2.3. Đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng cho vay khách hàng cá
2.3.1. Những kết quả đạt được
Agribank là một ngân hàng đã hoạt động lâu dài và có tuổi đời lớn hơn hẳn so với các chi nhánh ngân hàng khác trên địa bàn huyện Duy Tiên. Nhờ thực hiện đúng theo chỉ đạo cấp trên và nỗ lực của bản thân chi nhánh nên trong giai đoạn 2016- 2018 chi nhánh đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào trong cơng tác hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân và có được lịng tin của người dân trong khu vực:
Một là: Tăng trưởng tín dụng khách hàng cá nhân tốt.
Trong những năm gần đây, Ngân hàng luôn đặt ra nhiệm vụ phát triển tín dụng theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhiều biện pháp và chiến lược phát triển được chỉ đạo nghiêm ngặt. Ngân hàng tăng cường công tác chỉ đạo tín dụng thông qua việc ban hành các văn bản hướng dẫn đồng thời cố gắng kiểm soát chặt chẽ từng món vay của mình.
Việc xây dựng chỉ tiêu tín dụng và hạn mức tín dụng dựa trên tình hình thực tế của Chi nhánh và việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thường xuyên của Ban giám đốc đã giúp cho Chi nhánh có định hướng và mục tiêu phát triển trong hoạt động. Các chỉ tiêu về dư nợ, thu lãi tín dụng, thu về hoạt động tín dụng được kiểm tra giám sát thường xuyên đã tạo động lực thúc đẩy Chi nhánh phấn đấu đạt được các mục tiêu đề ra.
Hai là: Thực hiện tốt quy trình tín dụng và chính sách cho vay, tuân thủ quy trình xử lý rủi ro tín dụng.
Các quy trình, chính sách, văn bản được Hội sở Agribank ban hành đã được Agribank chi nhánh huyện Duy Tiên thực hiện đầy đủ và mình bạch các bước. Các cán bộ cũng được đảm bảo ln thực hiện đúng theo quy trình từng bước, nỗ lực
bám sát quy định đề ra và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mỗi cán bộ tín dụng thực hiện nhiệm vụ của từng bước khác nhau đã được ngân hàng đưa đi học tập, đào tạo để đảm bảo thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, những nhân viên có thành tích tốt sẽ được khen thưởng và tuyên dương để mỗi nhân viên đều có động lực cố gắng trong tương lai. Mô hình xử lý rủi ro tín dụng là mơ hình được xây dựng bởi các chuyên gia hàng đầu trong nước và các chuyên gia đến từ nước ngoài, đảm bảo phù hợp với điều kiện kinh tế của Việt Nam và của toàn hệ thống Agribank, mơ hình có thể hạn chế các rủi ro lường trước được và hạn chế tối đa các rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt trong những năm qua Chi nhánh không thực hiện xóa nợ, điều này càng cho thấy rằng quy trình cấp tín dụng và hạn chê rủi ro tín dụng đã giúp giảm thiểu rủi ro tín dụng đem lại kết quả tốt cho Ngân hàng.
Ba là: Các cán bộ đã tiếp cận với hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân.
Hiện nay việc sử dụng hệ thống chấm điểm và phân loại khách hàng đã khơng cịn xa lạ đối với cán bộ chi nhánh. Các cán bộ đã được rèn luyện và học tập về cách sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này hỗ trợ rất lớn cho Ngân hàng trong việc thực hiện các khoản vay và các chính sách cho vay phù hợp với từng đối tượng.
Bốn là: Tuân thủ các bước phân loại nợ, trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
Việc phân loại nợ và xử lý nợ xấu được triển khai theo đúng quy định của NHNN và Agribank Việt Nam, hàng quý Ngân hàng sẽ thực hiện trích lập dự phịng rủi ro và xử lý rủi ro theo đúng quy định. Ban Giám đốc luôn theo dõi sát sao và chú ý đến các khoản nợ có vấn đề và tìm mọi biện pháp để hạn chế rủi ro.
Các cán bộ thực hiện xử lý nợ tồn đọng đều có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm nhiều năm nên trong thời gian qua việc thu hồi nợ xấu đạt hiệu quả tốt, góp phần tăng thu nhập cho chi nhánh. Công tác cập nhật thông tin, báo cáo được duy trì thường xuyên và đúng lúc giúp cho Ban lãnh đạo của chi nhánh nắm vững được tình hình nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro để đưa ra những giải pháp xử lý nhanh chóng và kịp thời.