Hoạt động đối ngoại, vận động xúc tiến đầu tư và huy động vốn đầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thanh hóa (Trang 55)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hoạt động quản lý nhànƣớc trong cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh

3.2.4. Hoạt động đối ngoại, vận động xúc tiến đầu tư và huy động vốn đầu

đầu tư phát triển

Tỉnh đã quan tâm củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính quốc tế lớn nhƣ: WB, ADB, JICA, AFD, KEXIMBANK, với Đại sứ quán một số nƣớc tại Việt Nam, TP. Seongnam - Hàn Quốc, tỉnh Mittelsachsen - CHLB Đức, các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng - Lào và nhiều nhà đầu tƣ lớn của các nƣớc châu Á và châu Âu...; đồng thời, đã đổi mới nội dung, phƣơng thức xúc tiến đầu tƣ, thƣờng xuyên làm việc trực tiếp với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong và ngoài nƣớc nhƣ: Tập đoàn Daesang, Hyosung Hàn Quốc, Công ty Idemitsu Kosan (Nhật Bản), Tập đoàn Điện Lực Việt Nam, Tập đoàn

dệt may, Tập đồn Dầu Khí quốc gia, Tập đồn FLC, Tập đồn Vingroup, Tập đoàn Sungroup...; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ƣơng để tăng cƣờng xúc tiến đầu tƣ và thu hút các nguồn vốn ODA, vốn FDI, vốn của các tổ chức phi chính phủ, qua đó đƣa Thanh Hóa vƣợt lên xếp thứ 6 của cả nƣớc về thu hút vốn FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tƣ gần 13 tỷ USD và xếp thứ 6 cả nƣớc về năng lực hội nhập kinh tế quốc tế (PEII).

Giai đoạn 2011 - 2015, tỉnh đã ban hành và thƣờng xuyên bổ sung, cập nhật Danh mục các dự án ƣu tiên kêu gọi đầu tƣ, làm cơ sở để các cấp, các ngành thực hiện công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ. Trong 5 năm qua, đã vận động, thu hút đƣợc 23 chƣơng trình, dự án ODA với tổng số vốn ODA 414 triệu USD; huy động đƣợc 50 triệu USD vốn tài trợ của các Tổ chức phi chính phủ (NGO); thu hút đƣợc 705 dự án đầu tƣ trực tiếp (trong đó có 32 dự án FDI) với tổng vốn đầu tƣ đăng ký 132.000 tỷ đồng và 2,57 tỷ USD; điều chỉnh tăng vốn cho 34 dự án FDI với số vốn đầu tƣ tăng thêm 3,065 tỷ USD. Huy động vốn đầu tƣ phát triển 5 năm 2011 - 2015 ƣớc đạt 327,7 nghìn tỷ đồng, gấp 3,9 lần giai đoạn 2006 - 2010, trong đó: vốn ngân sách nhà nƣớc 51,1 nghìn tỷ đồng (gấp 2,3 lần), vốn tín dụng 46,5 nghìn tỷ đồng (gấp 3 lần), vốn doanh nghiệp nhà nƣớc 8,1 nghìn tỷ đồng (gấp 2,3 lần), vốn đầu tƣ nƣớc ngồi 105 nghìn tỷ đồng (gấp 7,5 lần), vốn đầu tƣ của khu vực dân cƣ và các thành phần kinh tế khác 117 nghìn tỷ đồng (gấp 4,1 lần); kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh từng bƣớc đƣợc đầu tƣ đồng bộ theo hƣớng hiện đại, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp.

Nhiều dự án đầu tƣ lớn có tác động lan tỏa đã và đang đƣợc triển khai thực hiện nhƣ: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn (tổng mức đầu tƣ 9,2 tỷ USD), Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1, Nhiệt điện Nghi Sơn 2 (3,5 tỷ USD); Xi măng Long Sơn, xi măng Công Thanh giai đoạn II (13.000 tỷ đồng); FLC SamSon Golf Links (600 tỷ đồng), khu đô thị du lịch sinh thái FLC Sầm Sơn (11.488 tỷ đồng). Nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng quan trọng nhƣ: Đƣờng từ Cảng hàng không Thọ Xuân đi KKT Nghi Sơn (4.200 tỷ đồng); Cảng hàng không Thọ Xuân, các tuyến đƣờng Quốc lộ qua địa bàn tỉnh (Quốc lộ 1A, Quốc lộ 217, Quốc lộ 47);

các tuyến đƣờng tỉnh lộ, các tuyến đƣờng kết nối các trục phát triển kinh tế, các tuyến kết nối với các huyện miền núi, một số cảng sông, bến cảng biển, hạ tầng Khu kinh tế Nghi Sơn, các nhà máy cấp nƣớc, hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc,... đã đƣợc đầu tƣ, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thu hút đầu tƣ vào tỉnh.

