1.2. Phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng thương mại
1.2.1. Quan niệm về phát triển hoạt động bảolãnh
Trước tiên, để có thể hiểu rõ thế nào là “phát triển hoạt động bảo lãnh”, ta sẽ đi tìm hiểu khái niệm “phát triển”. Theo quan điểm siêu hình: “Phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng, khơng có sự thay đổi về chất của sự vật; đồng thời nó cũng xem sự
phát triển là q trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.”6
Đối lập với quan điểm siêu hình, phép duy vật biện chứng thì cho rằng: “Khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi lên, từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ kém hồn thiện đến hồn thiện hơn.”7
Tương ứng với hai quan niệm về phát triển nói trên, ta có thể hiểu sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh theo hai chiều: chiều rộng (số lượng) và chiều sâu (chất lượng).
- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều rộng (về quy mô, số lượng) là những
hoạt động mà ngân hàng tiến hành nhằm gia tăng các chỉ tiêu về số lượng như: doanh số bảo lãnh; dư nợ bảo lãnh; số lượng và đối tượng khách hàng tham gia vào hoạt động bảo lãnh; doanh thu từ hoạt động bảo lãnh;... Để đạt được điều này, ngân hàng cần phải mở rộng địa bàn hoạt động, giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần tiếp cận, tìm kiếm thêm khách hàng mới, đây chính là nguồn khách hàng tiềm năng giúp nâng cao doanh số cũng như doanh thu phí bảo lãnh.
- Phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều sâu (về chất lượng) là những hoạt động mà ngân hàng tiến hành nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh như: giảm thiểu tối đa số món, dư nợ bảo lãnh mà ngân hàng phải trả thay khách hàng; số dư bảo lãnh quá hạn; số món bảo lãnh xảy ra tranh chấp, khiếu nại;.