Phân tích mơi trường bên trong của cơng ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 27 - 31)

1.5. Cơng cụ, mơ hình phân tích, đánh giá chiến lƣợc

1.5.2. Phân tích mơi trường bên trong của cơng ty

Mục đích của phân tích bên trong là nhận diện các nguồn lực tiềm tàng cũng như đang hiện hữu tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp. Phân tích bên trong sẽ trả lời một loạt các câu hỏi có tính chất nền tảng như: lợi thế và bất lợi cơ bản của cơng ty là gì? Các nguồn lực và khả năng tạo ra lợi thế và bất lợi này? Các nguồn lực và năng lực cốt lõi nào cho phép cơng ty duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững? Thậm chí trong các cơng ty có nhiều hoạt động kinh doanh, hay nhiều phân đoạn sản phẩm – thị trường, nhất thiết phải tìm xem liệu sự cộng hưởng nào xuất hiện từ các hoạt động kinh doanh hay phân đoạn sản phẩm – thị trường hay không? Và đâu là nguồn từ sự cộng hưởng?

1.5.2.1. Phân tích nguồn lực của cơng ty

Một năng lực cốt lõi là sức mạnh độc đáo cho phép công ty đạt được sự vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến, và đáp ứng khách hàng, do đó tạo

ra giá trị vượt trội và đạt được ưu thế cạnh tranh. Các nguồn lực, theo nghĩa rộng bao gồm một loạt yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự vật chất, tài chính của cơng ty. Các nguồn lực có thể chia thành hai loại: nguồn lực hữu hình và nguồn lực vơ hình. Các nguồn lực hữu hình có thể thấy được và định lượng được bao gồm nguồn lực tài chính, tổ chức, các điều kiện vật chất, và cơng nghệ. Các nguồn lực vơ hình bao gồm nhân sự, khả năng cải tiến và danh tiếng.

Bảng 1.1: Các nguồn lực hữu hình NGUỒN Các nguồn tài chính Các nguồn tổ chức Các nguồn vật chất Các nguồn kỹ thuật NGUỒN Nhân sự Các nguồn sáng kiến

15

Các nguồn danh tiếng

- Danh tiếng với khách hàng - Nhãn hiệu

- Các nhận thức về độ bền, chất lượng, độ tin cậy của sản phẩm.

- Danh tiếng với nhà cung cấp, về tính hữu hiệu, hiệu quả, hỗ trợ, các tương tác và mối liên hệ cùng có lợi

1.5.2.2. Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)

Cơng cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng là cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này.

Tương tự ma trận EFE thì ma trận IFE cũng phát triển qua 5 bước như sau: + Bước 1: liệt kê các yếu tố thành công then chốt. Liệt kê từ 10 đến 20 yếu tố bên trọng bao gồm cả những điểm mạnh và điểm yếu.

+ Bước 2: Ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ 0.0 (không quan trọng) đến 1.0 (quan trọng nhất) cho mỗi yếu tố. Tầm quan trọng của mỗi yếu tố cho thấy tầm quan trọng của mỗi yếu tó đó đến sự thành cơng của cơng ty. Tổng cộng tất cả các sổ điểm quan trọng phải bằng 1.0;

+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố sẽ biểu thị yếu tố đó có hai đại diện cho điểm yếu lớn nhất (phân loại bằng 1), điểm yếu nhỏ nhất (phân loại bằng 2), điểm mạnh nhỏ nhất (phân loại bằng 3) hay điểm mạnh lớn nhất (phân loại bằng 4).

+ Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó

để xác định số điểm quan trọng cho mỗi biến số.

+ Bước 5: Cộng tất cả số điểm quan trọng cho mỗi biến số để xác định số điểm quan trọng tổng cộng của tổ chức. Số điểm trung bình là 2.5, nếu số điểm trung bình nhỏ hơn 2.5 chứng tỏ Cơng ty đang yếu về nội bộ. Ngược lại,

nếu tổng điểm lớn hơn 2.5 chứng tỏ Công ty đang mạnh về nội bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w