Kinh nghiệm về hoạt động bảolãnh của một số ngân hàng trên thế giới và bà

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 708 (Trang 42 - 45)

học cho Ngân hàng TMCP Quân đội

1.3.1. Kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài1.3.1.1. Kinh nghiệm của HSBC 1.3.1.1. Kinh nghiệm của HSBC

HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, phục vụ hơn 47 triệu khách hàng với mạng lưới bao phủ 71 quốc gia và vùng lãnh thổ tại châu Âu, châu Á, Trung Đông và châu Phi, Bắc Mỹ và châu Mỹ La-tinh. Năm 1870, HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn. Ngày 01/01/2009, HSBC trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên thành lập ngân hàng con tại Việt Nam - Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam). Hiện tại, HSBC đang là một trong những ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

HSBC cung cấp một danh mục sản phẩm bảo lãnh đa dạng về chủng loại như bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh thanh toán trả trước, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh tài chính, thư tín dụng dự phịng và các bảo lãnh khác theo yêu cầu của doanh nghiệp. HSBC xây dựng một quy trình bảo lãnh đầy đủ, rõ ràng, dựa trên các tiểu chuẩn và quy tắc quốc tế. HSBC ln coi trọng cơng tác thẩm định tính khả thi của phương án bảo lãnh, khả năng hoàn trả khoản nợ của khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo hay các nhân tố có thể tác động tiêu cực đến q trình thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh. HSBC có hệ thống giám sát nội bộ chặt chẽ, minh bạch được thiết kế theo hệ thống dọc từ trụ sở chính đến các chi nhánh, do Tổng giám đốc trực tiếp điều hành. Bộ phận giám sát nghiệp vụ bảo lãnh tại chi nhánh làm việc một cách độc lập với giám đốc chi nhánh, giúp gia tăng tính hiệu quả của cơng tác kiểm tra, giám sát. Thêm vào đó, HSBC cịn có một bộ phận chun trách hỗ trợ về mặt pháp lý cho hoạt động bảo lãnh.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của ANZ

ANZ là một trong những doanh nghiệp lớn và thành công nhất tại Úc, phục vụ hơn 6 triệu khách hàng với hơn 30.0000 nhân viên tại các thị trường trọng điểm như Úc, New

Zealand cũng như tại châu Á, châu Âu, Anh và Mỹ. ANZ là ngân hàng nước ngoài đầu tiên mở chi nhánh tại Hà Nội vào năm 1993. Từ đó, ANZ Việt Nam khơng ngừng phát triển hoạt động kinh doanh với số lượng nhân viên từ 28 lên tới hơn 550 người hiện nay. Năm 2008, ANZ là một trong ba ngân hàng nước ngoài đầu tiên được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập ngân hàng thương mại có 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam. Giấy phép này đã cho phép ANZ đẩy mạnh chiến lược phát triển, mở rộng mạng lưới hoạt động tại Việt Nam, thành lập nhiều chi nhánh và phòng giao dịch tại Hà Nội và Hồ Chí Minh từ năm 2009.

ANZ có sự đa dạng trong các giải pháp và sản phẩm để đáp thỏa mãn bất kỳ nhu cầu gì của khách hàng, từ hoạt động đơn giản nhất cho đến những giao dịch thương mại phức tạp. Đội ngũ chuyên gia của ANZ đều là những người rất chuyên nghiệp, hiểu biết và có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp khách hàng nhận biết rủi ro mà họ có thể gặp phải, đồng thời tư vấn cho khách hàng những sản phẩm bảo lãnh của ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro, bảo vệ lợi ích cho khách hàng.

1.3.2. Bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Quân đội

Trên cơ sở hoạt động bảo lãnh tại một số ngân hàng nước ngồi, khóa luận xin đưa ra một vài bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân đội:

- Xây dựng một quy trình bảo lãnh khoa học, chặt chẽ nhằm rút ngắn thời gian, thủ tục phát hành bảo lãnh, đem lại sự hài lòng, thoải mái cho khách hàng, giúp cho hoạt động bảo lãnh diễn ra được thuận lợi, an tồn. Có sự phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ rõ ràng giữa các bộ phận nhằm đảm bảo hoạt động bảo lãnh được vận hành theo đúng quy trình, tránh tạo ra các lỗ hổng để chun viên tín dụng có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi khơng đúng với pháp luật.

- Xây dựng một đội ngũ nhân sự chuyên tư vấn về luật hỗ trợ ngân hàng trong việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh như: trong trường hợp dùng mẫu thư bảo lãnh của khách hàng thì cần có bộ phận này đứng ra xem xét xem mẫu thư đã đảm bảo vè mặt pháp lý chưa hoặc hỗ trợ các Chuyên viên quan hệ khách hàng trong việc thẩm định tính chất

pháp lý của tài sản đảm bảo hoặc tư vấn cho ngân hàng trong trường hợp có xảy ra tranh chấp, khiếu kiện,...

Tóm lại: Chương 1 của khóa luận đã trình bày một cách khát quát những lý luận cơ

bản về nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng, cụ thể là:

Thứ nhất, khái quát chung về bảo lãnh ngân hàng bao gồm khái niệm, đặc điểm,

chức năng, vai trò, phân loại, rủi ro đối với các bên khi tham gia hoạt động bảo lãnh ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh.

Thứ hai, quan niệm và các chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động bảo lãnh.

Thứ ba, kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàng nước

ngoài tại Việt Nam và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Quân đội.

Trên cơ sở những lý luận trên, khóa luận sẽ tiếp tục với việc nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 708 (Trang 42 - 45)