CÔNG TÁC QUAN TRẮC 5.1 Mục đích nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 88)

- Máy móc và thiết bị đo:

CÔNG TÁC QUAN TRẮC 5.1 Mục đích nhiệm vụ

5.1. Mục đích nhiệm vụ

Mục đích cơ bản của công tác quan trắc động thái nước dưới đất là xác định và giải thích các quy luật khách quan của quá trình hình thành nước dưới đất. Do quá trình hình thành nước dưới đất lại có hành loạt các nhân tố tự nhiên (địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn…) và các nhân tố nhân tạo nên cùng với đặc điểm nghiên cứu động thái nước dưới đất phải nghiên cứu đặc điểm sự biến đổi của các nhân tố kể trên theo thời gian và không gian.

Quan trắc động thái nước dưới đất trong giai đoạn này bao gồm các giai đoạn sau:

- Xác định sự thay đổi mực nước, chất lượng nước, lưu lượng và nhiệt độ của nước do ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và nhân tạo đối với tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst hệ tầng Bắc Sơn.

- Xác định mối quan hệ thủy lực giữa tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst hệ tầng Bắc Sơn (c – p1bs) với tầng chứa nước khe nứt hệ tầng Sông Hiến (t1sh).

- Xác định thông số địa chất thủy văn tính toán của tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst hệ tầng Bắc Sơn (c – p1bs).

5.2. Khối lượng công tác quan trắc

Để giải quyết các nhiệm đặt ra đồng thời dựa trên điều kiện tự nhiên của vùng mà trong giai đoạn này sẽ tiến hành quan trắc:

- Quan trắc động thái nước dưới đất tại các lỗ khoan (lỗ khoan thăm dò, lỗ khoan quan sát và các lỗ khoan của giai đoạn trước đang khai thác) trên phạm vi vùng ảnh hưởng của hành lang khai thác dự kiến. Như vậy, trong phương án này có tổng số 16 trạm quan trắc nước dưới đất, trong đó có 8 lỗ khoan gai đoạn trước, 3 lỗ khoan thăm

dò – khai thác và 5 lỗ khoan quan sát trong hút nước thí nghiệm. Ngoài ra còn tiến hành quan trắc tại các điểm nước mặt, tác giả bố trí hai trạm quan trắc nước mặt đò là suối Đồng Thu có hai điểm quan trắc đặt tại cầu Quang Sơn, cầu Đồng Thu. Tiếp theo là suối Khe Mo có 2 điểm, đặt tại suối Khe Mo và cầu treo Khe Mo.

Về chế độ quan trắc ở tất cả các lỗ khoan và các điểm quan trắc nước mặt đều được thực hiện chế độ quan trắc theo mùa:

- Mùa mưa: Quan trắc 5 ngày đo 1 lần. - Mùa khô: Quan trắc 10 ngày đo 1 lần.

Trong quá trình quan trắc sẽ tiến hành đồng thời lấy mẫu tại các lỗ khoan để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước theo thời gian. Các mẫu nước được lấy tại tất cả các điểm quan trắc với khối lượng là 4 mẫu trong một năm (3 tháng lấy mẫu 1 lần) của một trạm quan trắc. Như vậy trong một năm có 14.4 = 56 mẫu nước (tại lỗ khoan vách KT1 không lấy được mẫu).

5.3. Thiết kế công tác

Căn cứ vào nhiệm vụ cần giải quyết, công tác quan trắc sẽ tiến hành đo mực nước, đo nhiệt độ, lấy mẫu nước để phân tích thành phần hoá học, vi sinh, vi lượng tại các trạm quan trắc.

- Đo mực nước và lấy mẫu trong lỗ khoan được tiến hành như hút nước thí nghiệm.

- Đo nhiệt độ của nước bằng thả nhiệt kế, sau 2 phút đọc một lần.

Quy trình kỹ thuật quan trắc động thái nước dưới đất được tiến hành theo đùng quy trình quy phạm địa chất thuỷ văn đã ban hành. Lộ trình quan trắc được tiến hành nhất quán, các điểm quan trắc trong cùng một thời gian trong ngày đề quan trắc đồng bộ vào cùng một thời điểm.

5.4. Công tác chỉnh lý tài liệu quan trắc

Các tài liệu quan trắc đều nghi vào sổ nhật ký quan trắc bằng bút chì, sau đó ghi vào sổ lưu giữ bằng bút đen. Từ tài liệu thu thập hàng tháng phải lập đồ thị mối quan hệ giữa mực nước theo thời gian và lập đồ thị theo dõi sự biến đổi của chất lượng nước.

Sau khi kết thúc công tác quan trắc ngoài thực địa, cần tiến hành chỉnh lý tài liệu quan trắc, lập các bảng tổng hợp sự thay đổi mực nước, nhiệt độ và chất lượng nước…

nhằm theo dõi sự thay đổi về trữ lượng cũng như chất lượng nước dưới đất. Xác định và làm rõ nguyên nhân gây biến đổi để có biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời.

CHƯƠNG 6

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w