3.2 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RRTK
3.2.2 Hoàn thiện quy trình quản trị RRTK trong hệ thống quy trình quản trị rủi ro
rủi ro
Điểm mấu chốt trong quy trình mà ta nên chú trọng để xây dựng và hồn thiện chính là cách thức các phịng ban tham gia lập và xử lý các báo cáo, cụ thể như sau:
Phòng Nguồn vốn sẽ quản lý trực tiếp các khách hàng lớn có hoạt động vay tiền hay mua bán ngoại tệ, bao gồm cả việc thỏa thuận mức lãi suất tiền gửi, thỏa thuận tỷ giá, thỏa thuận thời hạn và khối lượng mua bán, hay khối lượng tiền cho vay, đi vay với các khách hàng này.
Với mỗi nhóm khách hàng, Phịng Quản trị rủi ro sẽ đưa ra các hạn mức về khối lượng huy động, cũng như phần chênh lệch tính cho lợi nhuận của Ngân hàng và tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các hợp đồng tiền gửi của cách hàng - tỷ lệ này tính tốn dựa trên kỳ hạn của các hợp đồng tiền gửi này.
Khi thấy vượt các hạn mức trên, Phịng Nguồn vốn có trách nhiệm báo cáo ngay sang phòng Quản lý rủi ro, để xử lý kịp thời, hoặc tiếp tục cho thực hiện giao dịch, hoặc là thỏa thuận giao dịch khác với khách hàng, tùy theo thực trạng kinh doanh và thanh khoản của ngân hang. Các trường hợp này đều cần xin ý kiến của Phó tổng giám đốc phụ trách khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.
Trung tâm thanh toán quản lý tiền trên tài sản nostro, tại các thời điểm nhất định trong ngày, sẽ phải báo cáo cho phòng Nguồn vốn số dư tài khoản tạm tính, đã tính tốn tới dịng tiền về các tài khoản và các khoản tiền đi dự tính tính tời thời điểm đó. Việc cung cấp thơng tin này là rất cần thiết để phịng Nguồn vốn có thể có đủ khả năng và thời gian thực hiện các hoạt đông đi vay/cho vay, hay mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng với mục tiêu lợi nhuận và mục tiêu đảm bảo thanh khoản cho ngân hang.
3.2.3 Hoàn thiện hệ thống báo cáo liên quan đến RRTK
Bộ phận phụ trách quản trị rủi ro của BIDV cần phối hợp với các bộ phận liên quan cung cấp các báo cáo tổng hợp thông tin đa chiều và sâu sắc hơn, cụ thể:
- Báo cáo Chênh lệch cơ cấu
Tính hữu ích của loại báo cáo này giới hạn trong việc xác định “chênh lệch” về mặt lý thuyết giữa các tài sản, công nợ dài hạn và ngắn hạn. Vấn đề phát sinh đối với các sản phẩm và với các khoản mục thuộc bảng cân đối kế tốn khơng có ngày kết thúc theo hợp đồng như các tài khoản vãng lai, tài khoản tiết kiệm không kỳ hạn, vốn, tài sản cố định và các khoản mục tương tự, chúng ta cần sử dụng các giả thiết để lập báo cáo.
Những khoản mục như vốn, tài sản cố định, tài sản khác và công nợ tốt nhất nên được đặt trong biên độ hoặc “nhóm” kỳ hạn dài nhất. Các sản phẩm tài sản và công nợ liên quan tới khách hàng mà khơng có kỳ hạn xác định cũng cần được phân bổ vào các biên độ kỳ hạn. Mục đích duy nhất của báo cáo này là chỉ rõ chênh lệch
cơ cấu, những kỳ hạn này tốt nhất được phân phối trong thời gian ngắn hạn như 1 tuần và 1 tháng.
Báo cáo này được xây dựng trên cơ sở sử dụng ngày đáo hạn cuối cùng theo hợp đồng của các sản phẩm và khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán. Các biên độ kỳ hạn được khuyến nghị là:
+ 1 tuần
+ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, trên 6 tháng đến 12 tháng
+ Trên 1 năm - 2 năm, trên 2 năm - 3 năm, trên 3 năm - 4 năm, trên 4 năm - 5 năm
+ Trên 5 năm
- Báo cáo Rủi ro Vốn (Thanh khoản ngắn hạn)
Mục đích của báo cáo này là nhằm đánh giá kịch bản nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Từ trước tới nay, các NHTW yêu cầu các ngân hàng phải tuân theo hình thức chỉ tiêu thanh khoản nào đó, thể hiện mối quan hệ giữa các tài sản thanh khoản và các
công nợ ngắn hạn. Vấn đề đối với chỉ tiêu “kế toán” này là thiếu những yếu tố chứng tỏ
là rất quan trọng khi khủng hoảng thanh khoản thực sự xảy ra trong thực tế:
+ Khả năng huy động vốn của Khối Nguồn vốn trên thị trường liên ngân hàng + Yếu tố thời gian: Có thể huy động hoặc cho vay bao nhiêu trong khoảng thời gian như thế nào?
+ Thời gian cần phải có trước khi các ngân hàng bắt đầu bán một số tài sản nhất định
+ Các ngân hàng có xu hướng bán các tài sản tại mức giá nào?
+ Bản chất của khủng hoảng thanh khoản: có tính hệ thống hay chỉ cục bộ trong ngân hàng?
+ Khả năng các ngân hàng sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng như bình thường?
