Tổ chức quản lý thuế TNCN của tỉnh Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 41 - 43)

Chƣơng 1 : Quản lý thuế TNCN – Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Tổ chức quản lý thuế TNCN của tỉnh Lâm Đồng

2.1.1 Quy mô và cơ cấu thuế TNCN của tỉnh Lâm Đồng

Lâm Đồng có diện tích tự nhiên gần 9.750 km2, chiếm gần 3% diện tích tự nhiên của cả nƣớc. Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển: 800 – 1.000m, nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22 độ C. Dân số 1.600.000 ngƣời (thống kê 2010), trong đó lao động trong các ngành kinh tế là hơn 700.000 ngƣời. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao. Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm: TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc và 10 huyện. Các tuyến Quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với vùng Đơng Nam Bộ, TP Hồ Chí Minh, các tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, các tỉnh Duyên Hải Nam Trung Bộ, tạo cho Lâm Đồng có mối quan hệ kinh tế - xã hội bền chặt với các vùng, các tỉnh trong khu vực.

Lâm Đồng là địa phƣơng có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp cả về chất lƣợng và năng suất, nên đã hình thành và phát triển nhiều vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung, là nơi cung cấp nguyên liệu lớn cho công nghiệp chế biến nông sản. Là địa phƣơng có khí hậu thuận lợi phù hợp với điều kiện du lịch nghĩ dƣỡng. Do cịn có lợi thế về đất đai và lực lƣợng lao động nên Lâm Đồng còn thu hút đƣợc nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngồi trong lĩnh vực nơng nghiệp và đầu tƣ xây dựng các khu resot, sân golf, nhà hàng, khách sạn... .

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế thế giới nhƣng GDP bình quân đầu ngƣời của tỉnh Lâm Đồng đạt mức 25,6 triệu đồng, đạt 111,3% chỉ tiêu đề ra, tăng 23% so với năm 2010. Tổng thu NSNN trên địa bàn đạt 4.140 tỷ đồng, bằng 108,9% dự tóan địa phƣơng và tăng 22% so với năm 2010, chiếm tỷ lệ 13,45% so với

GDP. Tổng thu ngân sách địa phƣơng đạt 7.353,8 tỷ đồng, bằng 103,8% dự tóan. Tổng chi ngân sách địa phƣơng năm 2011 là 7.005,5 tỷ đồng, bằng 101,3% dự toán, tăng 19% so với năm 2010.

Trong những thành quả trên cũng có sự đóng góp của thuế TNCN. Thuế TNCN ngày càng trở thành nguồn thu quan trọng của NSNN. Dù không phải là mục tiêu chủ yếu, song thực hiện chính sách thuế trực thu nói chung, thuế TNCN nói riêng chính là việc tạo lập và phát triển nguồn thu vững chắc cho NSNN. Cùng với xu hƣớng tăng trƣởng kinh tế ngày càng cao, hội nhập và phát triển, thu nhập quốc dân đầu ngƣời ngày càng lớn thì khả năng huy động nguồn thu cho NSNN thông qua thuế TNCN ngày càng tăng và sẽ ngày một dồi dào.

Thuế TNCN huy động ngày càng nhiều thu nhập của cá nhân có thu nhập cao cho nhà nƣớc, đã có kết quả tăng trƣởng thu khá lớn trong những năm gần đây: năm 1991 khi pháp lệnh thuế thu nhập cao ra đời và đi vào thực hiện thì số thu mới là 836 triệu đồng, thì đến năm 2000 thu đƣợc 3.139 tỷ và đến năm 2008 số thu đã đạt 30.824 tỷ; đến khi thực hiện Luật thuế TNCN thì số thu lại càng tăng trƣởng khá năm 2009 thu đƣợc: 79.007 tỷ, năm 2010 thu đƣợc: 117.640 tỷ và năm 2011 thu đƣợc 169.057 tỷ đồng. Tuy vậy tỷ trọng thu cũng mới chỉ đạt khoảng 4% tổng thu ngân sách. Điều này thể hiện tính hiệu quả của cơng tác quản lý thu thuế TNCN dần đƣợc cải thiện hay cũng thể hiện ý thức chấp hành của ngƣời dân đã có tiến bộ hơn so với trƣớc.

2.1.2 Vị trí và vai trị của thuế TNCN trong công tác quản lý thuế của Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng

Trƣớc bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và những biến đổi lớn của điều kiện kinh tế xã hội - ở nƣớc ta hiện nay, việc áp dụng chính sách thuế TNCN ở nƣớc ta là phù hợp và có vai trị quan trọng, thuế TNCN đã trải qua 6 lần sửa đổi, bổ sung và từng bƣớc khẳng định đƣợc vai trị của mình. Cơng tác quản lý thuế TNCN đã từng bƣớc đƣợc cải thiện cho phù hợp với tình

hình đất nƣớc trong từng giai đoạn và đã đạt đƣợc một số thành tựu đáng kể: cải cách hành chính và hiện đại hóa cơng tác quản lý thuế với việc triển khai thành công các dự án nhƣ “Kê khai thuế qua mạng Internet”, “Hiện đại hóa thu NSNN và thu thuế qua ngân hàng” và “Hệ thống ki-ốt thơng tin thuế”. Những cải cách đó đã đem lại lợi ích cho cả ngƣời nộp thuế và cơ quan thuế, nhƣ: thủ tục nộp hồ sơ khai thuế đơn giản, nhanh gọn, hiệu quả cao và an tồn, khơng giới hạn về không gian, thời gian trong ngày, tiết kiệm thời gian, chi phí cho ngƣời nộp thuế; đơn giản hố và cải cách triệt để thủ tục hành chính trong quy trình thu nộp thuế, giảm thời gian nộp thuế, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngƣời nộp thuế; giúp ngƣời nộp thuế thuận tiện hơn trong việc tiếp cận các thông tin liên quan đến thuế; cơ quan thuế xử lý tờ khai nhanh, chính xác, giảm thiểu lao động, thuận lợi cho việc lƣu trữ hồ sơ và tra cứu dữ liệu, đặc biệt là đáp ứng đƣợc nhu cầu phục vụ số lƣợng ngƣời nộp thuế ngày càng tăng nhanh trong khi nguồn nhân lực chƣa đƣợc bổ sung tƣơng ứng…cơ chế tự khai tự nộp thuế theo yêu cầu của Luật Quản lý thuế đƣợc quán triệt và tổ chức thực hiện một cách nghiêm túc ở hầu hết các CQCT thu nhập và các cá nhân nộp thuế. Việc tổ chức kê khai và khấu trừ thuế TNCN tại nguồn trƣớc khi chi trả thu nhập cho ngƣời lao động đã đảm bảo đƣợc mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế TNCN cho nhà nƣớc.

Các chính sách thuế đối với TNCN nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nƣớc, góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng nhƣ bƣớc đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các ĐTNT về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN, góp phần đẩy mạnh trong cơng tác quản lý thuế nói chung và thuế TNCN nói riêng giúp tăng nguồn thu cho ngân sách.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w