Kiến nghị đối với Agribank

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện duy tiên khoá luận tốt nghiệp 686 (Trang 79 - 84)

3.3. Kiến nghị

3.3.2 Kiến nghị đối với Agribank

- Đẩy mạng công nghệ ngân hàng: Trong vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng, khi ngân hàng sử dụng cơng nghệ hiện đại có chất luợng thì việc đánh giá khách hàng, các dự án đầu tu dựa vào các tiêu chuẩn, chỉ tiêu, chỉ số sẽ nhanh chóng và chính xác. Đồng thời, các thơng tin cần thiết liên quan đến khách hàng sẽ đuợc luu trữ và phân tích phục vụ cho cơng tác đánh giá và chia sẻ thông tin với các Chi nhánh khác trong hệ thống. Ngân hàng cần xác định một nền tảng công nghệ hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về quản lý nội bộ của ngân hàng, quản lý rủi ro, quản lý thanh khoản, và có khả năng kết nối một cách thuận tiện với các ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cần đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật công nghệ ngân hàng hiện đại.

- Cần xây dựng các kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý rủi ro và triển khai mơ hình quản lý rủi ro tại hội sở sau đó tổ chức hội thảo để truyền tải kinh nghiệm cũng nhu huớng dẫn các Chi nhánh thực hiện. Công nghệ hiện đại nhung con nguời vẫn là nhân tố quyết định. Hoạt động của ngân hàng rất phức tạp, đặc biệt là hoạt động cho vay, do đó cơng nghệ kỹ thuật chỉ mang tính trợ giúp chứ khơng thể thay thế đuợc kinh nghiệm và sự nhạy cảm của cán bộ tín dụng. Vì vậy, Agribank cần phối hợp với các tổ chức tài chính, các đối tác nuớc ngồi để các cán bộ trong ngân hàng đuợc tham gia vào các khóa đào tạo, tham quan, khảo sát trong và ngồi nuớc nhiều hơn nữa nhằm nâng cao trình độ và nắm bắt đuợc thực tế hoạt động, nhiệm vụ của các tổ chức tài chính và các ngân hàng tiên tiến trên thế giới từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm cho cơng việc của mình.

- Thuờng xun có sự kiểm tra và hỗ trợ Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, có thể cử cán bộ chun mơn xuống Chi nhánh trực tiếp giúp đỡ, tu vấn hoặc cung cấp kinh phí cũng nhu các điều kiện khác hỗ trợ Chi nhánh.

- Thực hiện thay đổi quy trình và chính sách cấp tín dụng thuờng xun, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nuớc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những lý luận cơ bản và thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Duy Tiên trong giai đoạn 2016-2018, trong chuơng 3 đã đua ra đuợc những giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân nhu: hoàn thiện hệ thống thu thập thông tin, nâng cao chất luợng đội ngũ nhân viên, hồn thiện cơng tác thẩm định, kiểm tra nội bộ,... nhằm khắc phục những mặt còn tồn tại tại Chi nhánh. Đồng thời Khóa luận cũng kiến nghị với Ngân hàng Nhà nuớc và Agribank Việt Nam tạo ra môi truờng phát triển cho các ngân hàng đuợc an toàn, minh bạch, tăng khả năng nhận biết rủi ro và xử lý kịp thời rủi ro.

Sự nỗ lực của Agribank Việt Nam nói chung và Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên nói riêng cũng với sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nuớc và các cơ quan có thẩm quyền, cơng tác hạn chế rủi ro sẽ đáp ứng đuợc các yêu cầu về tăng truởng tín dụng hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội.

KẾT LUẬN

Trong xu thế tồn cầu hố nhu hiện nay, vấn đề hội nhập là tất yếu. Trong điều kiện đó thì NHTM khơng chỉ là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân mà cịn mang trong mình nhiệm vụ vuơn rộng ra khu vực và thế giới. Điều đó địi hỏi mỗi NHTM phải nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn hố quy trình nghiệp vụ, cơng tác quản lý, quản trị ngân hàng theo các chuẩn mực quốc tế, đặc biệt trong công tác quản lý rủi ro tín dụng phải đuợc thực hiện thuờng xuyên, liên tục, tăng cuờng về chất luợng cũng nhu hiệu quả. Có thể nói quản lý rủi ro tín dụng là toàn bộ cuộc sống trong hoạt động ngân hàng. Để tài Khóa luận “Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi

ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Duy Tiên” đuợc nghiên cứu có tính cấp

bách đối với hệ thống các NHTM nói chung và Ngân hàng Agribank Việt Nam nói riêng.

Truớc những yêu cầu thực tế khách quan cùng với việc áp dụng các biện pháp nghiên cứu linh hoạt, Khóa luận đã hồn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra:

1. Khái quát những vấn đề lý thuyết cơ bản về hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân và công tác hạn chế rủi ro tín dụng với đối tuợng khách hàng này, nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và các nhân tố ảnh huởng đến công tác hạn chế rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân của NHTM.

2. Trên cơ sở đó, Khóa luận tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Duy Tiên trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018, lý giải thực trạng cơng tác hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh huyện Duy Tiên qua đó đánh giá đuợc những nguyên nhân dẫn đến những điểm yếu còn tồn tại trong hoạt động này của chi nhánh.

