phải được dành cho hàng xuất khẩu. Đây là biện pháp có ý nghĩa rất quan trọng bởi sản xuất xuất khẩu đã được đưa lên vị trí ưu tiên và được coi là động lực chính thúc đẩy sự phát triển tồn bộ nền kinh tế.
- Chính sách khuyến khích đầu tư cần được xây dựng dựa trên định hướng xây dựng ngành hàng chủ lực và chuyển đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhanh tỷ trọng hàng đã qua chế biến. Do đó, khơng nên đầu tư dàn trải, vì việc đầu tư dàn đều sẽ gây nên những điểm bất lợi như: Không xác định rõ được định hướng xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Thiếu tính thực tiễn vì ngân sách khơng đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu ưu đãi trên diện rộng; Không tạo được định hướng vĩ mô đúng đắn cho sự dịch chuyển của các yếu tố đầu vào (vốn, đất đai và sức lao động vẫn tiếp tục dồn vào những lĩnh vực kém hiệu quả hoặc khơng có hiệu quả dẫn đến lãng phí nguồn lực); Nếu tăng được xuất khẩu thì
cũng trên phương diện số lượng khơng làm thay đổi về chất do không đầu tư đổi mới công nghệ.
- Tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngồi, đa dạng hố nguồn vốn cũng như tăng cường vốn đầu tư cho khu vực sản xuất hàng xuất khẩu: Môi trường đầu tư chưa hấp dẫn, thiếu yếu tố thuận lợi đã gây trở ngại cho các công ty nước ngồi nói chung và các cơng ty Hoa Kỳ nói riêng đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, các cơng ty Hoa Kỳ có rất nhiều khả năng đầu tư vào Việt Nam mà các đối tác khác khơng có được.
Đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam cũng có chiều hướng tăng lên rừ rệt. Tuy vậy, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ vào Việt Nam là không đáng kể so với số vốn mà Hoa Kỳ đầu tư ra nước ngoài, điều này sẽ dẫn đến một số vấn đề sau:
Hạn chế số lượng các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này vì các nhà đầu tư Hoa Kỳ là những người hiểu biết, nắm bắt được thị trường của nước họ rất kỹ;
Làm giảm việc tiếp cận những dây chuyền công nghệ hiện đại cũng như nhập khẩu các ngun vật liệu cần thiết từ biên ngồi vì vậy nó cũng sẽ làm giảm lượng nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam;
Làm giảm khả năng của nền kinh tế do khơng có điều kiện vận dụng cơng nghệ sản xuất và trình độ quản lý hiện đại của Hoa Kỳ sẽ phần nào làm giảm tính cạnh tranh của hàng hố Việt Nam trên thị trường quốc tế, tức là gián tiếp hạn chế xuất khẩu hàng hố Việt Nam ra thị trường nước ngồi.
Xác định lại một số mặt hàng trong cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu để tập trung khuyến khích đầu tư. Chú trọng đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Các chính sách ưu đãi dành cho sản xuất kinh
doanh xuất khẩu phải được minh bạch, rõ ràng và bình đẳng cho tất cả các nhà đầu tư và phổ biến rộng rãi tới các nhà đầu tư tiềm năng.
Hai là, đảm bảo quyền bình đẳng của các chủ thể tham gia hoạt động xuất
nhập khẩu:
Việc đa dạng hoá chủ thể hoạt động xuất nhập khẩu đã được giải quyết khá triệt để tại Nghị định 57/CP ngày 31/07/1998 của Chính phủ. Tuy nhiên, để phát huy toàn diện tác dụng của Nghị định này trong thực tiễn thì việc đảm bảo mơi trường bình đẳng cho tất cả các chủ thể tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu là rất cần thiết.
Các thành phần kinh tế ngồi quốc doanh trên thực tế đã có những sự đóng góp to lớn cho hoạt động xuất khẩu nói riêng và cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, họ cần được đối xử bình đẳng với thành phần kinh tế quốc doanh. Trước hết là bình đẳng hồn tồn trong việc tiếp cận các yếu tố đầu vào (vốn tín dụng, đất đai, lao động), kế tiếp là sự bình đẳng trong hỗ trợ đầu tư, hỗ trợ kinh doanh từ phía Nhà nước.
Kinh tế Nhà nước có thể rút dần ra khỏi những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày dép theo hướng đẩy mạnh cổ phần hố đi đơi với việc tăng nhanh tỷ trọng của cổ phần hố ngồi quốc doanh trong các xí nghiệp đã được cổ phần hố. Đồng thời, tiến hành cải cách mạnh mẽ, sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và tập trung vào những lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn, trình độ cơng nghệ cao,…
Nhà nước cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều được quyền kinh doanh xuất khẩu, sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh cao.
