1.2. Phát triển hoạt động bảolãnh tại ngân hàng thương mại
1.2.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động bảolãnh
1.2.2.1. Chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều rộng (số lượng) a. Doanh số bảo lãnh
Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị các khoản bảo lãnh phát sinh trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Hai chỉ tiêu sau đây sẽ phản ánh mức độ gia tăng (hay suy
6Bộ Giáo dục và đào tạo, (2015). “Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lenin”, Nhà xuất bản Chính trị - Quốc gia
7Bộ Giáo dục và đào tạo, (2015). “Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lenin”, Nhà xuất bản Chính trị - Quốc gia
giảm) của doanh số bảo lãnh cũng như cho thấy quy mô bảo lãnh của ngân hàng đã được mở rộng (hay thu hẹp)
Mức tăng (giảm) doanh số BL = Doanh số BL năm sau — Doanh số BL năm trước
rτι., j^ „ 9 A-Z., Znzx Doanh số BL năm sau — Doanh số BL năm trước
Tỷ lệ tăng (giảm)doanh so BL (%) =------------------ ----;—7——3— ------------------------------------------------------------------------------------
Doanh so BL năm trước b. Số dư bảo lãnh
Neu như doanh số bảo lãnh cho thấy sự tăng trưởng của bảo lãnh trong một thời kỳ thì số dư bảo lãnh lại cho thấy tổng giá trị các khoản bảo lãnh tại một thời điểm nhất định.
Mức tăng (giam)so dư BL = Số dư BL năm sau — Số dư BL năm trước
rτι., j^ „ λ, Số dư BL năm sau — Số dư BL năm trước Tỷ lệ tăng (giam)so dư BL (%) =-------------—————-— -------------------
Sô dư BL năm trước
Hai chỉ tiêu này mang tính thời điểm và thường được ngân hàng xác định vào cuối năm tài khóa. Thơng qua chỉ tiêu này, ngân hàng có thể nắm bắt được thực trạng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng tại thời điểm tính tốn để từ đó đem so sánh với các thời điểm khác để thấy được loại hình bảo lãnh nào đang chiếm ưu thế, đối tượng khách hàng nào là chủ yếu,...
c. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh
Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ bảo lãnh là chỉ tiêu tương đối quan trọng phản ánh được quy mô của nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng cũng như cho thấy vị thế của ngân hàng trong cuộc đua giành thị phần với các ngân hàng khác trên thị trường. Số lượng khách hàng càng lớn càng thể hiện chất lượng của các sản phẩm bảo lãnh đang ngày càng được cải thiện, tạo được lòng tin với khách hàng và gia tăng uy tín cho ngân hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh số cam kết bảo lãnh mà ngân hàng đã phát hành trong một thời kỳ (thường là một năm). Sự tăng hay giảm của chỉ tiêu này cũng phản ánh sự tăng trưởng hay thu hẹp của quy mô bảo lãnh.
Mức tăng (giam)so món BL = Số món BL năm sau — Số món BL năm trước
rτι., j^ „ , ŋ, zn,s Sổ món BL năm sau — Sổ món BL năm trước
Tỷ lệ tăng (αiam)so món BL (%) =--------------——-———-— ----;---------------- So mon BL năm trước
e. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh
Đây là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh mức độ sinh lời của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Nguồn thu từ nghiệp vụ này chủ yếu đến từ khoản phí mà bên được bảo lãnh phải trả cho ngân hàng để được sử dụng dịch vụ bảo lãnh. Ngồi ra, cịn có một số khoản phụ phí như: phí phát hành thư bảo lãnh; phí gia hạn, sửa đổi bảo lãnh; phí hủy cam kết bảo lãnh....
Để đánh giá sự phát triển của chỉ tiêu này, ngoài sự tăng (giảm) đơn thuần về mặt số lượng, ta có thể xem xét nó trong mối tương quan với các tiêu chí như tổng doanh thu từ dịch vụ hay tổng doanh thu của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao thì mức độ quan trọng của bảo lãnh trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng sẽ càng lớn.
Doanh thu bảo lãnh
Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh so với tông doanh thu dịch vụ (%) = - -- ---—-——- -X100% Tông doanh thu dịch vụ
oanh thu bảo lãnh
Tỷ trọng doanh thu bảo lãnh so với tông doanh thu (%) = ——;- -- ----- — --------------------------------------------------------------------------------X100%
Tông doanh thu
1.2.2.2. Chỉ tiêu đo lường sự phát triển hoạt động bảo lãnh theo chiều sâu (chất lượng) a. Số dư bảo lãnh ngân hàng phải trả thay
Số dư bảo lãnh ngân hàng phải trả thay là giá trị bảo lãnh mà ngân hàng phải đứng ra trả thay cho khách hàng của mình. Chỉ tiêu này càng nhỏ thì chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng càng tốt.
................. .......................... Số dư bảo lãnh NH phải trả thay
Tỷ lệ bảo lãnh NH phải trả thay =-----------T-,———7—------------X 100% So dư bảo lãnh
b. Số dư bảo lãnh quá hạn
Số dư bảo lãnh quá hạn là giá trị bảo lãnh mà ngân hàng phải trả thay khách hàng khi xảy ra vi phạm nhưng khách hàng khơng hồn trả được lại cho ngân hàng. Dư nợ bảo lãnh quá hạn lớn sẽ cho thấy công tác thẩm định trong ngiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng chưa được tốt cũng như ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ mất vốn.
Dư nợ bảo lãnh quả hạn
Tỷ lệ bảo lãnh quả hạn =-----÷7-;—————:—— X 100% Sodubaolanh
c. Số món bảo lãnh xảy ra tranh chấp, khiếu kiện
Chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng. Số món bảo lãnh xảy ra tranh chấp, khiếu kiện càng cao càng cho thấy chất lượng công tác thẩm định trong nghiệp vụ bảo lãnh khơng được tốt, từ đó đưa ra các quyết định khơng đúng đắn, gia tăng rủi ro cho ngân hàng.
d Số món bảo lãnh cần có sự xác nhận của ngân hàng khác
Bảo lãnh được xác nhận là loại hình bảo lãnh mà theo đó ngân hàng xác nhận bảo lãnh cam kết với người thụ hưởng về việc đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của ngân hàng phát hành cam kết bảo lãnh. Khi ngân hàng phát hành bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện khơng đầy đủ nghĩa vụ của mình như đã cam kết với người thụ hưởng thì ngân hàng xác nhận sẽ thực hiện thay. Bảo lãnh cần có sự xác nhận của ngân hàng khác thường phát sinh trong trường hợp bên thụ hưởng bảo lãnh không thật sự tin tưởng vào khả năng thực hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành hay người thụ hưởng muốn có sự đảm bảo chắc chắn được thanh toán khi bên được bảo lãnh vi phạm hợp đồng. Chỉ tiêu này càng nhỏ phản ánh uy tín của ngân hàng phát hành trên thị trường càng cao.