CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC KHOAN

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 52)

- Máy móc và thiết bị đo:

CHƯƠNG 3 CÔNG TÁC KHOAN

CÔNG TÁC KHOAN 3.1. Mục đích nhiệm vụ

- Xác định chiều sâu, chiều dài các đới nứt nẻ, khả năng chứa nước và không chứa nước của đất đá. Làm chính xác hóa các địa tầng, địa chất thủy văn có mặt trong vùng.

- Xác định phạm vi phân bố, chiều sâu, thế nằm, chiều dày tầng chứa nước khe nứt, khe nứt – karst hệ tầng Bắc Sơn (c-p1bs).

- Tiến hành các thí nghiệm về địa chất thủy văn và quan trắc động thái nước dưới đất.

- Các lỗ khoan thăm dò đạt yêu cầu thiết kế sẽ chuyển thành các lỗ khoan khai thác sau này.

3.2. Khối lượng công tác

Khối lượng công tác khoan phụ thuộc vào mức độ phức tạp về điều kiện địa chất thủy văn và của giai đoạn nghiên cứu. Nhằm đảm bảo về mặt trữ lượng hợp lý về mặt kinh tế.

3.2.1. Lỗ khoan thăm dò – khai thác

Theo yêu cầu của phương án nâng công suất thêm 1000 m3/ngày phục vụ cấp nước cho nhà máy xi măng Thái Nguyên, trong phần tính toán trữ lượng đã dự kiến khoan 2 lỗ khoan thăm dò – khai thác KT1, KT2.

Các lỗ khoan này được bố trí trên tuyến thẳng dọc theo đứt gãy F1 (lỗ khoan KT1 ở đầu tuyến, lỗ khoan KT2 ở cuối tuyến ), các lỗ khoan có chiều sâu dự kiến 70m. Khoảng cách giữa hai lỗ khoan liền nhau trên cùng một tuyến là 270m.

Để phục vụ cho việc đánh giá trữ lượng nước dưới đất cần phải xác định chính xác thông số địa chất thủy văn và điều kiện biên của tầng chứa nước. Mặt khác đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là tầng chứa nước nứt nẻ, karst. Vì vậy chúng tôi sẽ thiết kế lỗ khoan hút nước thí nghiệm chùm và lỗ khoan được chọn hút nước thí nghiệm chùm là lỗ khoan KT1. Chùm hút nước thí nghiệm bao gồm một lỗ khoan trung tâm KT1 và hai cặp lỗ khoan quan sát.

Cặp lỗ khoan quan sát thứ nhất gồm hai lỗ khoan 1a, 1b được bố trí trên tia song song với hành lang khai thác dự kiến (song song với đứt gãy F1) cách lỗ khoan trung tâm một khoảng (0,7÷1) lần chiều dày tầng chứa nước. Khoảng cách giữa các lỗ khoan

quan sát trong cặp này là 1m.

Cặp lỗ khoan quan sát thứ hai gồm lỗ khoan 2a, 2b được bố trí trên tia vuông góc với hành lang khai thác dự kiến (vuông góc với trục của đứt gãy F1) và cách lỗ khoan trung tâm KT2 một khoảng (0,7÷1) lần chiều dày tầng chứa nước, khoảng cách giữa

các lỗ khoan quan sát trong cặp này cũng lấy 1m.

Ngoài ra, để đo chính xác độ hạ thấp mực nước tại lỗ khoan trung tâm trong quá trình hút nước thí nghiệm, tác giả bố trí một lỗ khoan vách (b) ngay sát lỗ khoan trung tâm KT1. Chiều sâu nhiệm vụ của từng lỗ khoan được trình bày trong bảng II.3.1.

Bảng II.3.1. Bảng tổng hợp nhiệm vụ và số lượng lỗ khoan

Số TT Số hiệu lỗ khoan Tầng chứa nước nghiên cứu Chiều sâu dự kiến (m) Nhiệm vụ

1 KT1 c – p1bs 65 Khoan lấy mẫu thạch học, lấy mẫunước, thăm dò – khai thác.(*)

2 KT2 c – p1bs 65 (*)

3 b c – p1bs 60

Khoan phá mẫu, lấy mẫu nước, để quan trắc hút nước thí nghiệm chùm. (**)

4 1a t1sh 13 (**)

5 1b c – p1bs 60 (**)

6 2a t1sh 13 (**)

7 2b c – p1bs 60 (**)

Các lỗ khoan quan sát trình bày ở trên sau khi kết thúc thí nghiệm chùm sẽ được tận dụng đưa vào mạng quan trắc lâu dài động thái nước dưới đất.

Như vậy, trong toàn phương án có tổng chiều sâu mét khoan là 336 m trong đó có 130 m của 2 lỗ khoan thăm dò, 206 m của lỗ khoan quan sát.

3.3. Thiết kế công tác

3.3.1. Thiết kế cấu trúc lỗ khoan

Căn cứ vào mặt cắt địa chất thủy văn, mục đích nhiệm vụ của giai đoạn điều tra, lưu lượng yêu cầu cũng như trên cơ sở tham khảo cấu trúc của các lỗ khoan giai đoạn trước, mà trong phương án này địa tầng và cấu trúc của các lỗ khoan dự kiến như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Các lỗ khoan thăm dò – khai thác

Các lỗ khoan thăm dò khai thác (KT1, KT2) dự kiến cột địa tầng và kết cấu giống nhau. Vì vậy, ở đây tác giả chỉ trình bày địa tầng và kết cấu dự kiến của lỗ khoan thăm dò – khai thác KT1, còn lại các lỗ khoan thăm dò khác có kết cấu tương tự.

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 52)