Rà soát lại các quy định về đất đai, thuế khố, tín dụng, hỗ trợ,…để đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế.
Ba là, phát huy vai trị Nhà nước về chính sách tài chính – tín dụng trong
hoạt động xuất khẩu
Tăng cường hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng tự thành lập các Quỹ phòng ngừa rủi ro:
Chúng ta hiện đang có Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thuộc Bộ tài chính, nhưng phương thức hoạt động của Quỹ này lại thiên về trợ cấp hơn là thực hiện chức năng hỗ trợ hồn tồn khơng phù hợp với Điều 10 của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi). Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được lập ra phải có nhiệm vụ trợ giúp các doanh nghiệp có tiềm năng phát triển xuất khẩu nhưng khơng có điều kiện tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng do khơng có tài sản thế chấp. Quỹ này sẽ đứng ra bảo lãnh các khoản vay, cung cấp các khoản tín dụng để doanh nghiệp có thể bán hàng trả chậm cho nước ngồi,…Quỹ có nguyên tắc hoạt động như các tổ chức tín dụng khác và cùng chia sẻ thành công với doanh nghiệp, rủi ro với ngân hàng.
Ngoài Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Nhà nước nên khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng tự thành lập các Quỹ phịng ngừa rủi ro riêng cho ngành mình, đặc biệt là trong những ngành hàng quan trọng, có khối lượng xuất khẩu tương đối lớn như gạo, cà phê, cao su,…nhằm giúp các thành viên Hiệp hội khi giá cả biến động thất thường,…
Hoàn thiện hệ thống thuế xuất nhập khẩu
Trong thời gian qua, Chính phủ đã có những động thái tích cực nhằm cải thiện chính sách xuất nhập khẩu, tạo thuận lợi nhằm khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam tham gia và thúc đẩy mạnh mẽ hơn hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn sự bất ổn trong chính sách là thuế suất thuế nhập khẩu, giá tính thuế. Khung thuế rộng, quyền hạn thay đổi thuế suất của ngành hành pháp
lại lớn nên thuế suất thay đổi thường xun. Việc này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong tính tốn hiệu quả kinh doanh, vừa làm triệt tiêu khả năng định hướng của cơng cụ thuế. Ngồi ra, các doanh nghiệp cịn gặp phải các lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức, các lệnh ngừng tạm thời và vô thời hạn, các thay đổi chính sách có hiệu lực hồi tố,…vơ hình chung, tạo ra những rào cản gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, do đó:
- Tiếp tục cải cách hồn thiện hệ thống thuế kịp thời phát hiện và khắc phục những vướng mắc trong quá trình thực hiện thuế giá trị gia tăng, đơn giản hệ thống thuế suất, mỗi mặt hàng chỉ nên có một thuế suất nhằm tránh việc áp mã tính thuế tuỳ tiện, chồng chéo.
- Đối với loại hình gia cơng xuất khẩu cần có cơ chế linh hoạt, phù hợp hơn đối với việc quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng dụng cụ và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất xuất khẩu cũng như những trường hợp thanh lý hợp đồng.
- Khắc phục những vướng mắc, tồn tại của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành tạo thuận lợi cho việc thực hiện và quản lý việc thực hiện, tăng cường trách nhiệm của đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế, đồng thời đảm bảo chống gian lận thương mại, trốn lậu thuế.
- Nâng cao độ thích nghi, phù hợp với các cam kết quốc tế về thuế nhập khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện đúng các cam kết này, thể hiện rõ chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam, tăng cường công cụ pháp lý để bảo vệ hàng sản xuất trong nước trong điều kiện hội nhập.
- Chính sách tiền tệ, tín dụng như: các thủ tục, quy định của ngân hàng trong việc vay vốn thu mua hàng xuất khẩu, lãi suất tín dụng, kiều hói, ngoại tệ,
vốn để bảo lãnh tín dụng, bảo hiểm xuất khẩu…trong điều kiện phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử cần được xem xét kỹ lưỡng.
Bốn là, tiếp tục cải cách thủ tục hành chính và tăng cường cơng tác thông
tin, xúc tiến thương mại. Đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhằm tạo tâm lý tin tưởng cho doanh nghiệp chấp nhận bỏ vốn đầu tư lâu dài. Quá trình thực hiện cải cách hành chính có kết quả là hơn 170 loại phí được bãi bỏ, Luật doanh nghiệp ra đời cùng với việc bãi bỏ 84 loại giấy phép không cần thiết là một bước cải tiến lớn trong việc giảm thiểu những chi phí và thủ tục phiền hà cho các doanh nghiệp. Tuy vậy, hiện nay hệ thống các văn bản về quản lý kinh tế ở nước ta vẫn cịn khơng ít những vẫn đề phức tạp. Trước hết là các văn bản Luật do Quốc hội thơng qua, sau đó là các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đã ban hành. Nhưng phần lớn các Nghị định này chỉ mang tính ngun tắc, vì sau đó cịn có khá nhiều Thơng tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành liên quan. Điều này gây nên rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì một số lý do sau:
- Các Thông tư hướng dẫn ban hành khơng kịp thời. Có khá nhiều vấn đề trong Thơng tư lại cần đến sự hướng dẫn của các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố.
