Tình hình dư nợ tín dụng tại MB — HQVtừ năm 201 3— 2015

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 708 (Trang 52)

Đơn vị: tỷ đồng 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 2013 2014 2015

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQHĐKD của MB - HQV năm 2013 - 2015

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, dư nợ tín dụng tại MB - HQV trong giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 có xu hướng tăng dần. Neu như năm 2013, dư nợ tín dụng chỉ đạt 2079.24 tỷ đồng thì sang đến năm 2014, dư nợ tín dụng đã tăng 445.82 tỷ đồng, đạt 2525.06 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 21.44%. Có được sự tăng trưởng này là do các sản phẩm cho vay ưu đãi trong năm 2014 (cho vay VND lãi suất thấp, VND lãi suất linh hoạt; gói tín dụng khách hàng cá nhân số 1,2,3; gói lãi suất ưu đãi 1500 tỷ dành cho khách hàng cá nhân,...) đã phát huy hiệu quả rất tích cực, góp phần chia sẻ khó khăn và tạo thêm sự gắn bó, trung thành của khách hàng, đặc biệt là khách hàng doanh nghiệp, giúp chi nhánh tìm kiếm và tiếp thị được thêm một số khách hàng mới, giữ chân tốt hơn đối với một số khách hàng cũ. Sang năm 2015, dư nợ tín dụng vẫn tiếp tục tăng đạt 2768.09 tỷ đồng, tăng 243.03 tỷ đồng với tốc độ tăng 9.62% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, như đã phân tích ở phần huy động vốn, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2015 thấp hơn năm 2014 là do kế hoạch của bản thân chi nhánh.

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Thu thuần kinh doanh 132.237 115.038 132.98

1. Thu thuần tín dụng 42.38 26.46 53.48

2. Thu thuần huy động 56.40 55.629 42.80

3. Thu thuần dịch vụ 31.79 32.49 35.63

Chi dự phòng 38.87 48.862 26.24

Chi hoạt động 36.19 35.093 40.74

Lợi nhuận trước thuế 51.013 40.508 55.33

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQHĐKD của MB - HQV năm 2013 - 2015

Bảng số liệu trên cho thấy, năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh đều tăng. Cụ thể là, tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 6% năm 2013 lên 7.89% năm 2004 và tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0.94% năm 2013 lên 3.86% năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến việc suy giảm chất lượng tín dụng này là do năm 2014, nền kinh tế nước ta, dưới áp lực của bất ổn kinh tế và chính trị thế giới, vẫn cịn gặp rất nhiều khó khăn, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp khơng được tốt. Chính vì điều này, một số khách hàng của chi nhánh khơng có khả năng trả nợ đúng hạn và phải xin gia hạn nợ.

Sang năm 2015, để nâng cao chất lượng tín dụng, chi nhánh đã thắt chặt hơn cơng tác thẩm định và xếp hạng tín dụng khách hàng, theo dõi, giám sát chặt chẽ hơn các khoản nợ của khách hàng. Chính nhờ điều này cùng với những chuyển biến tích cực của nền kinh tế Việt Nam, tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh đã giảm xuống: tỷ lệ nợ quá hạn năm 2015 giảm từ 7.89% xuống còn 6.1% và tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3.86% xuống 2.7%.

2.1.3.3. Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả mà doanh nghiệp đã đạt được trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta có thể biết được liệu doanh thu của ngân hàng có đủ để bù đắp chi phí bỏ ra hay khơng, ngân hàng kinh doanh có thuận lợi khơng, tạo ra lợi nhuận khơng, nếu có thì lợi nhuận nhiều hay ít. Sau đây là một vài chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động rút ra từ BCKQHDDKD của MB - HQV:

40

Bảng 2.3: Một vài chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh tại MB - HQVtừ năm 2013 - 2015

