Phương pháp và thiết bị khoan

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 60)

- Máy móc và thiết bị đo:

3.3.2.Phương pháp và thiết bị khoan

* Địa tầng dự kiến

3.3.2.Phương pháp và thiết bị khoan

a. Phương pháp khoan

Căn cứ vào mục đích sử dụng của các lỗ khoan mà trong phương án này lựa chọn phương pháp khoan xoay lấy mẫu đối với các lỗ khoan thăm dò, thăm dò – khai thác và khoan xoay phá mẫu đối với lỗ khoan quan sát. Sử dụng phương pháp khoan xoay để thuận lợi cho việc thay đổi và mở rộng đường kính lỗ khoan để kết cấu ống chống, ống lọc phù hợp với thực tế thi công và yêu cầu thiết kế.

b. Thiết bị khoan

Do đặc điểm cấu trúc của các lỗ khoan có chiều sâu khoan và đường kính mở lỗ lớn, đồng thời để thực hiện tốt nhiệm vụ đặt ra. Chúng tôi sẽ sử dụng máy khoan xoay tự hành có nhãn hiệu URB – 3AM với đặc tính kỹ thuật được trình bày trong bảng.

Bảng II.3.4. Các đặc tính kỹ thuật của máy khoan URB – 3AM

STT Đặc tính kỹ thuật Đơn vị URB – 3AM

1 Chiều sâu khoan tối đa m 500

2 Đường kính mở lỗ mm 500

3 Đường kính kết thúc mm 91

4 Đường cấn khoan mm 60,3

5 Tốc độ roto Vòng/phút 110; 90; 340

6 Hệ thống điều khiển - Tời

7 Sức nâng của tời Tấn 25

8 Tốc độ cuốn cáp m/s 1,08; 1,88; 312

9 Công suất Mã lực 54; 60

10 Chiều cao tháp m 16

11 Dung tích máy trộn dung dịch m3 0,75

12 Máy bơm Chiếc 11DK

13 Cơ cấu dựng tháp - Hệ thống thủy lực

14 Xe vận chuyển Chiếc Maz

15 Trọng lượng tổng cộng Tấn 13,7

* Lưỡi khoan:

Trong phạm vi vùng nghiên cứu, phần phía trên là các trầm tích Đệ tứ gồm lớp phủ mềm, các lớp sét, cát lẫn sạn sỏi gắn kết yếu. Phía dưới là các trầm tích sét – bột kết, cát kết của hệ tầng Sông Hiến và đá vôi của hệ tầng Bắc Sơn. Căn cứ vào quy phạm thành phần đất đá như sau:

- Phần trên, đất đá có độ cứng từ 4÷6 (khoảng 13 m tính từ mặt đất trở xuống).

- Phần dưới, đất đá có độ cứng từ 7÷8 (khoảng từ 13 m đến hết chiều sâu nghiên

Như vậy lưỡi khoan được lựa chọn phù hợp với việc khoa các lớp đất đá có độ cứng như trên, đồng thời căn cứ vào thông số kỹ thuật của các loại lưỡi khoan mà trong phương án này sẽ sử dụng khoan hợp kim cứng.

Để khoan lấy mẫu, khoan phá mẫu bao gồm các loại lưỡi khoan có các thông số như sau:

Bảng II.3.5. Thông số kỹ thuật lưỡi khoan

STT Thông số kỹ thuật Lưỡi khoan

M5 Chòong 3 chóp T

1 Cấp đất đá khoan qua 4÷6 7÷8 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2 Đường kính Φ112; Φ132 Φ350; Φ219

3 Số răng chính 9÷12 -

4 Áp lực kên mỗi răng lưỡi khoan p0

(kg) 30÷60 -

5 Lưu lượng cho một 1cm lưỡi khoan

q0 (l/phút) 10÷15 -

6 Áp lực cần thiết lên 1 đơn vị đườngkính - 150÷200

7 Vận tốc đi lên của dòng dung dịch V(m/s) 0,03÷0,05 0,03÷0,05 8 Vận tốc cắt gọt của lưỡi khoan V(m/s) 0,6÷1,5 0,6÷1,2

* Ống mẫu:

Để thu được tài liệu chính xác, phải có tài liệu khoan thích hợp với đất đá của từng tầng để đảm bảo tỷ lệ mẫu lõi khoan ít nhất là 65% đối với đất đá bở rời và 75% đối với đất đá cứng, rắn chắc. Vì vậy khi khoan thăm dò lấy mẫu sẽ sử dụng ỗng mẫu có đường kính Φ110, tùy theo mức độ cấu tạo và phá hủy của đất đá có thể dùng ống mẫu đơn hay lòng đôi.

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 60)