Phát triển doanh nghiệp và hợp tác xã đƣợc quan tâm, trong 5 năm đã thành lập mới 5.358 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký 22.552 tỷ đồng, gấp 1,5 lần về số doanh nghiệp và 1,4 lần số vốn đăng ký so với cùng kỳ. Lũy kế đến năm 2015, có 7.719 doanh nghiệp đang hoạt động; tỷ lệ doanh nghiệp đang hoạt động/vạn dân ƣớc đạt 22 doanh nghiệp, tăng 11 doanh nghiệp so với năm 2010.

3.2.5. Về cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

Cơng tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng đƣợc Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo quyết liệt, nhất là các dự án trọng điểm; đồng thời vận động các tổ chức đoàn thể tham gia. Các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh đƣợc ban hành kịp thời, đầy đủ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc triển khai thực hiện nhƣ: Quyết định số 4366/2009/QĐ- UBND ngày 09/12/2009 về quy định chính sách bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất trong Khu Kinh tế Nghi Sơn; Quyết định số 3162/2014/QĐ-UBND ngày 26/9/2014 về quy định chính sách bồi thƣờng hỗ trợ và tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 830/2015/QĐ-UBND ngày 13/3/2015 về ban hành đơn giá bồi thƣờng thiệt hại cây trồng vật nuôi khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về quy định bảng giá đất thời kỳ 2015 - 2019 trên địa bàn tỉnh...

Nhiều cấp ủy, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động, tích cực trong công tác bồi thƣờng GPMB các dự án đầu tƣ trên địa bàn, phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể, các nhà đầu tƣ tháo gỡ nhiều khó khăn, vƣớng mắc về mặt bằng để triển khai các dự án. Việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân đƣợc triển khai thực hiện với nhiều hình thức phong phú, thích hợp tạo đƣợc

sự đồng thuận trong nhân dân trong triển khai thực hiện nhiều dự án.

Một số địa phƣơng có nhiều dự án đầu tƣ trên địa bàn nhƣ UBND thành phố Thanh Hóa, UBND thị xã Sầm Sơn và UBND huyện Tĩnh Gia đã thành lập Ban giải phóng mặt bằng và tái định cƣ để chỉ đạo thực hiện, đồng thời cử cán bộ chuyên môn thƣờng xuyên bám dân, bám hiện trƣờng để tập trung xử lý, giải quyết các vấn đề liên quan đến kiến nghị của ngƣời dân, qua đó nhiều dự án đã đƣợc bàn giao mặt bằng đảm bảo tiến độ cho nhà đầu tƣ, nhất là các dự án đầu tƣ lớn nhƣ: Liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn, Nhiệt điện Nghi Sơn, Xi măng Long Sơn, Xi măng Công Thanh, Thủy điện Trung Sơn, Sân Golf và Khu đô thị du lịch sinh thái xã Quảng Cƣ (giai đoạn 1), Khu thƣơng mại và đô thị trung tâm thành phố Thanh Hóa, Cảng tổng hợp quốc tế gang thép Nghi Sơn, Cảng hàng không Thọ Xuân, các tuyến đƣờng Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh, Quốc lộ 217, các tuyến đƣờng tỉnh lộ...

3.2.6. Về cung cấp thông tin, đảm bảo môi trường an ninh, trật tự

Các cấp, các ngành đã kịp thời cung cấp thông tin cho các nhà đầu tƣ, doanh nghiệp thông qua việc đăng tải các thơng tin về thủ tục hành chính, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách, danh mục dự án kêu gọi đầu tƣ trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và các trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tƣ, doanh nghiệp giải quyết cơng việc và nghiên cứu, tìm hiểu cơ hội đầu tƣ. Hàng năm, UBND tỉnh đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt và giải quyết những khó khăn, vƣớng mắc của doanh nghiệp, đồng thời tiếp thu những ý kiến, kiến nghị của doanh nghiệp đối với các cơ quan nhà nƣớc.

