CÔNG TÁC ĐỊA VẬT LÝ 2.1 Mục đích nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 48)

2.1. Mục đích nhiệm vụ

- Xác định chiều dày lớp phủ ranh giới và các đơn vị địa tầng, vị trí các đứt gãy kiến tạo, các đới dập vỡ nứt nẻ - hang hốc karst có khả năng chứa nước.

- Đánh giá, dự toán mức độ chứa sét trong các khe nứt, hang hốc karst liên quan đến khả năng chứa nước của đất đá.

- Xác định vị trí có dị thường địa chất thủy văn, khoanh vùng có triển vọng chứa nước, từ đó lựa chọn các điểm bố trí lỗ khoan khai thác sau này.

2.2. Khối lượng công tác

Vùng nghiên cứu cho đến nay đã được nghiên cứu bằng phương pháp địa vật lý đo sâu điện ở tỷ lệ 1:10.000. Những kết quả đó cho thấy đặc điểm địa chất thủy văn, diện phân bố cũng như bề dày của các đối tượng thăm dò thay đổi khá phức tạp.

Do đất đá nguyên khối rắn chắc có điện trở lớn, ở những vùng đất đá bị dập vỡ, nứt nẻ chứa nước thì điện trở sẽ giảm và thấp dần. Tại những vùng đá phong hóa mạnh tạo thành sét khô, điện trở suất lớn, tại những vùng đất đá ẩm ướt, bùn sét thì điện trở lại rất nhỏ. Do điều kiện địa chất trong vùng có sự phân dị lớn về mặt điện trở. Do vậy cho phép chúng tôi lựa chọn phương pháp đo điện trở. Mặt khác trong vùng công tác nằm xa khu công nghiệp nên không bị ảnh hưởng của sự rò rỉ dòng điện xuống môi trường địa chất. Phương án này tác giả dự kiến bố trí 5 tuyến đo trong phạm vi dự kiến bố trí các lỗ khoan thăm dò, các điểm đo được bố trí cách nhau 50÷100m.

2.3. Thiết kế công tác

Đo địa vật lý được bố trí ở các khu vực có triển vọng, được xác định dựa trên kết quả đo vẽ địa chất – địa chất thủy văn, kết quả phân tích đánh giá đặc điểm địa hình địa mạo cũng như cấu trúc địa chất, các tài liệu thăm dò trong vùng và các tài liệu địa vật lý ở giai đoạn trước. Với nhiệm vụ đã nêu ở trên, căn cứ vào mức độ thăm dò địa vật lý ở các giai đoạn trước và đặc điểm đất đá trong vùng mà công tác địa vật lý được thiết kế như sau:

Một phần của tài liệu Đồ án đánh giá điều kiện địa chất thuỷ văn vùng la hiên – thái nguyên (Trang 48)