1.3.1 Phân biệt tái cơ cấu và tái cấu trúc
Tái cơ cấu“Cần phải tái cấu trúc thôi!”, “Cần phải cơ cấu thơi!” – đó là những câu mà nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và cả nhân viên thƣờng thốt lên trong thời gian gần đây khi gặp những khó khăn, trở ngại trong cơng tác quản lý, điều hành hoặc khi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải những khó khăn, đình trệ.
“Tái cấu trúc” (Restructuring) và “Tái cơ cấu - một số ngƣời gọi là “tái lập” (Re‐engineering/ Recreating) đƣợc nhiều ngƣời hiểu một cách chung chung là quá trình thực hiện những thay đổi căn bản trong doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Đôi khi, những từ này đƣợc hiểu lẫn lộn với nhau và bản thân từng từ cũng có rất nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến khi thực hiện, do cách làm khác nhau, kết quả đem lại khác nhau, tạo ra những cuộc tranh luận bất tận giữa các chuyên gia. Trong phạm vi luận văn này, tác giả xin chia sẻ quan điểm và cách nhìn rõ hơn về tái cáu trúc và tái cơ cấu.
“Restructuring” (thƣờng đƣợc dịch là “tái cấu trúc”) là quá trình tổ chức (re‐ organize), sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm tạo ra “trạng thái” tốt hơn cho doanh nghiệp để thực hiện những mục tiêu đề ra.
Mục tiêu chung của tái cấu trúc là đạt đƣợc một “thể trạng tốt hơn” cho doanh nghiệp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hƣớng chiến lƣợc sẵn có của doanh nghiệp. Tuy vậy, trong nhiều trƣờng hợp, tái cấu trúc có thể chỉ nhằm mục tiêu đạt đƣợc sự “cải thiện vận hành” ở một mảng nào đó trong tổ chức, doanh nghiệp.
Một chƣơng trình tái cấu trúc tồn diện sẽ bao trùm hầu hết các lĩnh vực nhƣ cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế quản lý, điều hành; các hoạt động và các quá trình; các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Tái cấu trúc cũng có thể đƣợc triển khai “cục bộ” tại một hay nhiều mảng của doanh nghiệp (tài chính, nhân sự, bán hàng, sản xuất…) nhằm đạt mục tiêu là nâng cao “thể trạng” của bộ phận đó.
“Re‐engineering” (đƣợc một số ngƣời dịch là “cơ cấu”) là quá trình thiết kế lại (redesign) tận gốc các quá trình (processes) trong doanh nghiệp, đặc biệt là các quá trình kinh doanh (business processes) nhằm giúp cho tổ chức hoạt động hiệu quả hơn. Mục tiêu của “re-engineering” là tạo ra những quy trình đƣợc thiết kế lại tốt hơn, giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, cũng dựa trên những nền tảng về sứ mệnh, tầm nhìn, định hƣớng chiến lƣợc sẵn có của doanh nghiệp.
Nhƣ vậy, có thể nói “tái cấu trúc” là một phần của quá trình tái cơ cấu, chủ yếu chỉ đi vào mục tiêu “nâng cao thể trạng” của doanh nghiệp trên nền tảng hiện có, trong khi đầu ra của tái lập là giải pháp tốt nhất cho doanh nghiệp, bao gồm đích đúng, con đƣờng đúng, phƣơng tiện đúng dựa trên một nền tảng có thể hồn tồn mới.
Tƣơng tự nhƣ việc “tái cấu trúc” một khách sạn chỉ là chỉnh trang, sơn sửa lại phòng ốc, bổ sung, thay các trang thiết bị, huấn luyện, đào tạo lại nhân viên hoặc thay đổi ngƣời, cải tiến cung cách phục vụ… để kinh doanh tốt hơn. Trong khi đó “tái lập” một khách sạn có thể dẫn đến việc chuyển đổi cơng năng (ví dụ thành cao ốc văn phòng, làm trung tâm dạy ngoại ngữ), hoặc chỉ đơn giản là bán nó đi để làm việc khác.
1.3.2 Vì sao phải tái cấu trúc
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp luôn phải đƣợc xem xét một cách thƣờng xun, nếu khơng, tình trạng mất cân bằng của hệ thống có thế xảy ra bất cứ lúc nào. Theo phân tích, tổng hợp của các chuyên gia việc tái cấu trúc do một số nguyên nhân chính sau:
- Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên ngồi đế thích nghi theo mơi trƣờng kinh doanh đã có những biến đổi về cơ bản. Ví dụ: Chính sách cổ phần hóa – chủ trƣơng hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập AFTA, WTO...
- Tái cấu trúc xuất phát từ các áp lực bên trong để phù hợp theo quy mô tăng trƣởng, phát triển của doanh nghiệp. Ví dụ: yêu câu phân cơng chun mơn hóa sâu hơn hoặc để kịp thời ngăn chặn đà suy thoái của doanh nghiệp đang tiến đến bờ vực phá sản (chữa bệnh)...
- Tái cấu trúc xuất phát từ cả hai luồng áp lực bên trong và bên ngoài - tức, để vừa chữa bệnh, vừa phòng bệnh.
