Chƣơng 1 : Quản lý thuế TNCN – Cơ sở lý luận và thực tiễn
3.1 Mục tiêu, định hƣớng quản lý thuế TNCN
3.1.1- Mục tiêu chung
Có thể nói mục tiêu của việc quản lý thuế TNCN là “Áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận lợi cho mọi đối tƣợng chịu thuế, bảo đảm công bằng xã hội và tạo động lực phát triển” và “Hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ… Điều chỉnh chính sách thuế theo hƣớng giảm và ổn định thuế suất, mở rộng đối tƣợng thu, điều tiết hợp lý thu nhập”. Trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập, một yêu cầu đƣợc đặt ra là cần sớm xác định những bƣớc đi phù hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nƣớc, mở rông diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu.
3.1.2 Định hƣớng quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh LâmĐồng: Đồng:
Xác định đƣợc mục tiêu chung bao trùm công tác quản lý thuế, khi thực hiện quản lý thuế TNCN, một số định hƣớng cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Việc quản lý thuế TNCN cần nhằm tăng cƣờng kiểm soát,
phân phối thu nhập và điểu tiết vĩ mô nền kinh tế, xã hội
Luật Thuế TNCN đã góp phần đảm bảo cơng bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cƣ: đã đƣa cá nhân kinh doanh (trƣớc thuộc diện chịu thuế TNDN) vào diện nộp thuế TNCN, đảm bảo tính cơng bằng trong điều tiết thu nhập, cá nhân có thu nhập chịu thuế thì dù thu nhập từ bất kì nguồn nào cũng đều đƣợc đối xử nhƣ nhau, tức là đều chịu thuế TNCN; việc điều tiết thu nhập của cá nhân kinh doanh theo Luật thuế TNCN thực hiện theo phƣơng pháp luỹ tiến sẽ đảm bảo điều tiết hợp lý thu nhập dân cƣ. Quy định này rất có ý nghĩa đối với các hộ kinh doanh nhỏ ở Việt Nam vì theo quy
định trƣớc đây họ phải nộp thuế TNDN với thuế suất chung bằng với các DN là quá cao và quy định này cũng đảm bảo tính thơng lệ quốc tế, vì hầu hết các nƣớc đều đƣa cá nhân kinh doanh vào diện nộp thuế TNCN.
Luật thuế TNCN quy định, ngƣời có thu nhập thấp hơn giảm trừ gia cảnh thì chƣa phải nộp thuế. Ngƣời có thu nhập cao hơn mức giảm trừ gia cảnh phải nộp thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần gồm 7 bậc; quy định này thể hiện nguyên tắc công bằng và khả năng nộp thuế của ngƣời có thu nhập, ngƣời có thu nhập thấp thì chƣa phải nộp thuế, ngƣời có thu nhập cao hơn phải nộp thuế nhiều hơn, ngƣời có thu nhập nhƣ nhau nhƣng có hồn cảnh khác nhau thì mức nộp thuế khác nhau. Việc quy định mở rộng diện điều tiết, góp phần điều tiết cơng bằng thu nhập của các tầng lớp dân cƣ theo hƣớng mọi cá nhân có thu nhập (trừ trƣờng hợp thu nhập rất thấp và một số trƣờng hợp đặc biệt) đều phải có nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nƣớc, góp phần giảm hợp lý khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cƣ.
Thuế TNCN động viên phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi ngƣời: khơng thu thuế đối với những ngƣời có thu nhập thấp; chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức trung bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sống. Việc miễn thuế một số khoản thu nhập cũng thể hiện sự ƣu đãi của nhà nƣớc đối với một số đối tƣợng đƣợc hƣởng thu nhập trong những trƣờng hợp gặp khó khăn… góp phần khuyến khích các tầng lớp dân cƣ làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nƣớc.
Thứ hai: Quản lý thuế TNCN cần đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát triển mạnh mẽ : thị trƣờng tài chính, thị trƣờng tiền tệ, vốn, lao động, bất động sản, khoa học công nghệ phát triển sôi động và mạnh mẽ hơn cả. Nền kinh tế tiếp tục tăng trƣởng sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có thêm nhiều các
cơ hội đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, từ đó đa dạng hóa các loại hình thu nhập. Luật thuế TNCN đảm bảo động viên, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng: quy định một số khoản thu nhập trƣớc đây tạm thời chƣa thu thuế nhƣ thu nhập từ đầu tƣ vốn, thu nhập từ chuyển nhƣợng vốn bao gồm cả chuyển nhƣợng chứng khoán; phần thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng, các quỹ tín dụng và các tổ chức tín dụng khác) và lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đƣợc miễn thuế TNCN nhằm mục đích thu hút khoản tiền nhàn rỗi nhỏ lẻ trong dân cƣ vào các kênh tín dụng, để từ đó sử dụng vốn của nền kinh tế vào hoạt động sản xuất kinh doanh, khuyến khích sử dụng có hiệu quả mọi đồng vốn của xã hội.
Thứ ba: Quản lý thuế TNCN nhằm đảm bảo ốn định nguồn lực cho
NSNN
Kinh tế xã hội càng phát triển, hội nhập kinh tế càng diễn ra mạnh mẽ thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nƣớc sẽ ngày càng gia tăng. Thêm nữa, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng khiến cho cơ cấu thu, chi ngân sách cũng thay đổi. Bên cạnh đó, khi nƣớc ta tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới thi việc cắt giảm thuế quan cũng là một áp lực cho NSNN. Trong điều kiện đó, việc đấy mạnh cơng tác quản lý thu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách, nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nƣớc, chống thất thu thuế, nâng cao tỷ trọng các khoản thu nội địa cần đƣợc quan tâm và thực hiện tốt hơn.