Kinh nghiệm ựầu tư công cho nông nghiệp ở một số tỉnh trong nước

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đầu tư công cho phát triển nhãn lồng huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 46 - 51)

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ đẦU TƯ CÔNG

2.6.2 Kinh nghiệm ựầu tư công cho nông nghiệp ở một số tỉnh trong nước

a) Bài học từ ựầu tư công cho nông nghiệp ở huyện đam Rông Ờ Lâm đồng Lồng ghép các nguồn vốn ựể có những công trình Ộra tấm ra mónỢ .

Nguồn vốn 30a và 167 ựã hỗ trợ giúp huyện đam Rông làm xong và ựưa vào sử dụng toàn bộ 528 ngôi nhà cho hộ nghèo, ựồng thời giao khoán rừng, giao ựất và tổ chức cho nhân dân trồng rừng trên toàn bộ diện tắch hiện có. Bên cạnh ựó ựã phục hóa và ựưa vào sản xuất 100 ha ruộng lúa nước cho 402 hộ nghèo bằng nguồn vốn 30a. Cũng bằng nguồn vốn này, huyện cũng ựã triển khai làm chuồng trại gia súc, lập các mô hình sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn; ựào tạo nghề cho nhân dân. đến nay ựã lập xong quy hoạch sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và bố trắ dân cư cho các xã giai ựoạn 2009 - 2015 và ựịnh hướng ựến 2020. Ngoài ra ựang triển khai một số công trình giao thông, thủy lợi, trung tâm dạy nghề của huyện và nhiều hạng mục khác.

Cách làm của huyện là lồng ghép tất cả các nguồn lực gắn với nguồn hỗ trợ từ Nghị quyết 30a; lồng ghép ựầu tư tạo thành tổ hợp các công trình cần thiết trên một vùng ựể giải quyết khó khăn của vùng ựó, cũng là ựể sớm có một công trình ựồng bộ. Tương tự, ựối với hộ gia ựình huyện cũng thực hiện lồng ghép các ựiều kiện sẵn có và các chương trình hỗ trợ ựể vừa giúp các ựịa phương sớm vượt qua khó khăn trước mắt, vừa tạo nền móng cho người dân có thu nhập ổn ựịnh lâu dài. Trong xây dựng cơ bản, đam Rông ưu tiên ựầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, như ựường vào khu sản xuất, công trình thủy lợi, vì các công trình này phục vụ cho sự phát triển chung trước mắt cũng như lâu dài. Bên cạnh ựó, huyện thực hiện chủ trương phân cấp, giao cho các xã làm chủ ựầu tư một số công trình xây dựng cơ bản trên ựịa bàn xã, ựồng thời tăng cường công tác tuyên truyền, vận ựộng nhân dân tắch cực ủng hộ ựể việc giải phóng mặt bằng cho xây dựng các công trình ựược thuận lợi. Về hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, huyện đam Rông luôn quan tâm thường xuyên, sâu sát ựến việc giúp hộ nghèo ựể họ sớm thoát nghèo và tiếp tục theo dõi giúp ựỡ 2 năm tiếp theo ựể họ không tái nghèo. Căn cứ ựiều kiện và khả năng hiện có của hộ nghèo, huyện giúp họ cùng tham gia xây dựng kế hoạch lồng ghép thành mô hình kinh tế hộ, có thể là mô hình VC, VAC, VCRẦ từ ựó sẽ có lộ trình hỗ trợ ựầu tư phù hợp, xác ựịnh ựược kết quả giai ựoạn trước mắt và kết quả giai ựoạn sau. Như vậy, hỗ trợ ựầu tư sẽ phù hợp với khả năng tiếp nhận của hộ nghèo, ựồng thời quản lý ựầu tư ựúng ựối tượng và ựó là cơ sở ựể ựánh giá hiệu quả ựầu tưẦ Từ bài học rút ra sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 30a, huyện đam Rông mạnh dạn ựề nghị Chắnh phủ tăng vốn ựầu tư cho các huyện 30a. Năm 2009, huyện ựã thực hiện một số hạng mục hỗ trợ trực tiếp cho dân từ nguồn vốn 30a như trồng rừng, giao khoán bảo vệ rừng, phục hóa ựồng ruộngẦ vừa vận ựộng vừa hướng dẫn các hộ dân thực hiện nhưng không có kinh phắ quản lý. đề nghị cho phép huyện ựưa quản lý phắ gắn vào các dự án, hạng mục thuộc nguồn vốn 30a ựể hỗ trợ các ựơn vị, ựịa phương có kinh phắ triển khai thực hiện. để tạo ựiều kiện cho các hộ mới thoát nghèo không tái nghèo, ựề nghị Trung ương hỗ trợ từ nguồn vốn 30a cho các hộ này như hộ nghèo trong 2 năm kể từ ngày công bố thoát nghèo.