Cơng tác bảo đảm an ninh, trật tự, an tồn xã hội đƣợc tăng cƣờng; các lực lƣợng chức năng thƣờng xun theo dõi, nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn - xã hội trên địa bàn; ứng phó kịp thời với các diễn biến do tác động của các tranh chấp trên biển Đông; tổ chức nhiều đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm và tệ nạn xã hội, trong đó tập trung vào các loại tội phạm can dự vào các hoạt động kinh tế, nhất là đất đai, khoáng sản, đầu tƣ xây dựng... nên

đã cơ bản ngăn chặn, loại trừ đƣợc tội phạm trộm cắp, gây rối, cản trở việc thực hiện các dự án, đình cơng, lãn cơng, tạo đƣợc niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ yên tâm phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn.

Giai đoạn 2011 - 2015, đã triệt xóa 844 ổ nhóm tội phạm hình sự, bắt và vận động đầu thú 1.775 đối tƣợng truy nã; điều tra xử lý 8.213 vụ, 15.158 đối tƣợng phạm tội về trật tự xã hội; tỷ lệ khám phá án trung bình hàng năm đạt 78%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96% trở lên; khởi tố 201 vụ với 309 bị can phạm tội kinh tế, tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính 1.576 vụ về kinh tế, 676 vụ về mơi trƣờng; trung bình hàng năm tội phạm giảm từ 3 - 5%.

Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi công vụ của cán bộ, công chức và xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi gây khó khăn, phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực đối với các doanh nghiệp đƣợc quan tâm thực hiện. Trong giai đoạn 2011 - 2015, đã tổ chức thực hiện 30 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với 147 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của tỉnh; qua đó, đã phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các sai phạm, góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cƣơng hành chính. Việc sắp xếp, tổ chức bộ máy và chuyển đổi vị trí cơng tác đƣợc các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc và đảm bảo theo quy định của Chính phủ; đến nay, đã có 19/20 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 27/27 huyện, thị xã, thành phố thực hiện chuyển đổi vị trí cơng tác đối với cán bộ, công chức, viên chức, với 1.807 lƣợt ngƣời đƣợc chuyển đổi (riêng Ban Dân tộc chƣa thực hiện do lực lƣợng cán bộ, cơng chức ít nên khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyển đổi).

3.2.7. Về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Cho đến nay các địa phƣơng đều rất coi trọng chỉ số PCI, xem đó là một chỉ số để nâng cao năng lực điều hành, cạnh tranh, nhằm cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ. Những năm gần đây, Thanh Hóa đã có nhiều cố gắng trong việc cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, kết quả chƣa đƣợc nhƣ mong muốn. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các đơn vị triển khai đồng bộ các giải pháp về cải thiện mạnh mẽ môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, nâng cao chỉ số năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh (PCI) và đã đạt đƣợc kết quả quan trọng.

Theo số liệu của Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI), Chỉ số PCI của tỉnh Thanh Hóa từ vị trí trung bình (đứng thứ 38 đến 52, giai đoạn 2006 - 2010) đã lên nhóm tốt cả nƣớc trong giai đoạn 2013 - 2015. Năm 2015 đạt 60,7 điểm, đứng thứ 10 cả nƣớc và đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ, tăng 2 bậc so với năm 2014 và tăng 34 bậc so với năm 2010. Trong 10 chỉ số thành phần, có 4 chỉ số đạt trên 6 điểm (chỉ số gia nhập thị trƣờng, tính minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo lao động), 3 chỉ số đạt trên 5 điểm (chỉ số tiếp cận đất đai, chi phí thời gian, thiết chế pháp lý); năm 2015, có 3 chỉ số tăng điểm so với năm 2014, gồm: Tính minh bạch, hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động.

Chỉ số PCI giai đoạn 2011 - 2015 đã phản ánh tổng hợp tác động tích cực của những chủ trƣơng, chính sách và chỉ đạo điều hành của tỉnh trong việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh, sự nỗ lực cố gắng của các cấp, các ngành và cán bộ, công chức tại các cơ quan nhà nƣớc; đồng thời đã nhận đƣợc nhiều phản hồi tích cực của các doanh nghiệp và nhà đầu tƣ về môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh của tỉnh so với giai đoạn 2006 - 2010.

