I. Lời mở đầu 1500
1606 ph.ăng-ghen bút ký về nước đức 1607 huỷ hoại.
huỷ hoại.
3) Kết quả là cuius regio, eius reiglio1* và sự phân liệt thực tế của nước Đức, chủ yếu là phân ra miền Bắc theo đạo Tin lành, miền Tây - Nam Thiên chúa giáo là chính, nhưng có đủ thứ tín ngưỡng, và miền Đông - Nam Thiên chúa giáo hoàn tồn. Đây chính là nguồn gốc của sự phát triển tai hại của những năm 1740 - 1870 (Phổ, phân chia giữa miền Bắc và miền Nam, cuối cùng tiểu Đức và áo). Quá trình ngược lại ở nước Pháp. Đàn áp tín đồ huy- gơ-nơ (xem "Bút ký", tr.2)2*.
3. Nước Đức, một khi đã bị sa vào tình trạng thụ động và thối bộ, thì về mặt cơng nghiệp không tránh khỏi phải chịu ảnh hưởng của cục diện chính trị đang thay đổi trên một mức độ lớn hơn rất nhiều so với các nước hoạt động tích cực và tiên tiến về mặt cơng nghiệp. (Điểm này nên phát triển dưới hình thức chung.) Sự phân chia thành hai phe đã làm cho nội chiến trở thành một việc trước mắt. Sự liệt kê những cuộc chiến tranh trước năm 1648 - toàn là nội chiến. Người Pháp lợi dụng tình thế, lơi kéo các cơng tước theo
đạo tin lành và các đội quân đánh thuê Đức gia nhập đồng minh
và trả công cho họ. Điểm cao nhất là cuộc chiến tranh ba mươi năm.Trong thời kỳ Chiến tranh ba mươi năm, người Ai-rơ-len ở Đức, người Đức ở Ai-rơ-len - trong năm 1693 và năm 1806. Nhận xét về sự tàn phá. Kết quả kinh tế, xã hội, chính trị: nhượng bộ nước Pháp; Thụy Điển và Đan Mạch xâm nhập vào nước Đức; quyền can thiệp của các cường quốc - người bảo đảm; sự suy sụp hoàn toàn của quyền lực trung ương; quyền do châu Âu bảo đảm cho các quận vương Đức được nổi dậy chống hoàng đế, được tiến hành nội chiến và phản bội Tổ quốc.
4. Những năm 1648 - 1789
_____________________________________________________________
1* - đất nước của ai thì tơn giáo của kẻ đó 2* Xem tập này, tr. 805 - 806.
a.Tình hình chính trị của nước Đức. Các quận vương Đức dựa vào hoà ước Ve-xtơ-pha-li để trục lợi, tranh nhau bán mình cho nước ngồi. Nước ngồi - nước Pháp và cả những quận vương - thì lợi dụng sự suy yếu của nước Đức, từng bước thu tóm tất cả những lãnh địa Pháp thuộc Đức và làm cho tròn trĩnh đường biên giới An- da-xơ. Quyền lịch sử của nước Pháp và tiếng la thét của người Tơ- tơng về sự "cướp bóc".Biên giới ngơn ngữ vẫn chưa thay đổi, khoảng chừng từ năm 1000, trừ những vùng ở phía sườn trái dãy núi Vơ-dơ (Xem Men-cơ). Đó là tình hình chung.Đặc biệt là ở miền Bắc: sự vươn lên của một nước cạnh tranh với áo và đế chế - đó là nước Phổ. Sự phân chia thành Bắc và Nam bắt đầu gây tác động. Phê phán lịch sử Phổ. Phri-đrích II.- Sự hưng thịnh của nước Nga và sự lệ thuộc của Phri-đrích II đối với chính sách của Nga. Các cuộc nội chiến - hiện giờ đó là các cuộc chiến tranh giữa hai đối thủ: áo và Phổ.
b. Tình hình kinh tế. Thêm vào đó - sự chậm chạp thoát ra khỏi những hậu quả của cuộc Chiến tranh ba mươi năm và những
mưu toan của tầng lớp thị dân lại ngoi lên một lần nữa. Trong điều kiện đó, chỉ có dựa vào những đức tính vơ liêm sỉ thì mới có thể vươn lên lại. Hiện giờ chỉ có dựa vào sự can thiệp chính trị, dựa vào hành vi nhục nhã của các quận vương và những món tiền thưởng do nước ngồi ban cho chúng,thì mới có thể thực hiện được sự tiến bộ kinh tế. Tất cả điều đó chứng minh rằng về mặt kinh tế nước Đức đã trải qua một sự suy sụp sâu sắc biết chừng nào. Thời kỳ đó - khởi nguyên của chế độ gia trưởng. Sau năm 1648, nhà nước đã thật sự gánh lấy sứ mệnh chấp hành những chức năng xã hội và cũng vì những khó khăn về tài chính mà buộc phải làm việc đó. Hễ nơi nào khơng làm như thế thì nơi đó có tình trạng đình trệ (các khu giáo chủ Ve-xtơ-pha-li). Nhục nhã biết nhường nào! Và sự giúp đỡ của nhà nước ấy ít ỏi biết bao nhiêu! Mối quan hệ với thị trường thế giới thuần tuý mang tính chất thụ động. Chỉ với tư cách