Phân tích mơi trƣờng bên ngồi doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạch định chiến lược phát triển cho tổng công ty truyền tải điện quốc gia đến năm 2025 002 (Trang 61)

CHƢƠNG 3 : PHÂN TÍCH MÔI TRƢỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA EVNNPT

3.2. Phân tích mơi trƣờng bên ngồi doanh nghiệp

3.2.1. Mơi trƣờng bên ngồi doanh nghiệp lớp vĩ mô 3.2.1.1. Ảnh hƣởng của luật pháp, chính trị

Mơi trƣờng chính trị và pháp luật tác động bởi thái độ và phản ứng của con ngƣời, của chỉ trích xã hội và của chính quyền. Chủ nghĩa dân tộc có thể tác động đến mơi trƣờng kinh doanh. Mơi trƣờng pháp luật có ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh và càng mạnh hơn khi liên quan đến khía cạnh bảo hộ quyền lợi ngƣời tiêu dùng và tự do cạnh tranh.

Việt Nam đƣợc thế giới đánh giá là quốc gia có tình hình chính trị ổn định và an toàn tại khu vực Châu Á. Tuy nhiên, luật pháp kinh doanh Việt Nam còn nhiều bất cập, nhiều điều Luật chƣa quy định rõ ràng, chƣa nhất quán, hay thay đổi, thiếu đồng bộ trong việc thực thi giữa các cấp có thẩm quyền, các địa phƣơng và chƣa sát với tình hình thực tế gây khó khăn khơng ít cho các doanh nghiệp. Để phù hợp với nền kinh tế thị trƣờng và xu hƣớng hội nhập. Quốc hội và Chính phủ Việt Nam đã và đang chỉnh sửa để hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Tuy nhiên, các rào cản về thuế, hải quan và những thủ tục hành chính dù đã đƣợc cải thiện nhiều nhƣng vẫn còn nhiều vấn đề cần thay đổi cho phù hợp; Các hành vi buôn lậu, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trốn thuế vẫn cịn là vấn đề bức xúc đối với các doanh nghiệp làm ăn chân chính.

Luật doanh nghiệp thống nhất chính thức đƣợc ban hành và áp dụng từ năm 2006 (thay thế dần cho Luật Doanh nghiệp cũ và Luật Doanh nghiệp Nhà Nƣớc) , và liên tục đƣợc Quốc hội sửa đổi năm 2014, năm 2016 nhằm thể hiện sự bình đẳng trong đối xử của Nhà nƣớc đối với các thành phần kinh tế.

Là một doanh nghiệp Nhà nƣớc chuyển sang hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ- con, một mơ hình mà cơ chế quản lý và hành lang pháp luật vẫn chƣa đƣợc cụ thể hóa, EVNNPT đặc biệt quan tâm đến việc vận dụng pháp luật và sự tổng hợp từ thực tiễn kinh doanh để những có kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật kinh doanh cũng nhƣ tạo sự an tồn cho hoạt động của Tổng cơng ty.

Nói chung, các doanh nghiệp nhà nƣớc đang trong tình trạng chƣa đƣợc cơng khai và minh bạch hóa thơng tin, chƣa có quy định thành một nghĩa vụ pháp lý bắt buộc, đây là một lỗ hổng lớn trong quản trị doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung, và đối với EVNNPT nói riêng. Cơ cấu địn bẩy để hài hồ lợi ích ngƣời quản lý và ngƣời chủ sở hữu là phải trả lƣơng theo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên do sức ép của xã hội, các cơ quan nhà nƣớc đã quy định mức trần tiền lƣơng cho các nhà lãnh đạo: Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc.. các Tổng công nhà nƣớc là không phù hợp. Quy định cứng thang bảng lƣơng cho lực lƣợng lao động có trình độ cao trong doanh nghiệp, đây cũng là một khó khăn cho việc tuyển chọn lao động, quản lý lao động có trình độ cao, kỹ năng cao cũng nhƣ giữ chân nhân tài. Bởi vậy tại Tổng cơng ty vẫn xảy ra tình trạng chảy máu chất sám: Các lao động có trình độ cao di chuyển ra làm việc cho các doanh nghiệp khác có thu nhập cao hơn.

Đặc biệt, Tổng công ty cần phải nghiên cứu lịch trình thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và TTP đối với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty và phải nghiên cứu luật chơi mới trong sân chơi tồn cầu hố hiện nay.

3.2.1.2. Ảnh hƣởng về kinh tế

Quốc) trong khu vực Đông Á giai đoạn từ năm 2004-2007 và giai đoạn từ năm 2008-2016 với tỉ lệ tăng GDP vào khoảng trên dƣới 6 %/ năm. Đây là mức tăng trƣởng cao và lý tƣởng đối với tiềm năng phát triển thị trƣờng; Điều này cho phép dự báo sẽ có sự gia tăng đáng kể về thị trƣờng, nhất là đối với sản phẩm tiêu dùng.

