Giới thiệu tổng quan về tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 51)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Thanh Hóa

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thanh Hóa là tỉnh nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, cách thủ đơ Hà Nội 150 km về phía Nam theo Quốc lộ 1A; là một trong số ít các tỉnh hội tụ cả 03 vùng địa lý gồm vùng miền núi, đồng bằng và ven biển; có diện tích tự nhiên 11.129 km2, dân số trên 3,5 triệu ngƣời, so với các địa phƣơng trong cả nƣớc đứng thứ 5 về diện tích và thứ 3 về dân số; có 27 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 24 huyện với 635 xã, phƣờng, thị trấn. Thanh Hóa có 102 km bờ biển và 192 km đƣờng biên giới với nƣớc bạn Lào; với vị trí địa lý nằm ở trung tâm kết nối các khu vực Đồng bằng Bắc Bộ, Duyên Hải miền Trung, Miền núi Tây Bắc, Đông Bắc Lào và Vịnh Bắc Bộ, nằm trên các tuyến đƣờng giao thông quốc gia quan trọng nhƣ: đƣờng sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 217, đƣờng Hồ Chí Minh; có cửa khẩu quốc tế Na Mèo, Khu kinh tế Nghi Sơn với cảng nƣớc sâu có khả năng tiếp nhận tàu 30.000 tấn đầy tải, theo quy hoạch có thể tiếp nhận tàu 50.000 tấn; Cảng hàng không Thọ Xuân….là những điều kiện

hết sức thuận lợi để Thanh Hóa phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, lợi thế giao lƣu kinh tế, thƣơng mại nhiều hƣớng với nhiều vùng miền trong cả nƣớc và quốc tế, đặc biệt là với nƣớc Lào.

Về vị trí địa lý kinh tế, chính trị của Thanh Hóa có những điểm nổi bật sau:

- Nằm ở cửa ngõ giao lƣu giữa Bắc Bộ với Trung Bộ và Nam Bộ, giữa Vùng KTTĐ Bắc Bộ với Vùng KTTĐ Trung Bộ, đồng thời nằm trên các tuyến giao lƣu quan trọng của hệ thống đƣờng quốc tế và quốc gia nhƣ: tuyến đƣờng sắt Thống Nhất, quốc lộ 1A, quốc lộ 10; đƣờng 15A và đƣờng Hồ Chí Minh xuyên suốt vùng Trung du Miền núi của tỉnh; có đƣờng 217 nối Thanh Hóa với tỉnh Hủa Phăn của Lào...nên có nhiều điều kiện để phát triển. Thanh Hố có

đƣờng biên giới chung với nƣớc CHDCND Lào dài trên 190 km; có các cửa khẩu Na Mèo, Tén Tần...Trong đó, tại cửa khẩu Na Mèo đƣợc quy hoạch xây dựng thành Khu kinh tế Cửa khẩu thời kỳ 2008-2015 (Quyết định số 52/2005/QĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ); đây là những lợi thế lớn để Thanh Hóa phát triển kinh tế cửa khẩu, mở rộng hợp tác và giao lƣu thƣơng mại quốc tế với các tỉnh Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan và các vùng lân cận thông qua hệ thống các tuyến đƣờng xuyên Á trong khu vực.

- Trong tƣơng lai Vùng KTTĐ Bắc Bộ có khả năng sẽ đƣợc mở rộng khơng gian về phía Nam (đến Thanh Hóa) tạo cơ hội để Thanh Hóa thu hút đầu tƣ phát triển nhanh hơn. Đặc biệt Thanh Hóa có Khu kinh tế Nghi Sơn, tại đây ngồi Khu liên hợp lọc hóa dầu (cơng trình trọng điểm quốc gia), khu cảng Nghi Sơn (tƣơng lai sẽ là cảng nƣớc sâu lớn ở phía Bắc), nhiều cơng trình kinh tế lớn khác sẽ đƣợc xây dựng… mở ra cơ hội phát triển mới, tạo bƣớc đột phá trong tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh cũng nhƣ của vùng Bắc Trung Bộ theo hƣớng CNH, HĐH.