1.3.3 Rào cản, khó khăn khi tái cấu trúc doanh nghiệp
Theo tổng hợp từ các nguồn tài liệu, cho ta thấy có một số yếu tố chính ảnh hƣởng tới hoạt động tái cấu trúc của doanh nghiệp, cụ thể nhƣ sau:
Thƣ nhất, thiếu sự quyết tâm cao độ và đồng lòng của Ban lãnh đạo và đặc biệt nhà quản lý cấp cao của doanh nghiệp.
Thứ hai, tái cấu trúc chắc chắn sẽ làm ảnh hƣởng ít nhiều đến quyền lợi của một hay một số nhóm ngƣời. Việc theo đuổi mục tiêu chiến lƣợc và dung hịa lợi ích của tất cả các nhóm là điều khơng dễ dàng gì. Nhà quản trị phải tạo dựng cho mình một phong cách lãnh đạo phù hợp để lãnh đạo và dẫn dắt sự thay đổi và định hƣớng nhân viên của mình vào mục tiêu chung của doanh nghiệp
Thứ ba, quá trình tái cấu trúc là quá trình liên quan chặt chẽ đến con ngƣời. Nhà quản trị ngồi việc bố trí lại tổ chức bộ máy và nhân sự, còn phải đánh giá và xem xét lại hệ thống đánh giá nhân viên, hệ thống đãi ngộ và đổi mới các hình thức đào tạo, phát triển nhân viên.
Thứ tƣ, trong quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp, thay đổi và chọn lựa lại ngành/danh mục kinh doanh/ đổi mới phƣơng thức bán hàng và đổi mới mơ hình doanh thu là một trong những quyết định chiến lƣợc mà CEO phải nắm bắt, kiểm soát và thƣờng xuyên đánh giá hiệu quả.
Liên quan đến tái cơ cấu và cải cách Doanh nghiệp Nhà nƣớc, ngồi những rào cản trên, cịn chịu tác động bởi các yếu tố khác nhƣ:
- Lợi ích nhóm: Hiện nay, có một số ngƣời đƣợc lợi rất lớn từ khu vực doanh
nghiệp nhà nƣớc. Việc có thêm nhà đầu tƣ mới và giảm ƣu đãi từ phía nhà nƣớc sau khi doanh nghiệp sắp xếp lại sẽ khiến nhiều lãnh đạo hay đại diện vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc lo ngại sẽ bị ảnh hƣởng quyền lợi. Do đó, họ cố tình ngăn cản, hoặc kéo dài thời gian thoái vốn, làm chậm tiến độ cải cách;
- Khung pháp lý: Khung pháp lý chƣa ổn định, chƣa rõ ràng để cho chủ sở hữu
thực hiện giám sát. Cơ chế phối hợp giữa các chủ thể thực hiện giám sát; cơ chế công khai, minh bạch thông tin, kiểm tra, kiểm duyệt thông tin báo cáo; cũng nhƣ cơ chế cho phép một tổ chức hay đơn vị độc lập tham gia quá trình đánh giá, giám sát hiệu quả… rất thiếu; Đến nay, chỉ có thêm 2 văn bản điều chỉnh các vấn đề liên
quan trực tiếp đến quản lý, giám sát việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nƣớc là Nghị định 101/2009/NĐ-CP ngày 5/11/2009 của Chính phủ về thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nƣớc và Quyết định 224/2006/QĐ-TTg ngày 26/10/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc;
- Về công nợ: Việc xử lý số nợ tồn đọng của các tập đồn, tổng cơng ty lớn;
- Về chi phí: Chi phí cũng là một trở lực lớn cho quá trình tái cơ cấu doanh
nghiệp nhà nƣớc. Hiện chƣa có cơ quan nào có thể dự trù kinh phí cụ thể cho q trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nƣớc, do phạm vi rộng, dàn trải, cũng nhƣ mối liên hệ của quá trình này với việc tái cơ cấu các lĩnh vực khác của nền kinh tế và các vấn đề liên quan đến thay đổi chính sách.
1.3.4 Các hoạt động chính của tái cấu trúc của doanh nghiệp
Theo tổng hợp tài liệu tái cấu trúc của các doanh nghiệp, cách thức triển khai tái cấu trúc ở mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên, theo cách thức nào, hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp cũng chỉ tập trung vào một số hoạt động sau đây:
- Điều chỉnh cơ cấu các hoạt động: điều chỉnh cơ cấu các mục tiêu chiến lƣợc, ngành nghề kinh doanh, chủng loại sản phẩm hàng hóa, địa bàn hoạt động... - Điều chỉnh cơ cấu tồ chức bộ máy: tái bố từ phân công chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của các bộ phận, các cấp quản lý, các chức danh...
- Điều chỉnh cơ cấu thể chế: điều chỉnh các cơ chế, chính sách thơng qua sự rà sốt, thay đồi hợp lý hóa từ các quy trình cơng việc đến các quy chế, quy định
- Điều chỉnh cơ cấu các nguồn lực: điêu chỉnh cơ cấu đầu tƣ tạo lập các nguồn lực và tái phân bổ sử dụng các nguồn lực.