CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA 7.1 Mục đích, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 94)

- Máy móc và thiết bị đo:

CÔNG TÁC TRẮC ĐỊA 7.1 Mục đích, nhiệm vụ

7.1. Mục đích, nhiệm vụ

- Xác định chính xác toạ độ độ cao các điểm lỗ khoan, điểm giếng đào, các điểm lộ nước dưới đất và các vị trí quan trắc.

- Xác định các tuyến đo địa vật lý.

7.2. Khối lượng công tác

Căn cứ vào nhiệm vụ cần giải quyết mà công tác trắc địa có khối lượng công tác như sau:

- Định tuyến khảo sát địa chất - địa chất thuỷ văn với khối lượng là 4 tuyến với tổng số 48 km lộ trình.

- Định tuyến địa vật lý với khối lượng là 10 tuyến, chiều dài mỗi tuyến từ 500÷

1000 m.

- Định vị toạ độ các điểm:

+ Đưa vị trí của 2 lỗ khoan thăm dò và 5 lỗ khoan quan sát từ bản đồ ra ngoài thực địa.

+ Xác định vị trí của các điểm đo sâu điện từ bản đồ ra ngoài thực địa. Đưa khoảng 100 điểm đo sâu điện từ thực địa lên bản đồ.

7.3. Thiết kế công tác

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ cũng như địa hình của khu vực nghiên cứu mà công tác trắc địa được tiến hành bằng phương pháp toạ độ cực. Phương pháp này có ưu điểm là độ chính xác cao, phù hợp với điều kiện thực tế thi công.

Xác định toạ độ và cao độ điểm nghiên cứu bằng máy kinh vĩ. Đo theo phương pháp toạ độ trên cơ sở các mốc trắc địa đã biết trước hoặc các mốc quốc gia, từ đó bắn điểm về vị trí nghiên cứu.

Cách tiến hành:

- Giả sử cần xác định toạ độ điểm C trên cở sở 2 mốc (A, B) cố định đã biết. - Dùng máy kinh vĩ (Hình II.7.1):

+ Đặt máy tại vị trí điểm A ngắm về phía B và C được góc BAC = α1. + Đặt máy tại vị trí B ngắm về A và C được góc ABC = α2.

+ Từ đó xác định được góc ACB = α3 = 1800 – (α1 + α2) - Cao độ điểm nghiên cứu được xác định bằng máy thuỷ bình. - Giả sử điểm D là điểm cần xác định toạ độ ta làm như sau:

+ Đặt máy tại B (B là điểm đã biết cao độ), đo chiều cao máy là (i), từ B ngắm về phía mia đặt tại D. Đọc số chỉ trên mia là (j). Độ cao điểm D được xác định theo công thức sau:

ZD = ZB + j – i

Hình II.7.1. Xác định toạ độ điểm bằng máy kinh vĩ

7.4. Chỉnh lý tài liệu

Trong quá trình đo, các số liệu được nghi vào sổ nhật ký. Sau mỗi ngày thi công phải tiến hành chỉnh lý và kiểm tra lại kết quả đo của ngày đó. Kết thúc quá trình đo kiểm tra lại một lần nữa. Độ chính xác của phép đo phải đảm bảo theo tiêu chuẩn của tài liệu hiện hành.

A D C B α1 α2 α3 α3

CHƯƠNG 8

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 94)