CÔNG TÁC LẤY MẪU 6.1 Mục đích, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 91)

- Máy móc và thiết bị đo:

CÔNG TÁC LẤY MẪU 6.1 Mục đích, nhiệm vụ

6.1. Mục đích, nhiệm vụ

- Lấy mẫu và phân tích mẫu nước nhằm đánh giá chất lượng nguồn nước với độ tin cậy tương xứng với yêu cầu đánh giá trữ lượng công nghiệp để phục vụ yêu cầu cho sử dụng nhà máy.

- Xác định các thành phần hoá học, vi trùng, nhiễm bẩn và phóng xạ của nước. - Dự báo sự thay đổi của chất lượng nước theo thời gian.

6.2. Khối lượng công tác

6.2.1 Mẫu thạch học

Trong giai đoạn khoan thăm dò tôi tiến hành lấy mẫu ở các lỗ khoan thăm dò bằng ống mẫu nòng đôi Ф112/91 dài 3m. Tôi dự kiến 1 hiệp khoan từ 3 m đến 4 m lấy một mẫu. Do đó trong phương án này tổng số mẫu thạch học là 44 mẫu.

6.2.2. Mẫu nước

Trong giai đoạn nay tiến hành lấy mẫu ở tất cả các lỗ khoan hút nước thí nghiệm và các lỗ khoan quan sát.

- Đối với lỗ khoan hút nước thí nghiệm và các lỗ khoan khai thác thử: Dự kiến sẽ lấy mẫu ở 2 lỗ khoan thăm dò khai thác KT1, KT2. Hút nước thí nghiệm mỗi lỗ khoan lấy một mẫu để phân tích toàn diện và một mẫu để phân tích vi trùng. Các mẫu được lấy vào bắt đầu đợt bơm thí nghiệm, cuối đợt bơm thí nghiệm. Như vậy, tại mỗi lỗ khoan sẽ lấy 4 mẫu (trong cả hai đợt hút nước thí nghiệm và hút nước khai thác thử). Tổng số mẫu nước cần lấy ở cả 2 lỗ khoan là 8 mẫu.

- Đối với các lỗ khoan quan sát: Để đánh giá sự thay đổi chất lượng nước dưới đất theo thời gian, tác giả sự kiến ở mỗi lỗ khoan quan sát (không tính đến lỗ khoan vách của lỗ khoan KT1 trong hút nước thí nghiệm chùm) sẽ tiến hành lấy tổng số 4 mẫu để phân tích toàn diện và phân tích vi trùng theo thời lượng như sau:

+ Đầu đợt bơm mỗi lỗ khoan lấy 1 mẫu. + Cuối đợt bơm mỗi lỗ khoan lấy 1 mẫu.

+ 10 ngày sau khi bơm mỗi lỗ khoan lấy 1 mẫu. + 20 ngày sau khi bơm mỗi lỗ khoan lấy 1 mẫu.

Như vậy, tại 4 lỗ khoan quan sát sẽ có tổng số mẫu cần lấy là: 4.4 =16 mẫu. - Trong thời gian quan trắc 1 năm cứ 3 tháng lấy 1 mẫu phân tích hoá đơn giản ở tất cả các lỗ khoan khai thác, các lỗ khoan quan sát (không tính đến lỗ khoan vách) và các lỗ khoan quan trắc, dự kiến số lượng mẫu được lấy trong thời gian quan trắc 1 năm là: 6.4 = 24 mẫu nước được quan trắc.

Như vậy, trong toàn bộ phương án dự kiến tổng số mẫu nước được lấy là: 8 + 16 + 24 = 48 mẫu nước.

6.3. Thiết kế công tác

Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, công tác lấy mẫu được tiến hành theo đúng trình tự như sau:

Mẫu nước được lấy tại các lỗ khoan hút nước thí nghiệm được tiến hành lấy tại ngày vòi phun. Với các lỗ khoan quan sát thì mẫu nước được lấy bằng dụng cụ lấy mẫu chuyên dụng. Cách lấy mẫu như sau:

Khi lấy mẫu nước dưới đất, dùng dây thả một quả tạ vào trong lỗ khoan đến độ sâu cần thiết. Trong khi thả tạ dùng dây giữ xi lanh và sợi dây xuyên qua xi lanh. Sau đó thả xi lanh xuống, xi lanh sẽ rơi tự do theo dây xuống quả tạ và ép chặt vào quả tạ nhờ có tấm đệm bằng cao su, do đó sẽ lấy được mẫu nước ở độ sâu cần lấy. để khi kéo dụng cụ lấy mẫu lên tránh không cho hạt đất thành lỗ khoan rơi vào xi lanh thì trước khi kéo dụng cụ lên, thả một cái nút theo dây. Để chuyển nước từ xi lanh vào chai mẫu sẽ sử dụng một vòi cao su lắp vào van và mở van cho nước chảy vào chai đựng mẫu. Đường kính của dụng cụ lấy mẫu là 48mm cho dung dịch 0,6 lít.

- Với các mẫu phân tích đơn giản lấy 1 lít một mẫu. - Với các mẫu phân tích toàn diện lấy 2 lít một mẫu. - Với các mẫu phân tích vi sinh lấy 0,3 lít một mẫu. - Với các mẫu phân tích vi lượng lấy 1 lít một mẫu.

Đối với mẫu phân tích hoá, nước được lấy gần đầy chai, rồi đậy nút có gắn parafin hoặc cuốn vải màn để nơi thoáng mát. Thời gian từ khi lấy mẫu đến khi phân tích không được quá 3 ngày.

Với mẫu vi sinh nước phải được lấy đầy đến cổ chai, dung đèn cồn nung nóng nút chai rồi đậy thật nhanh, chai mẫu phải được bỏ vào bình lạnh và khoảng thời gian lấy mẫu đến khi phân tích mẫu không được vượt quá 12 giờ.

Dụng cụ đựng mẫu (chai, can) với được tráng sạch bằng nước cất và trước khi lấy mẫu cần phải rửa chai (can) 3 lần bằng nước định lấy mẫu, không lấy mẫu đầy chai, mực nước cách miệng châi khoảng 3÷5 cm.

Các chỉ tiêu phân tích như sau: - Phân tích nhiễm bẩn: NO-

2, NH+4, NO- 4, NO-

3… - Phân tích toàn diện: pH, Cl, SO2-

4, NO-

3, HCO3-, CO2, Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Fe2+, Fe3+…

- Phân tích vi lượng: Cd, Pb, Hg, As, Zn, Cu, F, Mn, Li… - Phân tích vi sinh Ecoli và colifom.

Việc lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển các loại mẫu (đa lượng, vi lượng, chuyên môn) tuân theo các quy định hiện hành.

6.4. Chỉnh lý tài liệu

Kết quả phân tích thành phần hoá học của nước dưới đất đều được kiểm tra và nghi chép vào sổ phân tích, lập các phiếu mẫu, vẽ đồ thị đánh giá quy luật biến đổi thành phần hoá học của nước, kết quả phân tích thành phần hoá học của nước được biểu diễn bằng công thức Cuôclôp hoặc dưới dạng đồ thị Stiff.

CHƯƠNG 7

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 91)