+ Luồng tiền tạo ra từ kết quả của các công cụ phái sinh và các hoạt động ngoại bảng cân đối kế toán?
Báo cáo này sử dụng kỳ hạn 1 tuần và 1 tháng, Báo cáo này chỉ dựa trên một số lượng hạn chế các khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán. Các khoản mục khơng có ngày đáo hạn được tính theo một trọng số tương ứng, tổng tài sản thanh khoản
(thanh khoản thực có) phải bằng hoặc lớn hơn tổng cơng nợ (thanh khoản cần có). Các giả thiết được sử dụng như sau:
+ Trong tuần đầu tiên, Khối Nguồn vốn sẽ cố gắng để quản lý trạng thái thanh khoản của Ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng, chỉ các khoản mục tới hạn thường được Khối Nguồn vốn sử dụng được tính đến,
+ Việc tính tốn tính thanh khoản trong thời gian 1 tháng bao gồm các khoản mục như đối với thời gian 1 tuần cộng thêm các khoản mục khác là các công cụ và sản phẩm quản lý thanh khoản của Khối Nguồn vốn và ALCO.
+ Ngân hàng sẽ tiếp tục phục vụ khách hàng như bình thường, chỉ một số tài sản sẽ được bán - với mức giá chiết khấu - những tài sản này thường do Khối Nguồn vốn kiểm sốt theo chỉ định của ALCO nhằm mục đích quản lý tính thanh khoản như trái phiếu trong các danh mục kinh doanh và đầu tư (kế hoạch cấp vốn dự phòng),
+ Mọi luồng tiền tiềm năng được xét tới là luồng tiền phát sinh do hoặc có thể là kết quả của (hoạt động kinh doanh) sản phẩm phái sinh và các giao dịch ngoại bảng cân đối kế tốn khác,
+ Hai tình huống được sử dụng: Khủng hoảng thanh khoản tồn diện (có tính hệ thống) hoặc tình huống trong đó chỉ có ngân hàng báo cáo phải chịu các vấn đề về thanh khoản,
+ Các khoản mục khơng kỳ hạn thích hợp được tính trọng số theo kỳ báo cáo (1 tháng, 1 tuần) và loại hình đối tác.
- Báo cáo dự tính thanh khoản trong điều kiện kinh doanh bình thường
Mục đích của báo cáo này là nhằm mơ phỏng hay dự tính trạng thái thanh khoản thơng thường mà Ngân hàng sẽ có, với giả thiết “hoạt động kinh doanh bình thường”. Rõ ràng rằng thông thường, tất cả các khách hàng gửi tiền không đồng thời rút tồn bộ tiền mặt của mình cùng một lúc. Hành vi khách hàng cho thấy những xu hướng nhất định dựa trên sở thích về sản phẩm và dự tính về tỷ giá.
Các ngân hàng cố gắng gây ảnh hưởng tới hành vi khách hàng theo những cách nhất định bằng cách cung cấp các sản phẩm mới, thay đổi giá và chính sách định giá nhằm đạt được ngân sách đã đề ra về doanh số và thu nhập. Các ngân hàng
cũng xây dựng các kế hoạch vốn và đầu tư để xử lý chênh lệch cơ cấu và tuân thủ các chỉ tiêu về thanh khoản và cân đối kế tốn khác. Thật khơng may, khách hàng hiếm khi thực hiện theo dự tính và do vậy, sẽ có ích nếu đo lường và so sánh được các xu hướng thực tế với các mục tiêu ngân sách.
Phương pháp hồi quy tuyến tính có thể được sử dụng cho mọi loại sản phẩm có thể “thể hiện hành vi” khác so với lịch đáo hạn. Cơng nợ có kỳ hạn cố định là một trường hợp phản ánh rõ vấn đề này. Hầu hết các khoản tiền gửi kỳ hạn cố định đều được quay vòng hoặc được gửi lại dưới dạng các khoản tiền gửi mới. Một ví dụ khác là cho vay kỳ hạn cố định. Ngày đáo hạn thể hiện một lịch đáo hạn nhất định, ngân sách dự toán đưa ra một lịch đáo hạn khác, sự biến động thực tế của doanh số có thể lại khác hẳn. Các ngân hàng có thể điều chỉnh lượng (cung cấp) các khoản cho vay khi có nhu cầu của khách hàng nhưng sẽ rất khó để tạo ra doanh số cho vay nếu nhu cầu không tồn tại. Các ngân hàng sẽ rất khó khăn trong việc tăng doanh số tiền gửi kỳ hạn cố định khi khách hàng ưa thích các cơng cụ có lãi suất biến đổi hơn do hy vọng lãi suất sẽ tăng.
Không chỉ các xu hướng cần được xem xét kỹ lưỡng và phân tích kỹ lưỡng (tính chất mùa vụ, thay đổi ý thích, biến động doanh số do dự báo tỷ giá, các lựa chọn liên quan tới việc trả nợ và rút vốn sớm, v.v.) mà cả các kết quả của bảng cân đối kế toán chịu ảnh hưởng của xu hướng doanh số cũng cần được phân tích. Các chỉ tiêu của bảng cân đối kế tốn như thế nào, rủi ro vốn có tăng hay khơng, cách thức chêch lệch cơ cấu thay đổi, liệu chỉ tiêu thanh khoản của ngân hàng trung ương có được duy trì khơng, so sánh mức độ khác nhau giữa bảng cân đối kế toán so với bảng cân đối kế toán theo kế hoạch.