b) Bài học từ ựầu tư công cho nông nghiệp ở huyện Hàm Yên, Tuyên Quang

Năm 2006, huyện Hàm Yên có tới gần 10500 hộ nghèo trên 23000 hộ (chiếm 45,62%). Trong ựó có 10/17 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, số hộ nghèo, xã nghèo chủ yếu tập trung trong vùng ựồng bào dân tộc thiểu số, khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa chiếm 71,79%.

Triển khai chương trình giảm nghèo giai ựoạn 2006 - 2010, huyện ựã tranh thủ các nguồn vốn ựầu tư từ những chắnh sách, dự án của Nhà nước và một số tổ chức phi Chắnh phủ về giảm nghèo. điển hình như từ nguồn vốn chương trình 135 và các dự án khác, huyện ựã ựầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng kinh phắ gần 100 tỷ ựồng, tạo diện mạo mới cho huyện nghèo. đặc biệt, hàng năm, các phòng, ban còn tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, phổ biến các loại giống cây, con mới... thu hút trên 26000 lượt hộ nghèo tham gia. Ngoài việc ựược nâng cao về kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, các ban, ngành, ựoàn thể ựã ựứng ra tắn chấp cho gần 9000 lượt hộ nghèo vay trên 60 tỷ ựồng từ Ngân hàng chắnh sách - xã hội, quỹ xoá ựói giảm nghèo... Riêng nguồn vốn CT 135 giai ựoạn II cũng ựã hỗ trợ cho 245 hộ nghèo mua trâu, bò sinh sản, một số loại máy phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến; hỗ trợ ựào tạo nghề cho gần 2100 lao ựộng, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm mới, cũng như giải quyết việc làm tại chỗ cho ựồng bào nghèo, qua ựó, giúp hộ nghèo từng bước cải thiện ựời sống, tăng thêm nguồn thu nhập.

Hướng chỉ ựạo của huyện là Ộkhông ựược chạy theo thành tắch, giảm nghèo phải bền vữngỢ. Tuy nhiên, ựể giảm nghèo bền vững, vấn ựề cốt lõi là cần trang bị cho bà con những kiến thức cần thiết trong việc biết tắnh toán, chi tiêu, biết tắch luỹ. Và ở những vùng ựồng bào hạn chế về nhận thức vẫn phải thực hiện giải pháp Ộcầm tay, chỉ việcỢ ựể bà con tiếp cận ựược cái mới, ựược tận mắt nhìn thấy kết quả ựể làm theo. Bên cạnh ựó, các ban, ngành tiếp tục phân công cán bộ, ựảng viên trực tiếp giúp ựỡ hộ nghèo; các tổ chức hội chịu trách nhiệm giúp hội viên thoát nghèo, hình thành các nhóm hộ gia ựình giúp nhau thoát nghèo.

Trên cơ sở tiềm năng lợi thế của từng ựịa bàn, nâng cao hiệu quả sản xuất; như xã có lợi thế về lâm nghiệp thì ựẩy mạnh giao ựất giao rừng, hỗ trợ trồng cây

lâm nghiệp, nâng cao thu nhập; ựịa phương có tiềm năng về cây ăn quả thì ựẩy mạnh ựầu ra, ổn ựịnh giá cho nông dân; xây dựng thương hiệu...