Nguồn: Tổng hợp từ BCKQHĐKD của MB - HQV năm 2013 - 2015

Bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của MB - HQV trong thời gian gần đây tương đối tốt. Năm 2014, tổng thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt 115.038 tỷ đồng, giảm 17.199 tỷ đồng, tương đương với tốc độ giảm 13.01%. Thu từ hoạt động kinh doanh giảm chủ yếu là do nguồn thu từ hoạt động cho vay giảm bởi năm 2014, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không được tốt dẫn đến nhu cầu đi vay không nhiều hoặc các doanh nghiệp không đáp ứng được các điều kiện vay. Tuy nhiên, sang đến năm 2015, khi nền kinh tế Việt Nam khởi sắc, thu thuần từ hoạt động cho vay đã tăng trưởng mạnh mẽ đạt 53.48 tỷ đồng, kéo theo tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng theo, đạt 132.98 tỷ đồng, tăng 17.942 tỷ đồng với tốc độ tăng 15.60% so với cùng kỳ năm 2014.

Lợi nhuận trước thuế của chi nhánh cũng có sự biến động tương tự như thu thuần từ hoạt động kinh doanh, có xu hướng giảm dần vào năm 2014 rồi tiếp tục tăng mạnh khi bước sang năm 2015. Cụ thể, năm 2014, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh chỉ đạt 40.508 tỷ đồng, giảm 10.505 tỷ đồng (tương đương 20.59%) so với năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này chủ yếu đến từ sự suy giảm thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh cũng như chi phí trích lập dự phịng tăng cao (tăng 9.992 tỷ đồng so với năm 3013). Sang năm 2015, nhờ sự gia tăng của thu thuần kinh doanh và sự giảm sút

trong chi phí trích lập dự phịng, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã tăng trưởng mạnh mẽ trở lại, đạt 55.33 tỷ đồng, tăng 14.822 tỷ đồng với tốc độ tăng 36.59%.

2.2. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.1.1. Văn bản pháp lý quốc tế

- Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, URDG 458, ICC 1992 - Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu, URDG 758, ICC 2009

Các quy tắc này của ICC có tính chất pháp lý tùy ý. Tất cả các phiên bản của URDG còn nguyên giá trị, nghĩa là các phiên bản không phủ nhận lẫn nhau mà độc lập với nhau. Khi đã dẫn chiếu vào cam kết bảo lãnh thì thì URDG sẽ trở thành văn bản quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc thực hiện đối với tất cả các bên.

2.2.1.2. Văn bản pháp quốc gia

- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/06/2005

- Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/06/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc ban hành Quy chế bảo lãnh ngân hàng

- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010

- Thông tư 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng

- Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/06/2015 của Ngân hàng Nhà nước quy định về bảo lãnh ngân hàng

2.2.1.3. Tài liệu nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân đội

- Quyết định 529/QĐ-MB-HĐQT ngày 01/07/2014 của HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội về việc Ban hành biểu phí dịch vụ Ngân hàng TMCP Quân đội

- Quyết định số 11337/QĐ-HS về việc Ban hành quy định hoạt động bảo lãnh tại MB của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội

- Thông báo số 738/TB-HS.m ngày 08/09/2014 về việc một số quy định liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng

- Thông báo số 26/TB-HS.m ngày 15/01/2015 về việc một số quy định liên quan đến

hoạt động bảo lãnh ngân hàng (thay cho thông báo số 738/TB-HS.m ngày 08/09/2014 - Quyết định số 2821/QĐ-HS ngày 07/08/2015 về việc ban hành quy định hoạt động

bảo lãnh tại MB của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội

2.2.2. Một số quy định về hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội — Chi nhánh Hoàng Quốc Việt

2.2.2.1. Đối tượng khách hàng được bảo lãnh

Theo Quyết định số 11337/QĐ-HS về việc Ban hành quy định hoạt động bảo lãnh tại MB của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội thì đối tượng khách hàng được bảo lãnh bao gồm:

a. Cá nhân, tổ chức là người cư trú:

- TCTD được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.

- Tổ chức kinh tế được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trừ đối tượng là TCTD.

- Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước ngồi. - Văn phịng đại diện tại nước ngoài của TCTD, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội.

Loại bảo lãnh Mức ký quỹ trên giá trị BL

BL thanh tốn 10%

- Cơng dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam, cơng dân Việt Nam cư trú ở nước ngồi có thời hạn dưới 12 tháng, cơng dân Việt Nam đi làm việc tại các tổ chức ngoại giao, văn phòng đại diện và cá nhân đi theo họ.

- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở nước ngoài. - Người nước ngồi cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên, trừ các trường hợp người nước ngoài học tập, du lịch chữa bệnh hoặc làm việc cho cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự, văn phịng đại diện của tổ chức nước ngồi tại Việt Nam.

b. To chức là người không cư trú:

- Doanh nghiệp hoạt động và thành lập tại nước ngồi có vốn góp cả doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài để thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh phù hợp với phạm vi hợp pháp của bên được bảo lãnh.

- MB được phát hành bảo lãnh cho tổ chức khi: Bên được bảo lãnh là người cư trú hoặc; bên được bảo lãnh thực hiện ký quỹ đủ 100% giá trị bảo lãnh.

2.2.2.2. Điều kiện về khách hàng được bảo lãnh

- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Nghĩa vụ bảo lãnh và giao dịch phát sinh nghĩa vụ bảo lãnh là hợp pháp.

- Có khả năng thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ và cam kết với các bên liên quan trong quan hệ bảo lãnh. Chi nhánh thực hiện đánh giá cụ thể phương án phát hành bảo lãnh, uy tín và khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng.

- Đáp ứng các điều kiện cấp tín dụng phát hành bảo lãnh của MB theo chính sách tín

dụng, các văn bản liên quan từng thời kỳ.

2.2.2.3. Phạm vi bảo lãnh

Ngân hàng TMCP Quân đội cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ sau đây:

44

- Nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi vay và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay. - Nghĩa vụ thanh tốn tiền mua vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí thực hiện dự án hoặc phương án đầu tư, sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ đời sống.

- Nghĩa vụ thanh tốn các khoản thuế, phí, các nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước.

- Nghĩa vụ tham gia dự thầu.

- Nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, bảo đảm chất lượng sản phẩm, nhận và hoàn trả tiền ứng trước.

- Các nghĩa vụ khác do các bên thỏa thuận.

2.2.2.4. Các biện pháp đảm bảo

a. Đảm bảo bằng tiền ký quỹ bảo lãnh: là số tiền khách hàng dùng ký quỹ để thực hiện

nghĩa vụ bảo lãnh. Hiện nay, theo thông báo số 26/TB-HS.m ngày 15/01/2015 về việc một số quy định liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng, tỷ lệ ký quỹ tối thiểu_đối

với các loại bảo lãnh tại MB như sau:

Bảng 2.4: Tỷ lệ ký quỹ tối thiểu đối với các loại bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP Quân đội

BL hoàn trả tiền ứng tước 5%

BL thực hiện hợp đồng 5%

BL dự thầu 0%

BL bảo đảm chất lượng sản phẩm 0%

BL đối ứng của các định chế tài chính 0%

Nguồn: Thơng báo số 26/TB-HS.m của Ngân hàng TMCP Quân đội

Các đơn vị kinh doanh được chủ động đàm phán mức ký quỹ thấp hơn mức ký quỹ tối thiểu nêu trên tùy vào từng trường hợp cụ thể được quy định trong thông báo số 26/TB-HS.m ngày 15/01/2015 về việc một số quy định liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng.

b. Đảm bảo bằng các loại tài sản khác: Tùy thuộc từng đối tượng khách hàng, từng loại

hình bảo lãnh, chi nhánh yêu cầu khách hàng bổ sung các loại tài sản đảm bảo hợp pháp khác.

c. Không áp dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản: MB chỉ chấp nhận không áp dụng

biện pháp bảo đảm bằng tài sản (bảo lãnh bằng uy tín của người thứ ba và/hoặc tín chấp và/hoặc khơng có bảo đảm) cho khoản bảo lãnh đối với khách hàng đắp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Đáp ứng các điều kiện về khách hàng được Ngân hàng TMCP Quân đội phát hành bảo lãnh.

