1.4.1 Khái niệm và phân loại nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp hay bất cứ tổ chức nào cũng đƣợc tạo thành bởi các thành viên là con ngƣời hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, nguồn nhân lực đƣợc hiểu với tƣ cách là tổng hợp những con ngƣời cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực và trí lực của mỗi cá nhân đƣợc huy động vào trong quá trình lao động. Thể lực chỉ sức khoẻ của thân thể nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức
khoẻ của con ngƣời, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế, độ tuổi, giới tính…Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng nhƣ quan điểm lòng tin, nhân cách…của từng con ngƣời.
Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp đƣợc phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tuỳ theo từng mục đích nghiên cứu, ví dụ: để làm cơ sở tập hợp chi phí, tính giá thành và quản lý lao động, quản lý quỹ lƣơng trong doanh nghiệp, có thể phân loại nguồn nhân lực theo chức năng cơng việc đảm nhiệm (ví dụ nhƣ lao động trực tiếp, lao động gián tiếp); để làm cơ sở lập kế hoạch lao động, lập dự toán và thực hiện dự tốn về tiền lƣơng, có thể phân nguồn nhân lực theo nhóm lao động: nhóm lao động chính, lao động phụ trợ. Ngồi ra cịn có những cách phân loại khác tuỳ theo yêu cầu của quản lý nhƣ: phân loại lao động theo năng lực, theo trình độ chun mơn...
1.4.2 Nhận thức vai trò của nguồn nhân lực đối với hoạt động của doanh nghiệp
- Nguồn nhân lực là nhân tố chủ yếu tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là nguồn gốc phát triển mọi nguồn lực sáng tạo trong tổ chức. Chỉ có con ngƣời mới sáng tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và kiểm tra đƣợc quá trình sản xuất kinh doanh. Mặc dù trang thiết bị, tài sản, nguồn tài chính là những nguồn tài nguyên quan trọng trong hoạt động của mọi tổ chức nhƣng những nguồn tài nguyên đó chỉ phát huy tác dụng khi những con ngƣời trong tổ chức đó biết sử dụng, khai thác chúng một cách hiệu quả nhất trong công việc.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực mang tính chiến lƣợc của doanh nghiệp
Trong điều kiện xã hội đang chuyển sang nền kinh tế tri thức thì các nhân tố về cơng nghệ, vốn, nguyên vật liệu đang giảm dần vai trò của nó, thay vào đó là vai trị quan trọng của nhân tố tri thức con ngƣời. Với tri thức của mình, chỉ có con ngƣời mới có khả năng phát triển và làm chủ các cơng nghệ mới, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị thặng dƣ cho doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực vô tận của doanh nghiệp
Bất cứ một sự phát triển nào cũng phải có một động lực thúc đẩy. Sự phát triển của một doanh nghiệp phải dựa trên nhiều nguồn lực nhƣ: nhân lực (nguồn lực con
ngƣời), vật lực (nguồn lực vật chất), tài lực (nguồn lực về tài chính, tiền tệ ),... Tuy nhiên chỉ có nguồn lực con ngƣời mới tạo ra đƣợc động lực của sự phát triển, các nguồn lực khác muốn phát huy đƣợc tác dụng thì chỉ có thể thông qua nguồn lực con ngƣời. Khả năng của con ngƣời có thể nói là khơng giới hạn trên một vài phƣơng diện cụ thể nào đó và việc “đánh thức“ - sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong doanh nghiệp sẽ mang lại nguồn lực phát triển vô tận cho doanh nghiệp.
