Rủi ro đối với các bên khi tham gia bảolãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 708 (Trang 32 - 34)

1.1. Khái quát chung về bảolãnh ngân hàng

1.1.5. Rủi ro đối với các bên khi tham gia bảolãnh ngân hàng

Mặc dù bảo lãnh ngân hàng là mảng kinh doanh tương đối an toàn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhưng khơng thể nói nghiệp vụ này khơng tiềm ẩn rủi ro.

a. Rủi ro xuất phát từ chính bản thân ngân hàng

- Sự yếu kém trong trình độ nghiệp vụ của các chuyên viên ngân hàng dẫn đến việc bị đối tác lợi dụng để đưa vào cam kết bảo lãnh các điều khoản bất lợi cho ngân hàng.

- Quy trình bảo lãnh được thực hiện khơng đúng hoặc không đầy đủ, nhất là khâu thẩm định khách hàng và khâu theo dõi tình hình thực hiện những nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh.

- Công nghệ thông tin cịn yếu dẫn đến thiếu hụt thơng tin, chất lượng thông tin thấp

khiến cho chuyên viên ngân hàng không đủ cơ sở để đánh giá tình hình hoạt động cũng như năng lực tài chính của khách hàng.

b. Rủi ro từ các yếu tố bên ngồi

- Rủi ro tín dụng: Rủi ro xảy đến khi bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực

hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hưởng bảo lãnh đẫn đến việc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, khoản bồi thường này sẽ trở thành một khoản nợ xấu mà bên được bảo lãnh phải hồn trả cho ngân hàng. Khi tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đi xuống không cịn đủ khả năng hồn trả số tiền bồi thường, thậm chí khách hàng bị phá sản, ngân hàng sẽ bị mất vốn.

- Rủi ro do gian lận: Rủi ro này xảy đến khi bên thụ hưởng bảo lãnh đòi tiền vượt

quá mức độ tổn thất của vi phạm hoặc lập chứng từ không đúng với thực tế nhưng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của bảo lãnh để đòi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kết.

- Rủi ro do gian lận, lừa đảo: Rủi ro này xảy đến khi bên thụ hưởng bảo lãnh lập

công ty giả, ký kết hợp đồng, yêu cầu đối tác phải có bảo lãnh ngân hàng, sau đó lập chứng từ địi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn hoặc bên thụ hưởng bảo lãnh làm giả con dấu, chữ ký, cam kết bảo lãnh của ngân hàng để đi vay vốn ở ngân hàng khác dẫn đến làm giảm uy tín của ngân hàng.

- Rủi ro pháp lý: Rủi ro này thường liên quan đến việc phát mại tài sản đảm bảo.

Rủi

ro này xảy đến do sự bất cập, không hợp lý của hệ thống pháp luật hiện hành không giải quyết được các tranh chấp phát sinh giữa ngân hàng và các chủ thể khác tham gia vào nghiệp vụ bỏa lãnh.

Bên cạnh những rủi ro đã được liệt kê ở trên cịn có những rủi ro xảy đến với ngân hàng phát hành như: rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản, rủi ro liên quan đến chính trị, xã hội,...

1.1.5.2. Đối với bên được bảo lãnh

Rủi ro đối với bên được bảo lãnh chủ yếu xuất phát từ hoạt động kinh doanh thương mại của chính mình.

a. Rủi ro đến từ chính bên được bảo lãnh:

Xuất phát từ sự yếu kém, chủ quan, thiếu kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, bên được bảo lãnh đã đánh giá sai đối tác, không nắm bắt kịp xu hướng phát triển của thị trường,. dẫn đến việc hợp tác với những bạn hàng có chủ ý lừa đảo, gian lận, bị cấm vận hay ký kết những hợp đồng mua bán hàng hóa cấm,.

b. Rủi ro đến từ bên nhận bảo lãnh:

Rủi ro này xảy đến khi bên được bảo lãnh không vi phạm hợp đồng nhưng bên thụ hưởng bảo lãnh vẫn cố tình lập chứng từ giả mạo để địi tiền từ ngân hàng phát hành hay bên thụ hưởng bảo lãnh cố tình cản trở việc thực hiện nghĩa vụ của bên được bảo lãnh để địi ngân hàng thanh tốn tiền bồi thường.

1.1.5.3. Đối với bên nhận bảo lãnh

Như đã nhắc tới ở trên, bảo lãnh ra đời như một biện pháp hữu hiệu để bảo vệ người thụ hưởng trong các giao dịch thương mại khi mà một trong các bên khơng có sự tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là bên nhận bảo lãnh khơng gặp phải bất cứ rủi ro gì. Bên nhận bảo lãnh vẫn có thể gặp phải các rủi ro như:

- Ngân hàng phát hành từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh tốn của mình do bên thụ hưởng xuất trình chứng từ khơng phù hợp với các điều kiện, điểu khoản đã được đưa ra trong cam kết bảo lãnh hoặc thời gian kiểm tra chứng từ kéo dài gây khó khăn cho bên thụ hưởng.

- Cam kết bảo lãnh bị làm giả hoặc được ký bởi người không đủ thẩm quyền trong ngân hàng nhưng vẫn được bên thụ hưởng chấp nhận.

- Hợp đồng gốc kéo dài thời gian thực hiện nhưng bên được bảo lãnh không yêu cầu ngân hàng phát hành gia hạn bảo lãnh.

- Trường hợp xảy ra tranh chấp do nội dung của cam kết bảo lãnh mâu thuẫn với hợp đồng gốc có thể dẫn đến kiện tụng gây lãnh phí thời gian cũng như chi phí.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 708 (Trang 32 - 34)