Ph.Ăng-ghen Lời nói đầu Lời nói đầu
viết cho cuốn sách nhỏ "Về vấn đề xã hội ở Nga"1* "Về vấn đề xã hội ở Nga"1*
Những dòng dưới đây được viết ra trong dịp tôi buộc phải luận chiến với một ơng Pi-e Ni-ki-tít-chơ Tca-trép nào đó. Trong một bài báo bàn về tờ tạp chí Nga "Tiến lên" ("Volksstaat", số 117 và số 118, năm 1874) xuất bản ở Ln Đơn, tơi đã có dịp nhắc qua tên ông này, song việc nhắc đó lại gây nên sự phẫn nộ đáng kính của ơng ta đối với tơi. Ơng Tca-trép lập tức cơng bố "Bức thư ngỏ gửi ơng Phri-đrích Ăng-ghen", Xuy-rích, năm 1874, trong đó ơng ta nói bừa đủ mọi thứ chuyện kỳ qi về tơi, thế rồi, để đối chọi lại sự ngu dốt quá chừng của tôi, ông ta đã nêu lên những ý kiến của bản thân về tình hình thực tế và triển vọng của cách mạng xã hội ở nước Nga. Tác phẩm bơi bác này, cả về hình thức lẫn nội dung, đều mang dấu ấn thông thường của chủ nghĩa Ba-cu-nin. Vì bức thư được công bố bằng tiếng Đức, cho nên tôi thấy cần phải đáp lại bức thư đó trên tờ "Volksstaat" (xem "Sách báo của giới lưu vong", chương IV và V, "Volksstaat", số 36 và những số tiếp theo, năm 1875). Phần thứ nhất của bức thư trả lời của tôi chủ yếu là sự phân tích phương _____________________________________________________________
1* Xem tập này, tr.751-767.
pháp đấu tranh của phái Ba-cu-nin trên văn đàn, phương pháp này chỉ hồ đồ gán cho đối phương đủ thứ chuyện xằng bậy. Trong bài báo đăng trên tờ "Volksstaat", tơi đã nói khá đầy đủ phần chủ yếu mang tính chất cá nhân này. Vì vậy, ở đây tơi bỏ qua phần ấy và chỉ để lại phần hai cho bản in riêng xuất bản theo ý muốn của nhà xuất bản, phần này chủ yếu bàn về điều kiện xã hội của nước Nga kể từ năm 1861, tức là từ khi có cái gọi là giải phóng nơng dân.
Sự phát triển của những biến cố ở nước Nga có ý nghĩa hết sức lớn đối với giai cấp công nhân Đức. Đế chế Nga đang tồn tại hiện nay là chỗ dựa vững mạnh cuối cùng của toàn bộ thế lực phản động Tây Âu. Điều đó đã biểu lộ hoàn toàn rõ trong những năm 1848 và 1849. Cũng vì nước Đức khơng chịu ủng hộ cuộc khởi nghĩa ở Ba Lan và khơng tiến đánh Nga hồng (như tờ "Neue Rheinische Zeitung" ngay từ đầu đã yêu cầu như vậy), cho nên vị Nga hồng ấy,năm 1849, mới có thể trấn áp được cuộc cách mạng Hung-ga-ri đã lan đến sát tận cổng thành Viên, và năm 1850 tại Vác-sa-va mới có thể xét xử được nước áo, Phổ và các tiểu bang Đức và khôi phục Quốc hội liên bang cũ. Và mới cách đây không lâu, vào đầu tháng Năm 1875, cũng giống như hai mươi nhăm năm trước đây, Nga hoàng đã nhận lời thề trung thành của các chư hầu của mình tại Béc-lin và đã chứng minh rằng hôm nay ông ta cũng vẫn còn là trọng tài của châu Âu. Bất cứ cuộc cách mạng nào ở Tây Âu cũng không thể giành được thắng lợi hoàn toàn, chừng nào ở bên cạnh nó cịn tồn tại nước Nga hiện nay. Mà nước Đức thì lại là nước láng giềng gần nhất của nước Nga, cho nên đòn tiến công đầu tiên của quân đội của thế lực phản động Nga sẽ giáng vào nước Đức. Bởi vậy, sự sụp đổ của chế độ Nga hoàng, sự diệt vong của Đế chế Nga là một trong những điều kiện đầu tiên của thắng lợi