Biểu đồ 3.2. Đồ thị tăng trƣởng GDP (%) Việt Nam 2004-2014

(Nguồn: http://www.daikynguyenvn.com/kinh-te/tang-truong-kinh-te-2014)

Nhận xét: Việt Nam đang bƣớc vào thời kỳ tăng trƣởng và phát triển kinh tế mạnh mẽ và ổn định. Đƣợc thể hiện từ năm 2004, tăng trƣởng kinh tế đã phục hồi trở lại, đạt tốc độ năm sau cao hơn năm trƣớc. Đây là điều kiện thuận lợi để EVNNPT yên tâm đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tình hình lạm phát trong những năm gần đây giảm liên tục, xuống thấp nhất năm 2015 (0,63 %) và đƣợc kiểm sốt tƣơng đối tốt. Chính sách tiền tệ, chính sách ngoại hối, tỉ giá ngoại tệ tƣơng đối ổn định. Chính phủ đã tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nƣớc, đặc biệt tái cơ cấu lại các ngân hàng, sát nhập và mua lại các ngân hàng thua lỗ, ổn định kinh tế vĩ mơ, giữ đƣợc lịng tin cho doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng.

Biểu đồ 3.3. Tỷ số lạm phát Việt Nam (2006-2015)

(Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo).

Lãi suất đƣợc điều tiết bởi Ngân hàng nhà nƣớc nhằm đảm bảo ổn định, thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây lãi suất cho vay tiền đồng Việt Nam tƣơng đối ổn định. Tuy nhiên, trƣớc ảnh hƣởng của nền kinh tế tồn cầu đang có nhiều biến động phức tạp và lãi suất cho vay bằng tiền Việt Nam đồng hiện đang ở mức khá cao (8-10 %), gây ảnh hƣởng khơng nhỏ cho doanh nghiệp trong q trình sản xuất kinh doanh.

Biểu đồ 3.4. Lãi suất cho vay bình quân 2014-2015

(Nguồn: SBV, RongViet research)

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội ASEAN từ tháng 7 năm 1995; Đƣợc kết nạp vào APEC tháng 11 năm 1998; Đã ký kết các Hiệp định thƣơng mại đa phƣơng, song phƣơng với nhiều quốc gia, đặc biệt là FTA (năm

2000); Đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức WTO; Ngày 4 tháng 2 năm 2016, Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Thƣơng mại TPP, có thể xem nhƣ là chiếc chìa khố mở rộng cánh cửa cho việc thơng thƣơng trong mơi trƣờng tồn cầu hóa, nó sẽ mở ra những cơ hội to lớn cũng nhƣ những thách thức không nhỏ cho Tổng cơng ty nói riêng và các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập.

3.2.1.3. Ảnh hƣởng về văn hoá, xã hội, địa lý và nhân khẩu

- Về văn hóa: Mơi trƣờng văn hóa xã hội tác động đến lối sống, nhu cầu và sở thích thị hiếu của con ngƣời. Có thể nói, với tƣ cách là yếu tố mơi trƣờng, văn hóa có ảnh hƣởng tồn diện đến các hoạt động của các doanh nghiệp.

Văn hóa có ảnh hƣởng đến các vấn đề có tính chiến lƣợc nhƣ: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, lựa chọn thị trƣờng mục tiêu, lựa chọn các chiến lƣợc chung, các quyết định về mục tiêu tổng quát của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh.

Văn hóa cũng ảnh hƣởng đến việc thực hiện các chiến thuật, các sách lƣợc, các biện pháp cụ thể, các thao tác, hành vi cụ thể là hoạt động thị trƣờng trong q trình kinh doanh. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội. Tác động của văn hóa đến hoạt động kinh tế là hết sức rộng lớn và phức tạp.

Việt Nam có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Tuy nhiên, những năm gần đây do tác động của quá trình hội nhập, nhiều nền văn hóa nƣớc ngồi đã thâm nhập vào Việt Nam, nhất là tại những đô thị lớn, tầng lớp trung lƣu và giới thanh niên đã bị ảnh hƣởng rất nhiều về lối sống, cách suy nghĩ. Điều đó đã tác động đến hành vi tiêu dùng, mua sắm của ngƣời tiêu dùng: Xu hƣớng ƣa chuộng hàng ngoại, quan tâm đến thƣơng hiệu, chất lƣợng, giá trị của sản phẩm.

Trình độ văn hóa của ngƣời Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao, ngƣời tiêu dùng Việt Nam khơng những địi hỏi sản phẩm phải có giá trị vật chất mà còn lớn hơn là giá trị phi vật chất. Đây cũng là yếu tố cần quan tâm khi xây dựng chiến lƣợc phát triển của doanh nghiệp, Tổng công ty cần đặc biệt quan tâm tới văn hóa doanh

nghiệp, văn hóa dân tộc. Đặc biệt với bản sắc dân tộc Việt Nam, rất coi trọng các ngày lễ lớn của dân tộc nhƣ ngày Tết Nguyên đán, ngày 2 tháng 9, ngày 30 tháng 4 . ngày 1

phố, toàn quốc, ngày họp quốc hội. Chính bởi vậy cần quan tâm đặc biệt trong việc đảm bảo cung cấp điện cho các địa phƣơng cả trong các ngày lễ hội tại địa phƣơng.