- Được cấp có thẩm quyền MB phê duyệt thuộc đối tượng không phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tài sản .

- Tại thời điểm cấp bảo lãnh, bên được bảo lãnh khơng vi phạm quan hệ cấp tín dụng, thanh tốn tại TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngồi (khơng có nợ q hạn; chậm trả nợ gốc/lãi; khơng vi phạm các điều khoản tại các hoạt động tín dụng hợp đồng bảo đảm, cam kết,... với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác,...). Chi nhánh thực hiện kiểm tra thông tin CIC về khách hàng tối đa 01 tháng trước khi phát hành bảo lãnh.

2.2.2.5. Phí bảo lãnh

Phí bảo lãnh là khoản phí mà khách hàng phải trả cho ngân hàng để được sử dụng dịch vụ bảo lãnh. Hiện nay, theo Quyết định 529/QĐ-MB-HĐQT ngày 01/07/2014 của HĐQT Ngân hàng TMCP Quân đội về việc Ban hành biểu phí dịch vụ Ngân hàng TMCP Quân đội, biểu phí dịch vụ bảo lãnh được áp dụng như sau:

Khoản mục phí Mức phí tối thiểu Phí tối thiểu Phí tối đa Phí phát hành thư BL

Phát hành thư BL bằng tiếng Việt 200.000 - 300.000 VND/thư Phát hành thư BL bằng tiếng Anh 300.000 - 500.000 VND/thư Cung cấp bản sao thư BL 50.000

VND/bản Phí bảo lãnh

Phí BL đối với từng loại BL BL dự thầu, BL

bảo hành BL thực hiệnhợp đồng, BL tiền tạm ứng BL thanh toán, BL vay vốn

Ký quỹ ≥ 80% giá trị thư BL hoặc TSBD cho 100% nghĩa vụ BL sau khi trừ ký quỹ là Hợp đong tiễn gửi, Sổ tiết kiệm của MB

0.3%/năm 0.5%/năm 0.7%/năm 200.000VND/BL Ký quỹ từ 50% đến dưới 80% giá trị thư

BL 1,0%/năm 1,2%/năm 1,3%/năm 300.000VND/BL

Ký quỹ từ 30% đến dưới 50% giá trị thư

BL 1,2%/năm 1,4%/năm 1,5%/năm 400.000VND/BL

Ký quỹ từ 10% đến dưới 30% giá trị thư

BL 1,2%/năm 1,4%/năm 1,7%/năm 400.000VND/BL

Kỹ quỹ <10% giá trị thư BL

1,3%/năm 1,5%/năm 1,8%/năm 500.000VND/BL

Hạn mức bảo lãnh Thẩm định cấp và quản lý BL theo hạn mức 0,05%*HM được cấp 500.000VND/BL 5%*HM đượccấp Thẩm định cấp và quản lý BL theo món 0,02%*giá trị BL 200.000VND/BL 5%*giá trị BL Tăng hạn mức BL 0,03%*HM tăng thêm 200.000VND/BL Điều chỉnh hạn mức BL (trừ điều chỉnh

giá trị BL) 0,01%*HM được cấp 5%*HM đượccấp

Phát hành BL đối ứng Thu như phí của loại BL tương ứng + phí MB trả

cho NH khác 300.000VND/BL

BL có thời hạn trên 12 tháng Thu thêm 0,1%*giá trị BL

Sửa đổi, hủy thư BL

Sửa đổi thời hạn, số tiền Thu như phí phát hành BL

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động bảo lãnh tại NHTMCP quân đội chi nhánh hoàng quốc việt khoá luận tốt nghiệp 708 (Trang 52)