- Về khí hậu và lƣợng mƣa: Thanh Hố có khí hậu khá đa dạng và phân hố mạnh theo khơng gian và thời gian. Lƣợng mƣa lớn, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào… là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm ngƣ nghiệp. Song các yếu tố khí hậu khắc nghiệt, đặc biệt là hạn hán, bão lụt, gió nóng,… ở đồng bằng ven biển phía Đơng và lũ quét, lạnh giá, sƣơng muối… ở vùng núi phía Tây cũng gây trở ngại khơng nhỏ cho sự phát triển chung, nhất là sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cƣ.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội:

3.1.2.1. Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế

Những năm qua, kinh tế Thanh Hóa ln duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng khá, năm sau cao hơn năm trƣớc. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,4%, cao nhất trong gần 30 năm đổi mới. Năm 2015, GDP (theo giá so sánh năm 1994) đạt 34.891 tỷ đồng, gấp 1,7 lần năm

2010, xếp thứ 8 cả nƣớc; GDP bình quân đầu ngƣời đạt 1.530 USD, gấp 1,9 lần, tăng nhanh hơn so với mức tăng trung bình của cả nƣớc.

- Sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản phát triển theo hƣớng nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 4%, vƣợt mục tiêu đại hội. Giá trị sản xuất năm 2015 gấp 1,24 lần năm 2010.

- Cơng nghiệp - xây dựng duy trì tốc độ tăng trƣởng khá, bình quân hàng năm tăng 13,7%; năm 2015, giá trị sản xuất ngành công nghiệp gấp 1,94 lần; ngành xây dựng gấp 2,1 lần so với năm 2010. Các sản phẩm công nghiệp truyền thống nhƣ: Xi măng, thuốc lá, vật liệu xây dựng... duy trì tốc độ tăng khá. Các dự án: Xi măng Long Sơn, thủy điện Trung Sơn và đặc biệt là dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (cơng trình trọng điểm quốc gia), có tổng mức đầu tƣ lớn nhất cả nƣớc từ trƣớc đến nay, đƣợc khởi cơng xây dựng.

- Dịch vụ có chuyển biến tích cực cả về quy mơ, loại hình và chất lƣợng. Tốc độ tăng trƣởng bình quân hằng năm đạt 11,9%. Năm 2015, giá trị sản xuất gấp 1,8 lần năm 2010. Thƣơng mại nội địa phát triển theo hƣớng văn minh, hiện đại; một số siêu thị, chợ đầu mối đã đi vào hoạt động; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ hằng năm tăng 23,9%. Xuất khẩu tăng trƣởng cao, giá trị hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu năm 2015 đạt 1,15 tỷ USD, vƣợt mục tiêu đại hội và gấp 2,9 lần năm 2010.

- Thu ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn ln vƣợt dự tốn, tốc độ tăng thu trung bình đạt 11,8%/năm, tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách bình quân hằng năm đạt 8,3%; tổng thu ngân sách giai đoạn 2011-2015 gấp 2,5 lần giai đoạn trƣớc, vƣợt mục tiêu đại hội. Chi ngân sách đáp ứng kịp thời nhiệm vụ trên các lĩnh vực.

- Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng. Kinh tế nhà nƣớc đƣợc sắp xếp, đổi mới cơ chế quản lý, hoạt động hiệu quả hơn; kinh tế tƣ nhân và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi phát triển nhanh, đóng góp ngày càng lớn cho tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hƣớng, gắn với khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng.

- Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản trong GDP giảm từ 24,2% năm 2010 xuống còn 17,6% năm 2015; tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 41,4% lên 42%; tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 34,4% lên 40,4%.

- Cơ cấu nội bộ các ngành kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của từng lĩnh vực, từng vùng, địa phƣơng và phù hợp với nhu cầu thị trƣờng. Trong nông nghiệp, tỷ trọng trồng trọt giảm từ 70,7% năm 2010 xuống 60,5% năm 2015; tỷ trọng chăn nuôi tăng từ 26,6% lên 35,5%. Lâm nghiệp chuyển từ khai thác rừng là chủ yếu sang bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh, trồng rừng và khai thác rừng trồng. Khai thác xa bờ chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong sản xuất thủy sản. Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng chi phối trong ngành cơng nghiệp. Đang hình thành và phát triển một số ngành cơng nghiệp mới, hiện đại, đóng góp lớn vào giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh nhƣ: Lọc hố dầu, sản xuất điện...

- Cơ cấu vùng kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hƣớng hình thành các vùng kinh tế động lực, khu kinh tế, các khu công nghiệp và các vùng chuyên canh sản xuất nơng nghiệp hàng hóa gắn với lợi thế của từng vùng, từng địa phƣơng. Phân bố doanh nghiệp ngày càng hợp lý, từng bƣớc khắc phục tình trạng mất cân đối giữa các vùng, miền; tỷ trọng doanh nghiệp vùng đồng bằng chiếm 60%, vùng biển chiếm 26%, vùng miền núi chiếm 14%.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch tích cực, năm 2015 tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm, thủy sản giảm 11,2%, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,4%, dịch vụ tăng 2,8% so với năm 2010.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thanh hóa (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w