Phân tích và lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 31 - 33)

1.5. Cơng cụ, mơ hình phân tích, đánh giá chiến lƣợc

1.5.3. Phân tích và lựa chọn chiến lược

Phân tích và lựa chọn chiến lược nhằm xác định các tiến trình hoạt động có thể lựa chọn, nhờ đó mà cơng ty có thể hồn thành sứ mệnh và mục tiêu của mình. Các chiến lược, mục tiêu và sứ mệnh hiện tại của công ty cộng với các thông tin kiểm sốt bên trong và bên ngồi sẽ tạo cơ sở cho việc hình thành và đánh giá các chiến lược có khả năng lựa chọn khả thi.

1.5.3.1. Phân tích SWOT

Ma trận nguy cơ – cơ hội – điểm yếu – điểm mạnh là một cơng cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho các nhà quản trị phát triển bốn loại chiến lược sau: các chiến lược điểm mạnh - cơ hội (SO), chiến lược điểm mạnh – điểm yếu (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST) và chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT).

Sự kết hợp các yếu tố quan trọng bên trong và bên ngồi là nhiệm vụ khó khăn nhất của việc phát triển một ma trận SWOT nó địi hỏi phải có sự phán đốn tốt.

Để lập được một ma trận SWOT cần trải qua 8 bước sau: + Bước 1: Liệt kê các cơ hội lớn bên ngồi cơng ty.

+ Bước 2: Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngồi cơng ty. + Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty. + Bước 4: Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty.

+ Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của chiến lược SO vào ơ thích hợp.

Hình 1.2: Ma trận SWOT

1.5.3.2. Phân tích ma trận QSPM

Ma trận QSPM là cơng cụ cho phép các chiến lược gia đánh giá khách quan các chiến lược có thể thay thế. Việc xây dựng ma trận QSPM trải qua 6 bước như sau:

+ Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa lớn bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp. Các thông tin này được lấy từ ma trận EFE, IFE.

+ Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên ngoài. Sự phân loại này cũng y hệt như trong ma trận EFE và ma trận IFE. + Bước 3: Nghiên cứu các ma trận ở giai đoạn 2 (kết hợp) và xác định các chiến lược có thể thay thế mà tổ chức nên xem xét để thực hiện.

+ Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn đó là giá trị bằng số biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược trong nhóm các chiến lược có thể thay thế nào đó.

+ Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn. Tổng số điểm hấp dẫn là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (ở bước 2) với số điểm hấp dẫn (ở bước 4)

trong mỗi hàng. Tổng số điểm hấp dẫn càng cao thì chiến lược càng hấp dẫn. + Bước 6: Tính cộng các điểm hấp dẫn. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược của ma trận QSPM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện chiến lược kinh doanh của tổng công ty bưu chính viettel (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w