đặc biệt, huyện chỉ ựạo các xã tập trung ựẩy nhanh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hoá như: sản xuất lúa chất lượng cao ở Minh Hương, Phù Lưu, Minh Dân; hỗ trợ dự án phát triển duy trì giống vịt bầu ở Minh Hương; giống trâu ngố ở Hàm Yên... tăng hiệu quả kinh tế, góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

c) Bài học cho huyện Tiên Lữ

Ngành nông nghiệp là ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Bất cứ một quốc gia nào trong chiến lược phát triển kinh tế của mình cũng ựều hết sức quan tâm tới chiến lược phát triển nông nghiệp. Thông qua nghiên cứu kinh nghiệm ựầu tư công trong nông nghiệp của các quốc gia trên thế giới sẽ giúp ắch cho Việt Nam rất nhiều bài học trong ựầu tư công trong nông nghiệp. Có thể tổng kết và ựưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:

đầu tư thắch ựáng cho nông nghiệp. Nông nghiệp là ngành kém phát triển nhất so với các ngành khác về mọi mặt. Từ trước ựến nay, do yêu cầu của quá trình tăng trưởng kinh tế hầu hết các quốc gia ựều giành phần lớn các nguồn vốn ựầu tư cho công nghiệp và dịch vụ. Phần vốn ựầu tư cho nông nghiệp là rất hạn chế. Việc thiếu công bằng trong ựầu tư phát triển làm cho nông nghiệp vốn lạc hậu lại càng trở nên lạc hậu hơn, những người nông dân làm nông nghiệp ựã nghèo càng nghèo hơn. Do vậy, từ những bài học kinh nghiệm của các nước rút ra cho Việt Nam bài học: cần có những cơ chế chắnh sách ựầu tư một cách hợp lý, hiệu quả cho nông nghiệp, nhất là ựầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho nông nghiệp.

Tăng cường ựầu tư trong nông nghiệp cho các vùng, ựịa phương có ựiều kiện kinh tế xuất phát ựiểm thấp, cho vùng khó khăn, ựể vực nền kinh tế các ựịa phương này lên, tạo tiền ựề ựể ựịa phương có thể vững vàng tự mình bước tiếp trên con ựường phát triển.

Muốn có bước phát triển mới, duy trì tốc ựộ tăng trưởng dài hạn và nâng cao chất lượng tăng trưởng, phải ựầu tư ở mức cao hơn cho phát triển khoa học -

công nghệ trong nông nghiệp, kắch thắch ựổi mới công nghệ trong doanh nghiệp và tăng hợp tác hai chiều giữa các tổ chức nghiên cứu triển khai và doanh nghiệp.

đầu tư cao hơn cho giáo dục - ựào tạo - ựặc biệt là giáo dục ựào tạo

nghề. điều này có tác dụng nâng cao chất lượng lao ựộng, phát triển nguồn nhân

lực, tăng năng suất lao ựộng. đầu tư cho giáo dục - ựào tạo còn nhằm tăng cường năng lực quản lý của doanh nghiệp, của các cơ quan quản lý Nhà nước, từ ựó nâng mức ựóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế nhờ vào yếu tố năng lực quản lý, yếu tố tri thứcẦ trong năng suất nhân tố tổng hợp. đầu tư cho giáo dục cần chú trọng ựến cơ cấu phân bổ, hiệu quả, chất lượng ựầu tư.

Ở Việt Nam, nhận thức rõ tầm quan trọng của khuyến nông ựối với sản xuất nông nghiệp, Nhà nước cần tạo ựiều kiện tăng cường năng lực hệ thống

khuyến nông từ trung ương ựến cơ sở. Khuyến nông ựã góp phần không nhỏ nâng

cao trình ựộ thâm canh cho nông dân, tăng năng suất và chất lượng, sản lượng nông sản hàng hóa, với hàng triệu mô hình trình diễn, lớp tập huấn cho nông dânẦ Khuyến nông thật sự góp phần vào thúc ựẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp. Vì vậy, cần có cơ chế chắnh sách và kinh phắ ựầu tư hoạt ựộng ựúng mức nhằm phát huy hiệu quả khuyến nông trong nông nghiệp rút ngắn quãng ựường XđGN.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp đầu tư công cho phát triển nhãn lồng huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)