Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện duy tiên khoá luận tốt nghiệp 686 (Trang 70 - 78)

3.2. Một số giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tạ

3.2.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức điều hành

Việc cải tiến, chấn chỉnh bộ máy tổ chức điều hành có tác động đến toàn bộ quá trình hoạt động của ngân hàng trong đó có hoạt động hạn chế rủi ro. Vì vậy Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên cần xem xét đánh giá hiệu quả của tổ chức bộ

máy hiện tại và tìm ra các biện pháp cải tiến phù hợp với thực tế hoạt động của chi nhánh. Tất cả các phòng ban nên hỗ trợ nhau và giúp đỡ lẫn nhau để phát huy đuợc hết năng lực của mình, góp phần thúc đẩy toàn chi nhánh đoàn kết, thống nhất, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Hiện nay, tại Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên công tác hạn chế rủi ro tín dụng do phòng Kế hoạch - Kinh doanh thực hiện, chua có phịng chun trách cụ thể. Truớc hết Ban lãnh đạo cần xem xét tách phòng cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp sau đó có thể thành lập thêm những phòng nhu phòng thẩm định, phòng quản lý rủi ro, phòng quản lý nợ',... Việc thực hiện tách biệt những phòng ban cụ thể, mỗi phòng ban một nhiệm vụ sẽ giúp các cán bộ trong phòng ban tập trung vào một công việc nhất định, nâng cao khả năng nghiệp vụ từ đó cơng việc cũng đuợc hoàn thành một cách hiệu quả hơn, tránh tình trạng chồng chéo các nghiệp vụ với nhau khiến công việc bị dồn đống.

Mỗi ngành nghề sẽ có những đặc trung cụ thể về môi truờng kinh doanh, sản phẩm buôn bán, vậy nên Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên cũng nên thành lập các nhóm, các tổ khác nhau, mỗi tổ thực hiện cho vay một ngành nghề nhất định. Cán bộ có hiểu biết rõ về ngành, lĩnh vực mình đuợc giao sẽ thực hiện các nhiệm vụ lập hồ sơ, thẩm định, kiểm soát khoản vay hiệu quả hơn so với việc một cán bộ phải đảm nhận quá nhiều khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực riêng biệt. Điều vừa giúp cán bộ nâng cao thêm trình độ chun mơn vừa đảm bảo hạn chế rủi ro cho vay ở mức tối đa.

Để hỗ trợ thêm cho các bộ tín dụng, ngân hàng có thể thực hiện thuê thêm một số chuyên gia thẩm định bên ngoài hỗ trợ cán bộ nhân viên trong việc phân tích, đánh giá rủi ro đảm bảo các quyết định tín dụng đua ra là đúng đắn và đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng.

3.2.2. Hồn thiện cơng tác thẩm định, xét duyệt cho vay và phân tích tín dụng.

Việc xây dựng đuợc công tác thẩm định hiệu quả là công việc tất yếu của mọi ngân hàng. Công tác hạn chế rủi ro tín dụng có hiệu quả hay không cần phải đuợc thực hiện nghiêm túc và cẩn trọng ngay từ những buớc đầu tiên, các cán bộ thẩm định cần thực hiện thẩm định thật chính xác, xác định đuợc tình hình tài chính, phuơng án trả nợ, thu nhập bình qn của khách hàng để xác định khả năng trả nợ

của khách hàng.

Để đánh giá đúng về khách hàng, ngân hàng nên định kì thực hiện kiểm tra, xác định rủi ro tổng thể của khách hàng thông qua xác định giới hạn tín dụng. Việc này giúp ngân hàng có cái nhìn tồn diện và bao qt hơn về khách hàng: tình hình tài chính, khả năng hoạt động kinh doanh và triển vọng phát triển của khách hàng trong tương lai để đưa ra những đánh giá chính xác, phù hợp về rủi ro khách hàng. Cần liên tục đổi mới hệ thống phân tích để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và đối với địa bàn hoạt động, không nên quá áp đặt theo các tính tốn của các nước có điều kiện khơng tương đồng.