- Nguồn nhân lực tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần của doanh nghiệp
Bằng sức lao động phối hợp với nhận thức, tình cảm, ý chí và hành động,... các thành viên trong doanh nghiệp sử dụng công cụ lao động và các yếu tố khác để tác động vào đối tƣợng lao động, tạo ra các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Điều này thể hiện sức mạnh vật chất của nguồn nhân lực. Mặt khác, ta có thể coi doanh nghiệp hoạt động nhƣ một cơ thể sống, nghĩa là nó mang trong mình cả “phần hồn”, nó phản ánh sức sống tinh thần thơng qua bầu khơng khí văn hố trong doanh nghiệp, đƣợc tạo ra bởi triết lý kinh doanh, bởi truyền thống, tập quán, lễ nghi và cách ứng xử trong tập thể lao động và giữa các thành viên của nó. Nhƣ vậy, sức mạnh tinh thần của doanh nghiệp cũng đƣợc tạo ra từ nguồn nhân lực.
1.4.3 Tái cơ cấu nhân lực trong doanh nghiệp
Việc tái cơ cấu nhân lực là việc rà sốt, bố trí lại nguồn nhân lực là sao vừa tinh gọn và hiệu quả. Trong quá trình tái cấu trúc cần chú ý đặc biệt đến quá trình xây dựng đội ngũ nhân sự, nhà tuyển dụng thay vì “săn đầu ngƣời” thì nên tập trung đào tạo nguồn nhân lực nội tại, xác định những bộ phận có nhân lực dƣ thừa hoặc khơng cần thiết, xem xét lại năng lực nhân viên để điều chuyển, huấn luyện trở thành nhân viên kinh doanh hay đƣa vào bộ phận đang thiếu, đang cần, tuyển nhân sự phù hợp với cơng việc thay vì tuyển nhân sự có năng lực vƣợt trội, mô tả công việc thật cụ thể cho nhân viên và kiểmsốt chặt chẽ q trình làm việc thay vì kiểm sốt đầu vào và đầu ra. Cần chú ý xây dựng lại đội ngũ, cách tổ chức nhân viên và tạo ra mối liên kết mật thiết giữa các nhân viên để họ sát cánh cùng nhau làm việc hiệu quả hơn, phải làm cho nhân viên thấu hiểu và thơng cảm với tình hình hiện tại của cơng ty để họ ở lại và vẫn tin tƣởng gắn bó.
Bên cạnh đó cũng nên xem xét lại việc sa thải, cắt giảm những nhân sự khơng cịn phù hợp hay làm việc thiếu hiệu quả, khơng có tinh thần làm việc để
giảm bớt gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp. Điều mấu chốt cần lƣu ý khi sa thải nhân viên là phải làm sao cho hợp tình, hợp lý và đúng luật để tránh những rắc rối về kiện tụng sau này vì đây là biện pháp cuối cùng mà các DN buộc phải làm để cứu lấy sự tồn tại của mình. Hơn nữa, việc cắt giảm nhân sự có thể ảnh hƣởng tâm lý, gây sự hoang mang, chán nản cho ngƣời ở lại nhƣng bên cạnh đó có thể tạo “động lực” hay áp lực cho những nhân viên khác làm việc tốt hơn dẫn đến cải thiện hiệu quả cho doanh nghiệp. Vì vậy, cần phải hết sức khéo léo trong việc này.
Nếu thấy việc thay đổi nhân sự và tuyển ngƣời mới là cần thiết, hãy dồn mọi nỗ lực và khả năng của doanh nghiệp vào việc tuyển dụng những vị trí có thể tạo ra ảnh hƣởng lớn đối với hoạt động của doanh nghiệp. Nhƣ vậy, bạn sẽ nâng cao đƣợc hiệu suất sử dụng ngân sách tuyển dụng của mình và tạo ra sự thay đổi tích cực, giúp doanh nghiệp sớm vƣợt qua“cơn bão” khủng hoảng.
Thực hiện một cách bài bản (kỷ luật,chun nghiệp và hài hịa) trong cơng tác Tuyển dụng, xa thải và sử dụng nhân sự trong giai đoạn này sẽ là một trong những chìa khóa giúp doanh nghiệp trụ vững trong khủng hoảng và có cơ hội tốt để phát triển ở hậu khủng hoảng.