Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74 - 76)

2.2. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

2.2.5. Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

Để phòng ngừa rủi ro lãi suất các ngân hàng thƣơng mại có thể sử dụng các cơng cụ: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lại, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi; bảo hiểm rủi ro lãi suất; dự phòng rủi ro lãi suất.

Để sử dụng các cơng cụ này, địi hỏi phải có một thị trƣờng tài chính phát triển tới một trình độ cao nhất định. Trong khi đó, thị trƣờng tài chính tại Việt Nam (bao gồm thị trƣờng tiền tệ, thị trƣờng chứng khoán) mới ở giai đoạn phát triển sơ khai; hàng hóa giao dịch trên các thị trƣờng này cịn ít, chất lƣợng chƣa cao, quy mơ giao dịch cịn hạn chế, các cơng cụ phái sinh trên các thị trƣờng này chƣa đƣợc đƣa vào sử dụng. Do vậy, các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam chƣa sử dụng đƣợc các công cụ phái sinh: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tƣơng lại, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hốn đổi để phịng ngừa rủi ro về lãi suất.

Tƣơng tự, đối với thị trƣờng bảo hiểm tại Việt Nam hiện tại chƣa có cơng ty bảo hiểm nào cho ra đời sản phẩm bảo hiểm rủi ro về lãi suất cho các ngân hàng thƣơng mại.

Lãi suất là giá cả của hàng hóa – vốn cho vay và đi vay – của ngân hàng và giá cả thƣờng xuyên biến động. Theo nguyên tắc kế toán thận trọng đối với các loại hình doanh nghiệp khác, việc sử dụng dự phịng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá đầu tƣ chứng khốn, dự phịng giảm giá đầu tƣ dài hạn,.... đều có các doanh nghiệp sử dụng nhƣ một cơng cụ để phòng ngừa sự biến động của giá cả. Tuy nhiên, đối với hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại, chƣa có văn bản nào quy định và hƣớng dẫn về việc trích lập dự phịng đối với rủi ro lãi suất.

Do vậy, tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn Việt Nam, nghiệp vụ phịng ngừa rủi ro lãi suất mà ngân hàng hiện tại đang sử dụng đó là đƣa ra các sản phẩm, dịch vụ huy động vốn và cho vay nhằm bảo đảm cân bằng sau:

Giá trị tài sản có nhạy cảm lãi suất = Giá trị tài sản nợ nhạy cảm lãi suất

Theo bảng số liệu về tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng đƣợc đƣa ra trong phần trên:

Tài sản nợ của ngân hàng: bao gồm các khoản tiền gửi của tổ chức kinh tế, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngồi có kỳ hạn danh nghĩa và kỳ hạn thực tế dƣới 1 năm chiếm tỷ trọng 80% so với tổng nguồn vốn.

Tài sản có của ngân hàng: bao gồm các khoản cho vay, đầu tƣ trung và dài hạn trên 1 năm chiếm tỷ trọng bình quân qua các năm 60%/tổng tài sản có của ngân hàng.

Ngân hàng tìm cách kéo dài kỳ hạn (theo mơ hình định giá lại) của tài sản nợ bằng các sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn dài, có thể rút gốc linh hoạt, kỳ điều chỉnh lãi suất thích hợp và rút ngắn kỳ hạn (theo mơ hình định giá lại) của tài sản có bằng các điều khoản về kỳ điều chỉnh lãi suất, dòng tiền thu nợ, dòng tiền nhận đƣợc từ các khoản đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w