Các điều kiện trong hợp đồng tín dụng cần được điều chỉnh phù hợp với điều kiện của từng nhóm khách hàng khác nhau như lãi suất, các TSĐB, phương án trả nợ,...để tránh tình trạng mức độ rủi ro cao hơn so với lợi nhuận ngân hàng đạt được. Đối với các khách hàng có điểm xếp hạng thấp thì lựa chọn TSĐB có tính thanh khoản cao, số vốn cho vay không quá lớn,... Các điều kiện pháp lý được áp dụng trong hợp đồng cần đảm bảo nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc trả nợ đúng hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích của khách hàng vay vốn, sẵn sàng tham gia giải quyết khi có rủi ro không lường trước đồng thời hợp đồng phải nên có những điều kiện chặt chẽ bảo vệ lợi ích của ngân hàng.

3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ tín dụng.

Nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng nhất trong bất cứ một công ty, tổ chức nào và đặc biệt đối với Ngân hàng - lĩnh vực kinh doanh chứa nhiều rủi ro thì nhân tố này lại càng quan trọng. Vậy nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ tín dụng là cực kì cần thiết đối với các ngân hàng thương mại.

Các cán bộ tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên có trình độ chun môn khá yếu, chủ yếu là do tự học hoặc do các cán bộ đi trước truyền lại. Ban lãnh đạo cần quan tâm đến đội ngũ cán bộ tín dụng vì hoạt động tín dụng là hoạt động phức tạp, cần những người có trình độ chun mơn cao, am hiểu sâu rộng tình hình kinh tế và các vấn đề khác trong xã hội. Một số biện pháp nâng cao năng lực cán bộ như: thường xuyên mở các lớp tập huấn cho nhân viên, cử các cán bộ nhân viên có năng lực lên Hội sở học tập kinh nghiệm, phổ biến rộng rãi toàn ngân hàng các chính sách, quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước,... Các giảng

viên tham gia giảng dạy nên là những người có trình độ chun mơn cao, có uy tín và đã có kinh nghiệm trong việc giảng dạy nhiều năm.

Ngoài việc tổ chức các lớp học đào tạo thì các cá nhân cán bộ nên tự học tập, tìm đọc những tài liệu tham khảo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Ban lãnh đạo nên thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên kiến thức của các cán bộ tín dụng để kịp thời đưa ra kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo phù hợp hoặc có thể thực hiện đưa thêm các cán bộ đủ trình độ vào thay thế những cán bộ thiếu kĩ năng. Đối với những cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, năng lực làm việc và ln hồn thành tốt các công việc được giao thì nên thực hiện thăng chức và giúp đỡ hết sức cho các nhân viên này.

Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là hình ảnh đại diện của cả ngân hàng vậy nên vấn đề đạo đức cũng được đặt lên hàng đầu. Đối với những cán bộ có ý định chuộc lợi cho bản thân, họ có thể làm giả hồ sơ tín dụng hoặc thơng đồng với khách hàng làm giả hồ sơ vay vốn, hay nâng giá TSĐB rồi đút túi riêng chiếm dụng vốn của ngân hàng. Vậy nên nhằm nâng cao tinh thần và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng, ngân hàng cần có chế độ lương thưởng và đãi ngộ phù hợp, ngược lại với những cán bộ thực hiện sai phạm, vi phạm đạo đức cần có những biện pháp răn đe hợp lí, trách phạt hoặc đối với những trường hợp nặng hơn cần đưa ra xử lý trước pháp luật.

Chi nhánh cần có chế độ lương, thưởng phù hợp với trình độ chuyên mơn, đạo đức của cán bộ. Gắn liền lợi ích của ngân hàng và của cán bộ khiến cán bộ ngày càng cố gắng nỗ lực trong công việc. Những nhân viên hoàn thành xuất sắc công việc sẽ có bằng khen và tiền thưởng xứng đáng với công sức, còn những cán bộ thiếu tinh thần làm việc, ỷ lại sẽ bị xử lý nghiêm minh. Chính như vậy sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, trách nhiệm của tất cả các cán bộ nhân viên giúp cho hoạt động của toàn ngân hàng nói chung và công tác hạn chế rủi ro cho vay khách hàng cá nhân nói riêng có kết quả tốt đẹp.