Nguyên nhân gây ra rủi ro trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank chi nhánh huyện Duy Tiên đuợc nhìn duới 3 góc độ: Từ phía ngân hàng, từ phía khách hàng và từ mơi truờng kinh doanh.

+ Góc độ từ phía ngân hàng chủ yếu do việc xây dựng và áp dụng quy trình tín dụng, quy trình quản lý rủi ro tín dụng, chính sách và cơng tác đo luờng, đánh

giá, phân tích, ra quyết định xử lý rủi ro cịn nhiều vấn đề bất cập.

+ Duới góc độ khách hàng, phần lớn do khách hàng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hiệu quả hoạt động thấp, khả năng trả nợ hạn chế. Một phần do thông tin về khách hàng khơng đầy đủ, thậm chí khơng chính xác do khách hàng cố tình che đậy...

+ Góc độ mơi truờng kinh doanh: Hai năm gần đây, rủi ro phát sinh phần lớn do môi truờng kinh tế tác động nhu sự biến động quá nhanh và không dự báo truớc đuợc sự biến động thị truờng, do ảnh huởng của lạm phát,... Phần nữa do gần đây điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhu thiên tai, dịch bệnh... đã ít nhiều gây ra rủi ro cho khách hàng vay và kéo theo ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro.

3. Nhằm nâng cao công tác hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên, Khóa luận đã đua ra một số giải pháp có tính khả thi: Tích cực xử lý nợ xấu, nợ q hạn; hồn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy điều hạnh; nâng cao chất luợng thẩm định; hiệu quả hoạt động kiểm tra, kiểm sốt nội bộ; chú trọng cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; nâng cao khả năng và hiệu quả trong công tác thu thập thơng tin tín dụng và đa dạng hóa danh mục cho vay, mở rộng khách hàng. Đồng thời đua ra một số kiến nghị với NHNN Việt Nam và Agribank Việt Nam ở tầm vĩ mô và vi mô nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh và an tồn trong hoạt động tín dụng.

Đây là một đề tài có tính phức tạp nên những đánh giá, phân tích, những giải pháp, kiến nghị không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em mong muốn nhận đuợc sự tham gia đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để Khóa luận có điều kiện hoàn thiện thêm.

Một lần nữa em xin cảm ơn TS. Nguyễn Bảo Huyền và các anh chị trong phòng Kế hoạch - Kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Duy Tiên đã tận tình giúp đỡ em trong q trình làm bài khóa luận.

Em xin chân thành cảm ơn!

1. Nguyễn Hoài Lam, 2016, “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với hộ sản xuất kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh tỉnh Hưng Yên”, Luận văn, Học viện Ngân hàng.

2. Nguyễn Thị Minh Hà, 2014, Tác động của rủi ro tín dụng, Đại học Duy Tân, ngày

15 tháng 5 năm 2019, < http://kqtkd.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/88/1430/tac-

dong-cua-rui-ro-tin-dung >

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Tiến, 2015, Giáo trình Quản trị Ngân hàng thuơng mại, NXB Thống kê.

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2016-2018 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Duy Tiên.

3. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, 2016, Thông tu 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngồi đối với khách hàng.

4. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam, 2013, Thông tu 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phuơng pháp trích lập dự phịng rủi ro và về việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài.

5. Trần Phú Hung, 2014, “Giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn chi nhánh Láng Hạ”, Khóa luận tốt nghiệp, Truờng Đại học Thăng Long

6. Nguyễn Thị Thu Huyền, 2014, “Nâng cao chất luợng cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thơn huyện Vũ Thu”, Khóa luận tốt nghiệp, Truờng Đại học Thăng Long.

7. Luu Hoàng Minh Hằng, 2017, “Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng đối với cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thuơng mại cổ phần ngoại thuơng Việt Nam - Chi nhánh Sở Giao dịch”, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng.

8. Nguyễn Cẩm Phuơng, 2018, “Giải pháp phịng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghi ệp tại Ngân hàng TMCP đầu tu và phát triển Việt Nam”, Khóa luận tốt nghiệp, Học viện Ngân hàng.

9. Huỳnh Thanh Trung, 2014, “Giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn Tịnh, Quảng Ngãi”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng.

10. Nguyễn Thị Huyền, 2018, “Giải pháp hạn chế rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thuơng mại cổ phần Công thuơng Việt Nam chi nhánh Nam Thăng Long”, Luận văn, Học việc Ngân hàng.

3. Nguyễn Hữu Tài, Nguyễn Thu Nga, 2017, Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hiệu quả kinh doanh ngân hàng từ cách tiếp cận phi tham số, ngày 16 tháng 5 năm 2019, < https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/rm/apph/tcnh/tcnh chitiet ?centerWidth=80%25&dDocName=SBV312771&leftWidth=20%25&rightWidth= 0%25&showFooter=false&showHeader=false&adf.ctrl- state=15j8xq4vtu 9&afrLoop=12620017317228407> 69

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện duy tiên khoá luận tốt nghiệp 686 (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w