Bảng 2.1. Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Thanh Hóa Giai đoạn 2011-2015 Chỉ số Gia nhập thị trƣờng Tiếp cận đất đai Tính minh bạch Chi phí thời gian Chi phí khơng chính thức

Tính năng động Hỗ trợ doanh nghiệp Đào tạo lao động Thiết chế pháp lý Cạnh tranh bình đẳng

PCI Xếp hạng

Nguồn: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh - www.pcivietnam.org

3.3. Kết quả hoạt động thu hút đầu tƣ của tỉnh Thanh Hóa

3.3.1. Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngồi

Trên cơ sở, mơi trƣờng đầu tƣ của tỉnh đƣợc cải thiện mạnh mẽ: Các chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI), năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số hội nhập kinh tế quốc tế (PEII) tăng cao và nằm trong nhóm các tỉnh dẫn đầu

cả nƣớc. Công tác vận động, xúc tiến đầu tƣ đƣợc đổi mới, gắn hoạt động xúc tiến đầu tƣ với xúc tiến thƣơng mại và du lịch; nhiều hoạt động xúc tiến đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài đƣợc tổ chức. Giai đoạn 2011 - 2015, đã

thu hút 25 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 2,56 tỷ USD (gồm cả dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2); điều chỉnh tăng vốn 32 dự án FDI với số vốn tăng thêm 3 tỷ USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực lên 59 dự án với tổng vốn đăng ký 12,8 tỷ USD, đứng thứ 6 cả nƣớc.

Chƣơng trình phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp, khu công nghệ cao đạt kết quả quan trọng. Kết cấu hạ tầng đƣợc đầu tƣ theo hƣớng đồng bộ, hiện đại. Đã điều chỉnh quy hoạch mở rộng Khu Kinh tế Nghi Sơn, quy hoạch và triển khai bƣớc đầu Khu công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng. Trong 5 năm, đã thu hút 115 dự án (09 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký 39.777 tỷ đồng và 2.453,34 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn đầu tƣ 26 dự án (08 dự án FDI) với tổng vốn tăng thêm 18.225 tỷ đồng và 3.122 triệu USD; tổng giá trị sản xuất của các doanh nghiệp ƣớc đạt 67.000 tỷ đồng; nộp ngân sách 13.500 tỷ đồng, vƣợt chỉ tiêu kế hoạch; giải quyết việc làm cho 63.700 lao động (chƣa tính khoảng 35.000 lao động xây dựng dự án Lọc hóa dầu Nghi sơn). Một số dự án trọng điểm, có tác động lan tỏa lớn đƣợc đẩy nhanh tiến độ, đặc biệt dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Năng lực bốc xếp hàng hóa qua Cảng Nghi Sơn năm 2015 ƣớc đạt 10 triệu tấn, gấp 2,5 lần năm 2010.

Theo số liệu tổng hợp của Cục Đầu tƣ nƣớc ngồi, Thanh Hóa hiện đứng thứ 9/63 địa phƣơng trên cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (FDI) với 70 dự án cịn hiệu lực, tổng vốn đăng ký 12,8 tỷ USD; vốn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với 52 dự án, tổng vốn đăng ký là 12,05 tỷ USD, chiếm 74% về số dự án và 94,14% về vốn đăng ký; tiếp theo là lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, bán lẻ hàng hóa, tƣ vấn và thƣơng mại dịch vụ.

Hiện nay Thanh Hóa đã có 14 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tƣ vào tỉnh, trong đó dẫn đầu là Nhật Bản với 10 dự án, tổng vốn đầu tƣ của Nhật Bản khoảng 5,18 tỷ USD (tổng vốn đăng ký là 11,78 tỷ USD), chiếm 70% tổng vốn đầu tƣ đăng ký; tiếp theo là Đài Loan, Hàn Quốc, Kuwait, Singapore và các quốc gia khác. Một số dự án lớn trên địa bàn tỉnh nhƣ: Liên hợp lọc hóa dầu

Nghi Sơn (9 tỷ USD) do nhà đầu tƣ Nhật Bản, Kuwait liên doanh với Tập đồn dầu khí Việt Nam; Nhà máy xi măng Nghi Sơn (622 triệu USD); Nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu Annora Việt Nam (103,5 triệu USD); Nhiệt điện Nghi Sơn 2 của Tổ hợp nhà thầu Marubeni - Nhật Bản và Tập đoàn điện lực Kepo - Hàn Quốc (2,3 tỷ USD)...

Nhìn chung, các dự án FDI đều triển khai cơ bản đảm bảo theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tƣ; các dự án đi vào hoạt động đã đóng góp vai trị hết sức quan trọng về tăng trƣởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm, thu ngân sách,… Tuy nhiên, kết quả thu hút vốn FDI của Thanh Hoá vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; cơ sở vật chất - hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn chƣa phát triển đồng bộ nên chƣa thu hút đƣợc nhiều nhà đầu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh thanh hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w