3.2.4. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm sốt nội bộ có điểm mạnh vì nó nhanh chóng, kịp thời phát hiện các tình huống bất ngờ ngay khi vấn đề vừa phát sinh do việc kiểm tra được thực hiện định kỳ và liên tục. Ban lãnh đạo sẽ biết được sớm các rủi ro, sai phạm

này đến từ đâu, nguyên nhân phát sinh nhu: do sự yếu kém trong chuyên mơn của cán bộ tín dụng hay do cố tình tham lợi cá nhân,... để kịp thời ngăn chặn tránh hậu quả nghiêm trọng xảy ra gây cản trở trong công tác thu hồi nợ và tốn kém chi phí của ngân hàng. Vậy nên hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ nghiêm ngặt, hoạt động hữu hiệu là cực kì cần thiết.

Để hồn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ cần tổ chức những đợt kiểm tra tín dụng nội bộ nhằm phát hiện đuợc những sai sót trong hoạt động cho vay, nâng cao trình độ chuyê môn và đạo đức của cán bộ nhân viên đồng thời kết hợp chặt chẽ với các phòng ban khác nhằm trao đổi thông tin phát hiện đuợc sớm dấu hiệu rủi ro tín dụng. Với cơ chế quản lý kiểm sốt nội bộ tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế đuợc những sai sót trong q trình thẩm định, xét duyện cho vay nhu TSĐB không đủ điều kiện thế chấp, q trình phân tích tín dụng chua phát hiện đuợc hết các rủi ro của khách hàng, khoản vay chua đủ điều kiện cho vay. Qua đó kịp thời thu hồi nợ đối với những khoản vay có vấn đề và giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro tín dụng tiềm ẩn.

3.2.5. Tăng cường các biện pháp giải quyết nợ có vấn đề và nợ xấu

Khi xác định đuợc các nhóm khách hàng có nợ xấu, Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên cần động viên, đôn đốc khách hàng trả nợ ngân hàng trong thời gian sớm nhất. Chi nhánh cần đua ra các biện pháp hợp lý để tháo gỡ những khó khăn cho khách hàng cũng nhu tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi đuợc vốn vay. Chi nhánh cần tu vấn cho khách hàng các biện pháp giải quyết khó khăn nhu: cách tiết kiệm chi phí, tìm các nguồn sản phẩm đầu vào rẻ hơn, xử lý các sản phẩm tồn đọng, chuyển sang kinh doanh lĩnh vực khác có triển vọng hơn hoặc thậm chí Chi nhánh có thể cho khách hàng vay vốn mới để phục hồi lại tình trạng kinh doanh của khách hàng. Các biện pháp nhu: giảm nợ, gia hạn nợ hoặc hạ lãi suất vay cần đuợc thực hiện đúng mực vì các biện pháp này có khả năng áp dụng sai đối tuợng khiến ngân hàng lại càng lâm vào tình trạng nợ xấu tăng cao. Vậy nên chi nhánh nên phân loại chính xác các khách hàng có khả năng trả nợ và khơng có khả năng trả nợ, nguyên nhân trả nợ chậm của khách hàng là nguyên nhân chủ quan hay khách quan,... từ đó có cơ sở để giúp khách hàng khắc phục và hạn chế tối đa rủi ro xảy ra trong khả năng của ngân hàng. Truờng hợp những khoản nợ xấu do sự chủ quan của

cán bộ ngân hàng gây ra thì cần tiến hành kiểm tra, xác minh và quy trách nhiệm cụ thể, buộc phải bồi hồn, nếu khơng thực hiện đuợc phải xử lý nghiêm túc. Nếu cán bộ ngân hàng cố ý lừa đảo, móc ngoặc với khách hàng để rút vốn ngân hàng thì phải đề nghị cơ quan chức năng truy tố truớc pháp luật, nhằm răn đe các đối tuợng khác. Bên cạnh đó, Chi nhánh nên linh hoạt hơn trong việc sử dụng các biện pháp khác nhu: Tu vấn cho khách hàng về các đối tác có quan hệ kinh tế để tránh xảy ra các vụ lừa đảo, hoặc các hợp đồng vô hiệu dẫn đến rủi ro cho khách hàng cũng là cho cả ngân hàng. Chủ động và thuờng xuyên thực hiện cơ cấu lại nợ, đảm bảo minh bạch, tránh các tiêu cực có thể xảy ra.

3.2.6. Tăng cường công tác thu thập thông tin, nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng và thực hiện hợp tác với các ngân hàng cùng khu vực

- Nâng cấp hệ thống thông tin đánh giá khách hàng

Thông tin khách hàng là yếu tố quan trọng trong công tác chấm điểm và xếp hạng khách hàng từ đó xác định đuợc những rủi ro của khách hàng và giúp ích đuợc trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng. Việc thơng tin khách hàng đuợc cập nhật thuờng xuyên, chính xác và kịp thời cả về số luợng và chất luợng sẽ giúp nâng cao tính khả thi của chiến luợc quản lý rủi ro tín dụng.

