Đổi mới công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ dựa trên việc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan kiểm toán nhà nước (Trang 111 - 114)

3.1 .Tổng quan về kiểm toán Nhà nƣớc

4.2. Một số giải pháp hồn thiện cơng cụ tạo động lực cho ngƣời lao động

4.2.4. Đổi mới công tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ dựa trên việc

thực thi công việc được giao

Một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ KTV đó chính là cơng tác đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ KTV dựa trên kết quả thực hiện công việc được giao. Chúng ta biết rằng, trong công tác quản lý đội ngũ cán bộ KTV, khâu quan trọng là đánh giá cán bộ. Đánh giá đúng mới sắp xếp, bố trí đúng việc, tạo điều kiện cho cán bộ KTV phát huy năng lực, sở trường công tác đem lại hiệu quả cho đơn vị.

Vấn đề quan trọng là việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá thành tích, kết quả đạt được trong việc thực thi nhiệm vụ. Tiêu chuẩn đánh giá nên gồm các tiêu chuẩn liên quan đến công việc và liên quan đến cá nhân dựa trên cơ sở phân tích cơng việc và sự đồng tình của nhân viên.

-Các tiêu chuẩn liên quan đến công việc gồm:

+ Hồn thành khối lượng cơng việc được giao

+ Chất lượng cơng việc hồn thành

+ Chấp hành nội quy, quy chế và kỷ luật lao động của đơn vị

+ Tổ chức thực hiện và chủ động trong công việc

+ Tuân thủ mệnh lệnh cấp trên

-Các tiêu chuẩn liên quan đến cá nhân gồm:

+ Tính trung thực, tiết kiệm

+ Khả năng thích ứng với cơng việc

+ Khả năng hịa nhập và tơn trọng đồng nghiệp

+ Khả năng học tập và tự trau dồi kiến thức

Phương pháp sử dụng để đánh giá là phương pháp mức thang điểm. Có 5 mức để đánh giá từ thấp đến cao là: Kém; Trung bình; Khá; Tốt và Xuất sắc tương ứng với điểm từ 1 đến 5.

Thành tích cơng tác được phân theo 5 loại: Kém; Trung bình; Khá; Tốt và Xuất sắc dựa trên kết quả đánh giá các tiêu chuẩn được nêu trên.

-Xuất sắc: tổng số điểm phải đạt từ 45 đến 50 điểm

-Tốt: tổng số điểm phải đạt từ 38 đến 44 điểm

-Khá: tổng số điểm phải đạt từ 31 đến 37 điểm

-Trung bình: tổng số điểm đạt từ 25 đến 30 điểm

-Kém: tổng số điểm đạt dưới 25 điểm

Luận văn đề xuất Bảng đánh giá thành tích cơng tác cán bộ KTV (Phụ lục 03).

Việc đánh giá tuân thủ theo trình tự các bước như: Cán bộ KTV tự đánh giá về sự rèn luyện, phấn đấu của bản thân, tập thể tham gia đóng góp ý kiến, lãnh đạo cơ quan đánh giá, tổng hợp nhận xét của cơ quan quản lý cán bộ KTV. Trong các bước trên, việc nhận xét, đánh giá của lãnh đạo cơ quan là rất quan trọng, vì nếu khơng chắt lọc, thẩm định, xử lý bằng nhiều nguồn thông tin dễ dẫn đến chủ quan, thiên vị, trong lúc đối tượng được đánh giá mỗi người một vẻ, khơng phải ai cũng bộc lộ đúng mình trong những hồn cảnh như vậy. Do đó, đối với lãnh đạo cơ quan khi đánh giá cán bộ KTV cần tỉnh táo, cẩn thận để khơng bỏ sót người có năng lực nhưng chưa có mơi trường để họ phát huy, phát triển.

Đồng thời, cần thực hiện đúng quy định và đúng thực chất việc đánh giá cán bộ KTV, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ KTV dựa trên việc thực hiện cơng việc được giao theo quy trình chặt chẽ, cơng khai minh bạch. Thực hiện

nghiêm chế độ thưởng, phạt đối với cán bộ KTV, xây dựng đạo đức công vụ và kỷ luật công vụ, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp gắn với việc cơng khai hóa quy trình giải quyết cơng việc nhằm nâng cao chất lượng công tác, phẩm chất đạo đức cán bộ KTV.

Bên cạnh đó, việc khen thưởng cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Quyết định khen thưởng phải đưa ra một cách kịp thời, đúng nơi đúng lúc. Nếu quyết định thưởng quá xa thời điểm xảy ra hành vi tốt của người lao động và người quản lý thì họ có thể cho rằng đơn vị đã khơng nhìn nhận đúng những đóng góp của họ. Điều đó có thể làm giảm lịng tin, tăng sự thất vọng dẫn đến hành vi kế tiếp là giảm mức độ tập trung và nỗ lực làm việc. Bởi vậy KTNN cần ghi nhận, khen thưởng ngay, kịp thời chứ không nhất thiết phải có khoản tài chính thưởng kèm theo ngay nếu chưa có khả năng tài chính để ghi nhận đóng góp tích cực và tăng lịng tự hào của bản thân người quản lý, KTV, giúp họ tạo được cái "uy" trước tập thể - đó chính là điều quan trọng mà người quản lý và đặc biệt là lãnh đạo cao cấp muốn đạt được để giúp họ thành công trong công việc.

- Thưởng phải đảm bảo công bằng với tất cả mọi người trong đơn vị, phải dựa trên mực độ hồn thành cơng việc của cá nhân chứ khơng phải là vị trí của người lao động. Quyết định khen thưởng nên cơng khai trước tồn thể tổ chức để tăng niềm tự hào của cá nhân tốt, nêu cao gương sáng cho những người khác học tập với hy vọng có cơ hội được khẳng định chính mình trước tập thể.

- Cần khuyến khích mọi người trong đơn vị tham gia đóng góp ý kiến cho việc xây dựng chương trình khen thưởng để hiểu rõ nguyện vọng của họ muốn được gì khi làm tốt cơng việc. Đồng thời khuyến khích sự giám sát của chính họ trong việc thực hiện các hình thức khen thưởng để đảm bảo phát hiện các sai lầm trong thực hiện, từ đó có những điều chỉnh cần thiết cho những kỳ sau thực hiện tốt hơn. Điều này làm cho người lao động cảm nhận họ thực sự

là thành viên của KTNN, chủ động phấn đấu trong công việc đạt hiệu quả cao nhằm giành được phần thưởng xứng đáng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện các công cụ tạo động lực làm việc cho cán bộ, nhân viên tại cơ quan kiểm toán nhà nước (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w