Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 106 - 108)

Chƣơng 1 : Quản lý thuế TNCN – Cơ sở lý luận và thực tiễn

3.2 Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý thuế TNCN trên địa bàn tỉnh

3.2.3 Giải pháp về công tác thanh tra, kiểm tra

Trong điều kiện mới, khi cơ chế tự khai tự nộp đƣợc mở rộng và phát triển thì thanh tra, kiểm tra sẽ là chức năng quan trọng nhất, đảm bảo tính tuân thủ của các ĐTNT, nâng cao tính hiệu lực cho cơng tác quản lý thuế. Về nguyên tắc việc kiểm tra và thanh tra thuế đƣợc thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế. Trong giai đoạn từ 2009 – 2012 việc kiểm tra chủ yếu là kiểm tra xác suất; về lâu dài, cần có một trung tâm phân tích và xử lý dữ liệu để lựa chọn chính xác đối tƣợng cần thanh tra, hỗ trợ cho công tác thanh tra đƣợc tiến hành đạt hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, để có thơng tin phục vụ cho việc thanh tra, kiểm tra thì mọi khoản thu nhập của ĐTNT đều phải đƣợc CQCT thu nhập khai báo với cơ quan Thuế. Thông tin khai báo sẽ đƣợc nhập vào hệ thống máy tính tại các cơ quan thuế địa phƣơng và đƣợc xử lý tập trung tại Trung tâm xử lý dữ liệu của ngành Thuế. Khi cần kiểm tra một hồ sơ bất kỳ, cán bộ thuế chỉ cần truy suất dữ liệu từ hệ thống là có thể xác định đƣợc ngay tính chính xác. Việc lựa chọn đối tƣợng kiểm tra đƣợc máy tính hỗ trợ trên cơ sở các chỉ số phân tích rủi ro.

Trƣớc mắt, trong những năm đầu, việc kiểm tra chủ yếu dựa vào thông tin do đơn vị chi trả thu nhập và cá nhân nộp thuế khai báo, có phân tích, so sánh với một số tháng, năm liền kề; có phân tích so sánh với thu nhập của ngƣời có cùng ngành nghề, làm việc ở các đơn vị khác để xác định mức độ rủi ro. Số thuế phát sinh do đơn vị chi trả thu nhập kê khai hoặc do cá nhân nộp thuế quyết toán với cơ quan thuế và các chứng từ chứng minh việc nộp thuế sẽ đƣợc nhập vào máy; chƣơng trình máy tính sẽ xác định số thuế nợ đọng của ĐTNT, thời gian nợ đọng để làm cơ sở thực hiện các biện pháp đôn đốc, xử phạt hoặc cƣỡng chế.

Trong những năm đầu, việc quản lý doanh thu, thu nhập của cá nhân kinh doanh chủ yếu dựa vào tính tự giác và sự tham gia phối hợp của Hội đồng tƣ vấn thuế phƣờng (xã). Cơ quan thuế chỉ kiểm tra xác suất với phƣơng pháp kiểm tra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm.

Căn cứ vào hồ sơ kê khai của cá nhân kinh doanh, cơ quan thuế sẽ kiểm tra tính trung thực của hồ sơ kê khai, so sánh với các trƣờng hợp cùng quy mô, nếu thấy bất hợp lý sẽ xác minh. Trƣờng hợp qua xác minh hoặc điều tra trực tiếp, có đủ căn cứ khẳng định hồ sơ kê khai thiếu trung thực, trốn thuế sẽ thông báo yêu cầu ĐTNT điều chỉnh lại; nếu việc điều chỉnh không hợp lý, cơ quan thuế sẽ ấn định doanh thu, mức thuế phải nộp.

Đối với một số cá nhân có thu nhập đặc biệt, như ca sĩ, họa sĩ:

Việc đánh thuế thu nhập của các ca sĩ là rất khó. Họ là những ngƣời hoạt động tự do, khó kiểm sốt, trừ trƣờng hợp ca sĩ có đăng ký với đơn vị tổ chức chƣơng trình. Hiện Cục thuế khơng thể quản lý đƣợc việc thu nhập của giới ca sĩ nên chủ yếu dựa vào các công ty tổ chức biểu diễn để khấu trừ thuế thu nhập.

Ngoài ra, Cục thuế thƣờng xuyên kiểm tra nghiêm ngặt các hoạt động, thu nhập của ca sĩ bằng cách phối hợp với Sở Văn hóa Thơng tin để nắm rõ giấy phép biểu diễn, từ đó mới có thể tính thuế thu nhập của họ.

Một số ca sĩ biểu diễn tại các phòng trà, quán bar, ca sĩ thƣờng khơng có giấy phép biểu diễn nên khơng thể biết đƣợc thu nhập của họ. Do đó, Cục thuế cần phải kiểm tra chặt chẽ các phòng trà bằng cách nâng thuế phòng trà, quán bar lên, buộc họ phải chứng minh chi phí của mình một cách rõ ràng (nhƣ buộc ca sĩ khi nhận tiền cát xê phải có ký nhận). Nhƣ thế việc tính biểu mẫu thuế thu nhập đối với ca sĩ sẽ đƣợc thực hiện nhanh chóng dễ dàng hơn.

Khơng chỉ có ca sĩ, từ khi đổi mới có họa sĩ bán tranh và thu đƣợc tiền tỉ thậm chí cả triệu đơla mà họ cũng chẳng phải đóng thuế. Bởi với họa sĩ thì việc thu thuế khơng hề dễ dàng vì họ hoạt động độc lập và khơng phải họa sĩ nào cũng có tranh bán với giá cao, cũng có những họa sĩ cả đời sáng tác nhƣng vẫn khơng

thể bán đƣợc tranh nhƣng có những họa sĩ họ tạo ra những bức tranh có giá trị cao. Do vậy ngành thuế cũng nên lƣu ý đến việc thu thuế TNCN của giới họa sĩ mà nhất là họa sĩ mà tranh của họ bán luôn với giá rất cao. Ngành thuế tuyên truyền, giải thích về chính sách thuế để huy động tính tự giác của các họa sĩ trong việc kê khai và nộp thuế thu nhập.

Trong tƣơng lai, khi các điều kiện về thông tin của ĐTNT của các đơn vị chi trả thu nhập và các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan đã đƣợc tin học hóa cao, khi đó việc kiểm tra thuế sẽ đƣợc thực hiện chủ yếu dựa trên phân tích thơng tin của cá nhân nộp thuế. Ngành thuế cần thành lập một trung tâm phân tích, xử lý dữ liệu và sử dụng phƣơng pháp quản lý rủi ro để lựa chọn đối tƣợng thanh tra cho tồn quốc theo những tiêu chí thống nhất cho từng năm tính thuế. Phƣơng pháp quản lý rủi ro đƣợc thực hiện dựa trên quy trình quản lý rủi ro đó là một quy trình có tổ chức nhằm xác định, đánh giá, xếp loại và xử lý một cách có hệ thống đối với các rủi ro tuân thủ về thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trên địa bàn tỉnh lâm đồng (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w