Để có đuợc hệ thống thông tin đầy đủ và có ích, Agribank Chi nhánh huyện Duy Tiên cần thực hiện xây dựng hệ thống thơng tin phịng ngừa rủi ro cho riêng mình. Truớc hết chi nhánh cần tận dụng những thông tin thu thập đuợc từ trung tâm CIC của ngân hàng Nhà nuớc, sau đó cần hiện đại hóa hệ thống thu thập và xử lý thông tin khách hàng, phổ biến cho các nhân viên thực hiện tốt công tác này. Từ tất cả các nguồn có thể thu thập đuợc, cán bộ tín dụng thực hiện loại bỏ những dữ liệu khơng cần thiết, ghi chép lại các dữ liệu quan trọng tạo lên cơ sở dữ liệu cho hệ thống, cung cấp cho Ban lãnh đạo và các nhân viên để có đuợc những quyết định chính xác.

Các nguồn thơng tin của khách hàng có thể đến từ nguời quen, bạn bè, hàng xóm của khách hàng, công ty khách hàng hiện đang công tác, các ngân hàng mà khách hàng đã từng sử dụng dịch vụ, trung tâm thông tin CIC,... Để thu thập đuợc các thông tin này, Agribank Chi nhánh huyện Duy tiên cần có mối quan hệ tốt và rộng rãi đối với các tổ chức, doanh nghiệp, các ngân hàng xung quanh địa bàn hoạt

động. Công việc này không chỉ do các cán bộ tín dụng thực hiện thu thập mà cần phải có sự hỗ trợ của tồn bộ các nhân viên bao gồm cả Ban lãnh đạo của chi nhánh.

Những thông tin liên quan đến thị truờng, sản phẩm mà khách hàng đua ra cũng nên đuợc quan tâm đến nhu giá đầu vào, giá sản phẩm bán ra, các đối thủ của khách hàng, khả năng cạnh tranh,... Việc thu thập những thơng tin này quan trọng vì cán bộ tín dụng cũng đánh giá rủi ro của khách hàng qua thị truờng khách hàng kinh doanh và nếu thị truờng biến động cán bộ tín dụng có thể kịp thời phát hiện ra đua ra những biện pháp hạn chế rủi ro.

- Tăng cường công tác thu thập thông tin:

Chất luợng của thơng tin có tác động trực tiếp đến tính chính xác của những quyết định tín dụng đuợc đua ra. Việc khơng cân xứng thơng tin là yếu tố gây ra rủi ro cho ngân hàng. Vậy nên việc tăng cuờng khai thác các thơng tin, tìm kiếm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau, rồi thực hiện đánh giá và chọn lọc các thơng tin có độ tin cậy cao là nhiệm vụ quan trọng của ngân hàng.

Khách hàng để thực hiện đuợc mục tiêu vay vốn của mình thì thuờng chỉ cung cấp những thơng tin tốt, có lợi cho bản thân và che dấu đi những thông tin xấu, bất lợi, tạo ra sự bất cân xứng về thông tin. Vậy nên công tác thu thập thông tin cần phải đuợc ngân hàng quan tâm và theo dõi sát sao. Truớc hết, ngân hàng phải có kho dữ liệu thơng tin khách hàng của riêng chi nhánh và các kỹ thuật phân tích có khả năng đo luờng đuợc rủi ro; xây dựng quy trình và các tiêu chí chuẩn mực để phục vụ cho khâu thu thập thông tin khách hàng. Các thông tin thu thập đuợc sẽ đuợc sàng lọc cẩn thận và tỉ mỉ đảm bảo chất luợng thơng tin có độ tin cậy cao. Sau đó thơng tin sẽ đuợc đua đến tồn bộ nhân viên của ngân hàng, các cán bộ có thể sử dụng, khai thác thơng tin hợp lí cho từng phần cơng việc của mình. Các thơng tin thu thập có hiệu quả khi đuợc các cán bộ tín dụng sử dụng và đua ra đuợc đúng

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện duy tiên khoá luận tốt nghiệp 686 (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w