Phƣơng pháp phỏng vấn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 55 - 56)

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phƣơng pháp phỏng vấn

Nghiên cứu sơ bộ ban đầu đƣợc thực hiện nhằm khám phá các khái niệm nghiên cứu và mối quan hệ của chúng trong hoạt động ĐTNNL tại DN. Nghiên cứu sơ bộ ban đầu đƣợc sử dụng làm tiền đề cho việc thiết kế phiếu phỏng vấn chuyên sâu và điều tra khảo sát. Nghiên cứu chính thức bằng phƣơng pháp phỏng vấn từ chuyên gia, phụ trách đào tạo đến nhân viên trong DN nhằm đánh giá hoạt động đào tạo từ những góc nhìn khác nhau về hoạt động đào tạo trong DN và những cách thức đánh giá về hiệu quả ĐTNNL trong DN. Mục đích của phỏng vấn: Nghiên cứu thực trạng ĐTNNL trong công ty, đánh giá những kết quả, những hạn chế của hoạt động này, giúp so sánh, khái quát hóa những đặc điểm, thuận lợi, khó khăn và những nhân tố tác động đến hiệu quả đào tạo trong DN; Có đƣợc những gợi ý của các nhà quản trị, chuyên gia về các biện pháp mà công ty nên làm để nâng cao đƣợc hiệu quả của công tác ĐTNNL cũng nhƣ ứng xử phù hợp với sự tác động của các nhân tố cá nhân, tổ chức đến hiệu quả đào tạo. Nội dung phỏng vấn chuyên sâu đƣợc trình bày ở phụ lục 02.

Đối tƣợng của phỏng vấn là những quản trị các cấp, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Sau khi nghiên cứu và sàng lọc các hồ sơ nhân sự sẽ lựa chọn những đại diện điển hình để tham gia phỏng vấn sao cho cơ cấu này đủ hợp lý và vẫn đảm bảo tính đại diện cho các đặc điểm của tổng thể lực lƣợng lãnh đạo các cấp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trong DN, do vậy sẽ đảm bảo tính chân thực và chính xác của các phân tích và đánh giá của nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần FECON (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w