- Các Thông tư hướng dẫn và những văn bản sau Thông tư thường không được công bố công khai trên phương tiện thơng tin đại chúng. Có một số văn bản chỉ được “lưu hành nội bộ” trong ngành hoặc địa phương nhưng nội dung của nó lại liên quan đến doanh nghiệp.
Để khắc phục tình trạng này cần phải thực hiện:
- Xử lý nghiêm khắc những trường hợp ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chậm hơn so với quy định của pháp luật.
- Quy định thời gian bắt buộc đối với việc ban hành các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành nhằm tạo ra sự đồng bộ, thống nhất của các văn bản hướng dẫn và điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp.
Cần có các quy trình kiểm tra chặt chẽ về nội dung, văn phạm của các văn bản pháp quy trước khi ban hành nhằm tránh những hướng dẫn lấp lửng, không minh bạch dễ dẫn tới người thi hành tuỳ ý vận dụng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
* Các vấn đề về thông tin, xúc tiến thƣơng mại
- Vấn đề thông tin: Hoa Kỳ là một thị trường mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu thơng tin về thị trường Hoa Kỳ cũng như thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề này. Bộ thương mại và thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ có nhiệm vụ thu thập và phổ biến thông tin về thị trường, đồng thời làm tốt công tác dự báo để định hướng cho sản xuất xuất khẩu, phát triển các sản phẩm mới.
Việc doanh nghiệp có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất nhiều vào việc cập nhật và xử lý chính xác, kịp thời thơng tin thị trường. Vì vậy, địi hỏi Bộ thương mại và thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ phải năm rõ được đặc điểm, tính chất, nhu cầu về các loại hàng hố, đối thủ cạnh tranh, phương thức cạnh tranh của các đối thủ,….. cũng như thể chế hiện hành của thị trường Hoa Kỳ nhằm trợ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được sự lựa chọn chính xác khi ra các quyết định sản xuất.
Trong quá trình đàm phán với đối tác Hoa Kỳ cần chú trọng việc thống nhất hoá các tiêu chuẩn vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng hàng rào phi thuế quan.
Năm là, giải pháp về khoa học công nghệ
- Nhà nước đầu tư thành lập ngân hàng dữ liệu công nghệ để cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp: Một phần vốn đầu tư cho khoa học công nghệ nên được dành để thành lập ngân hàng dữ liệu nhằm cung cấp cho doanh nghiệp thông tin cập nhật nhất về lĩnh vực công nghệ mà họ quan tâm. Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình đổi mới cơng nghệ ở các doanh nghiệp Việt Nam, Nhà nước cần quan tâm, chú trọng hơn nữa trong lĩnh vực này đồng thời quảng bá rộng rãi để mọi thành phần kinh tế được biết, khai thác và sử dụng nâng cao hiệu quả trong việc chọn lựa đầu tư công nghệ mới.
- Tạo lập thị trường công nghệ để các sản phẩm khoa học công nghệ được trả giá đúng mức và lưu thơng bình thường như một hàng hố đặc biệt: Đây là biện pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc khuyến khích, thúc đẩy các nghiên cứu khoa học gắn bó hơn với tiến trình phát triển. Đồng thời, rút ngắn được khoảng thời gian giữa nghiên cứu và ứng dụng.
- Thi hành nghiêm túc các quy định của luật pháp về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: tình trạng ăn cắp bản quyền, chất xám, kiểu dáng công nghệ,…là phổ biến tại Việt Nam hiện nay đẫ làm cho nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và các nhà khoa học không mặn mà trong việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng. Nhà nước cần nghiêm khắc hơn với những kiểu vi phạm pháp luật nói trên, tạo ra mơi trường trong sạch để khuyến khích hoạt động sáng tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ cao.
- Áp dụng triệt để chế độ đăng ký và kiểm tra chất lượng, bản quyền bắt buộc đối với hàng hoá xuất khẩu để vừa thúc đẩy các doanh nghiệp quan tâm hơn đến vấn đề công nghệ, bản quyền vừa nâng cao, bảo vệ uy tín cho hàng hố Việt Nam trên thị trường thế giới.
- Cho phép cạnh tranh lành mạnh để phát triển các dịch vụ tin học, viễn thơng để giảm chi phí truy cập và sử dụng Internet, cước viễn thông quốc tê và các dịch vụ khác.