Phân cấp trữ lượng

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 41)

Hình I.5 Dạng đường cong lưu lượng tại lỗ khoan LK1, LK3, LK4, LK5, LK6, LK

5.3.phân cấp trữ lượng

Trữ lượng khai thác nước dưới đất được hiểu là khối lượng nước dưới đất được khai thác bằng các công trình tập trung nước hợp lý về mặt kinh tế và kỹ thuật với chế độ khai thác nhất định, có chất lượng nước phù hợp với yêu cầu trong suốt thời gian tính toán sử dụng nước. Như vậy khi đánh giá trữ lượng khai thác nước dưới đất nhất thiết phải nghiên cứu lượng, chất, điều kiện khai thác và các thay đổi có thể xảy ra theo thời gian ở mức độ xác định bắt buộc nào đó.

Dựa vào mức độ nghiên cứu, độ tin cậy của các thông số địa chất thủy văn ở các giai đoạn trước và chất lượng nước dưới đất trong vùng nghiên cứu được phân thành các cấp như sau:

Trữ lượng cấp A: là trữ lượng được thăm dò và nghiên cứu với mức độ chi tiết đảm bảo làm sáng tỏ hoàn toàn điều kiện thế nằm, cấu trúc địa chất và các giá trị về mực nước hoặc mực nước áp lực của các tầng chứa nước cúng như các tính chất thấm của đất đá chứa nước, làm sáng tỏ điều kiện cung cấp của tầng chứa nước và khả năng phục hồi trữ lượng khai thác, xác định được quan hệ của nước dưới đất của tầng nghiên

cứu với nước mặt và nước của các tầng chứa nước khác. Chất lượng nước dưới đất được nghiên cứu với mức độ tin cậy đảm bảo khả năng sử dụng chúng theo yêu cầu đặt ra trong suốt thời gian tính toán sử dụng nước.

Trữ lượng cấp A được tính toán trong phạm vi xây dựng nhà máy nước bằng tổng lưu lượng thực hút nước thực của các lỗ khoan hút nước thí nghiệm hoặc các lỗ khoan khai thác nước. Trong những điều kiện địa chất thủy văn và thủy địa hóa phức tạp cũng như việc phục hồi trữ lượng khai thác bị hạn chế vì trữ lượng cấp A phải được đảm bảo bằng tài liệu thí nghiệm khai thác thử dài ngày khống chế liên tục chất lượng và trữ lượng nước theo thời gian. Trong trường hợp vận động của nước dưới đất không ổn định phải xác định được quy luật giảm mực nước trong các lỗ khoan hút nước theo thời gian với lưu lượng hút nước bằng lưu lượng khai thác nước, các mỏ nước dưới đất có điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi trữ lượng, cho phép tính toán vào trữ lượng cấp A, lượng nước bằng tổng lưu lượng các lỗ khoan hút nước thí nghiệm ở các thời điểm khác nhau có xét đến sự tương hỗ giữa các lỗ khoan hoặc lượng nước ngoại suy từ số

liệu hút nước theo quan hệ đã được xác lập giữa lưu lượng và độ hạ thấp mực nước. Giá trị hạ thấp mực nước ngoại suy trong trường hợp này không vượt quá 2 lần trị số hạ thấp mực nước khi hút nước và phải nhỏ hơn trị số hạ thấp mực nước cho phép.

Trên cơ sở đó, để xếp vào trữ lượng cấp A trong phương án này là tổng lưu lượng thực tế của cá lỗ khoan khai thác dài ngày, có chất lượng và lưu lượng ổn định

trong vùng nghiên cứu. Bao gồm lưu lượng khai thác của các lỗ khoan LK1, LK3, LK6, LK8, LK4 với tổng lưu lượng là 2765 m3/ngày.

Trữ lượng cấp C1: Trữ lượng được thăm dò và nghiên cứu ở mức độ chi tiết đảm

bảo làm sáng tỏ những đặc tính chung về cấu trúc địa chất, điều kiện thế nằm và sự phân bố của các tầng chứa nước. Chất lượng nước được nghiên cứu ở mức độ đảm bảo giải quyết sơ bộ vấn đề về khả năng sử dụng chúng cho nhiệm vụ đặt ra.

