3.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với Chính phủ
Chính phủ phải tiến tới xây dựng một thị trƣờng tài chính hoạt động ổn định và lành mạnh. Phát triển quy mô, đồng thời nâng cao chất lƣợng của các thành viên hoạt động trên thị trƣờng tài chính, đa dạng hóa các loại hàng hóa trên để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của thị trƣờng.
- Chính phủ cùng với Ngân hàng nhà nƣớc đang tiến hành các bƣớc cơ cấu lại các ngân hàng thƣơng mại, các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, các cơng ty chứng khốn để các tổ chức tài chính trung gian ngày càng lớn mạnh cả về quy mô, cả về chất lƣợng hoạt động. Yêu cầu các ngân hàng thƣơng mại phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về quy mơ vốn, các chỉ tiêu về đảm bảo an tồn trong hoạt động của ngân hàng theo đúng lộ trình của Chính phủ đặt ra.
- Chính phủ đang tiến hành tái cơ cấu hoạt động của các doanh nghiệp nhà nƣớc, tổng công ty nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế nhà nƣớc – chủ thể tham gia trên thị trƣờng tài chính với quy mơ cung cấp nguồn vốn và sử dụng vốn lớn từ các tổ chức tài chính trung gian – để chúng hoạt động một cách có hiệu quả giúp cho thị trƣờng tài chính hoạt động có hiệu quả.
- Mở rộng quy mơ và đa dạng hố các loại trái phiếu, các phƣơng thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phƣơng, trái phiếu doanh nghiệp, tín phiếu kho bạc nhà nƣớc, tín phiếu ngân hàng nhà nƣớc, các loại trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu cơng trình,... đồng thời nâng cao chất lƣợng của các loại hàng hóa này, giúp cho thị trƣờng tài chính thứ cấp pháp triển.
- Phát triển các thị trƣờng công cụ phái sinh nhƣ: quyền chọn mua, quyền chọn bán; hợp đồng tƣơng lai; hợp đồng kỳ hạn; các sản phẩm liên kết (chứng khoán
- bảo hiểm, chứng khốn - tín dụng, tiết kiệm - chứng khốn...); các sản phẩm từ
chứng khoán hoá tài sản và các khoản nợ....
Từng bƣớc hoàn thiện cấu trúc của thị trƣờng tài chính đảm bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nƣớc, đồng thời giúp cho các bộ phận trong thị trƣờng này vận hành một cách đồng bộ, nhịp nhàng: thị trƣờng vốn, thị trƣờng tiền tệ.
Chủ động mở cửa thị trƣờng tài chính và hội nhập thị trƣờng tài chính Việt Nam với thị trƣờng tài chính quốc tế để các định chế tài chính trung gian nƣớc ngồi có uy tín, có năng lực hoạt động tốt tham gia vào thị trƣờng tài chính Việt Nam để tạo ra mơi trƣờng cạnh tranh đối với các định chế tài chính trong nƣớc. Từng bƣớc hình thành thị trƣờng định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Cho phép thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm đủ điều kiện tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nƣớc ngồi thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam.
Hồn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nƣớc. Hồn thiện hệ thống khn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trƣờng tài chính của khu vực và quốc tế. Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phịng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trƣờng tài chính. Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trƣờng theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trƣờng; kiểm tra, giám sát hàng hố đƣa ra thị trƣờng, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch; tăng cƣờng năng lực giám sát, cƣỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trƣờng;