Trữ lượng cấp C1 được tính toán trong phạm vi diện tích nghiên cứu trên cơ sở chung của điều kiện địa chất thủy văn, tài liệu hút nước thủ từ các lỗ khoan thăm dò – tìm kiếm các mục đích khác nhau và nguồn trữ lượng tự nhiên (trữ lượng động) mà chúng có thể là nguồn trữ lượng hồi phục trữ lượng khai thác nước dưới dất.

Xác định trữ lượng cấp C1, phụ thuộc vào các phương án tính toán xuất phát từ: 1. Giá trị lưu lượng của dòng ngầm tự nhiên, cân bằng nước và trữ lượng nước tĩnh của các tầng chứa nước được xem xét, có tính đến các nguồn khác có tính đến khả năng phục hồi (hình thành nên) trữ lượng khai thác mà trong quá trình khai thác sẽ trở thành nguồn cung cấp nước dưới đất cho nhà máy nước (trữ lượng kéo theo khi mực nước khu vực hạ thấp xuống như giảm lượng bốc hơi, tăng lượng nước ngấm, tăng lượng thấm xuyên hoạt động tưới tiêu, đắp đập dâng nước…); 2. Sự tương tự giữa diện tích nghiên cứu với các khoảnh đã được nghiên cứu kỹ để thiết kế nhà máy nước hoặc các khoảnh đã có nhà máy nước hoạt động theo tỷ công suất trên đơn vị diện tích hoặc tỷ công suất trên chiều rộng mặt cắt dòng ngầm; 3. Ngoại suy tính toán địa chất thủy văn tính toán với trữ lượng cấp cao (A,B). Giới hạn ngoại suy không được phép vượt quá một nửa chiều dày tầng nước ngầm; đối với nước có áp không vượt quá mái cách nước (chiều sâu cột áp lực) và cộng thêm một nửa chiều dày tầng chứa nước; đối với nước có áp ở sâu – đến độ sâu cho phép của thiết bị hút nước.

Trong tất cả các trường hợp, trữ lượng khai thác cấp C1 không được lớn hơn tiềm năng nguồn trữ lượng thiên nhiên được hình thành nên trữ lượng khai thác.

Như vậy, trong phương án này để xếp trữ lượng cấp C1 là lưu lượng tính toán của các lỗ khoan dự kiến KT1, KT2 trong diện tích tiếp giáp với khu vực các công trình đang hoạt động với tổng lưu lượng 1000 m3/ngày.

Trữ lượng cấp C2: là trữ lượng được xác lập trên cơ sở những số liệu chung nhất

về địa chất, địa chất thủy văn thông qua tài liệu hút nước ở những thời điểm khác nhau hoặc bằng các so sánh tương tự với các khoảnh thăm dò. Chất lượng nước dưới đất được xác định theo kết quả phân tích mẫu nước ở các vị trí khác nhau của tầng chứa nước hoặc bằng phương pháp so sánh tương tự với các khoảnh đã được thăm dò của tầng chứa nước đó.

Khi tính toán trữ lượng cấp C2, phụ thuộc vào điều kiện địa chất thủy văn cụ thể, phải xuất phát từ các giá trị trữ lượng động và tĩnh của cân bằng nước, so sánh tương tự địa chất thủy văn với các diện tích đã được nghiên cứu kỹ hơn và ngoại suy từ trữ lượng cấp cao hơn. Khi xác định trữ lượng cấp C2 có thể sử dụng tài liệu hút nước thử, thí nghiệm hoặc khai thác của bất cứ công trình nào có mặt trên diện tích nghiên cứu (lỗ khoan, giếng, nhà máy nước…) và các nguồn lộ liên quan đến tầng chứa nước nghiên cứu.

Trên cơ sở đó, để xếp cấp trữ lượng C2 trong phương án này là trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất trong phạm vi vùng nghiên cứu và bằng 11 m3/ngày.

PHẦN II

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 41)