- Về nhân khẩu, xã hội:

Việt Nam là một trong những quốc gia đông dân cƣ. Đến cuối năm 2014, dân số Việt Nam khoảng 90,7 triệu (Nguồn: Niên giám Thống kê ASEAN 2014), đứng thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippine) và đứng thứ 13 trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tốc độ tăng dân số hiện nay khoảng 1,06 % (Nguồn: Tổng cục Thống kê- 2014).

Tỷ lệ ngƣời trong độ tuổi lao động chiếm 69,4 % (Nguồn: Tổng cục Thống kê

-2014). Việt Nam đang trong giai đoạn Quốc gia có dân số vàng. Đây là một trong

những nhân tố hấp dẫn đối với nhà kinh doanh vì có thể nói đây chính là yếu tố tạo nên thị trƣờng lao động. Dân số tăng có nghĩa là nhu cầu của con ngƣời tăng, nhu cầu công ăn việc làm tăng, nhu cầu tiêu thụ điện năng cũng đồng thời tăng lên. Nhƣng trong vài thập niên nữa Việt Nam lại trở thành quốc gia có tỷ lệ số già chiếm tỷ lệ cao nhất, đó lại là một thách thức cho xã hội.

Dân số nƣớc ta ngày càng tăng qua các năm và mức sống của ngƣời dân ngày càng cao (so với thế giới vẫn là mức trung bình) nên có thể nhận thấy nhu cầu tiêu thụ điện sinh hoạt và sản xuất ngày càng tăng và trong thời gian qua (từ năm 2005 tới nay) chúng ta vẫn đang thiếu nguồn điện và phải nhập khẩu điện từ Trung Quốc. Hơn nữa, việc khai thác nguồn tài nguyên thủy điện của chúng ta vẫn cịn lãng phí chƣa biết tận dụng hết lƣợng nƣớc thải ra từ các nhà máy điện lớn. Cần quy hoạch và quản lý chặt chẽ hơn để không để xảy ra phá hoại môi trƣờng, ảnh hƣởng tới cuộc sống an sinh của ngƣời dân trong các khu vực.

Do thu nhập của ngƣời dân có xu hƣớng ngày càng tăng (GDP bình qn 2109 USD/ ngƣời năm 2015) (Nguồn: Tổng cục thống kê-2016) nên xu hƣớng cải thiện và nâng cao chất lƣợng cuộc sống của họ cũng dần dần thay đổi, quan niệm “chiếu sáng và ti vi” đƣợc thay thế bằng “điều hòa và máy giặt” và đòi hỏi việc cung cấp điện khơng chỉ đủ và an tồn mà phải đảm bảo chất lƣợng điện năng phải đƣợc nâng cao hơn về độ nhấp nháy, độ gợn sóng do thành phần sóng hài…. Mặt khác, ngƣời

tiêu dùng cũng đòi hỏi độ tin cậy cung cấp điện phải thật cao giảm thiểu số phút (giây) mất điện…. Do vậy, đây cũng chính là yếu tố thách thức cho sản phẩm của EVNNPT.

Ngoài ra, thị hiếu của ngƣời tiêu dùng cũng khác nhau giữa thành thị và nông thơn, giữa ngƣời có thu nhập cao và ngƣời có thu nhập thấp. Thơng thƣờng, ở khu vực nơng thơn (ngƣời có thu nhập thấp) quan tâm nhiều đến số lƣợng, giá cả trong khi ngƣời dân thành thị (ngƣời có thu nhập cao) quan tâm nhiều đến yếu tố độ ổn định, tin cậy và chất lƣợng điện năng. Việc cung cấp điện cho 1/2 sản lƣợng điện của Campuchia cũng khơng chỉ địi hỏi cao về chất lƣợng và độ ổn định cũng nhƣ độ tin cậy mà cịn ảnh hƣởng cả về chính trị. Đây cũng là một vấn đề quan trọng trong việc phân khúc thị trƣờng của Tổng công ty khi xây dựng định hƣớng kinh doanh trong nƣớc và ngoài nƣớc.

- Về địa lý, điều kiện tự nhiên:

Việt Nam là một quốc gia nửa lục địa có bờ biển trải dài theo suốt chiều dọc của đất nƣớc thuận lợi cho việc phát triển phong điện và năng lƣợng đại dƣơng, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nắng nhiều thuận lợi cho việc phát triển năng lƣợng mặt trời, có nguồn tài nguyên phong phú nhiều than đá và khí thuận lợi cho việc phát triển các nguồn nhiệt điện than và khí. Việt Nam có nhiều sơng suối xuất phát từ các khu vực rừng núi có cao độ thuận lợi cho việc phát triển các nguồn thuỷ điện. Rừng có nhiều hệ sinh thái đặc sắc và đa dạng. Bờ biển dài có nhiều vị trí thuận lợi cho việc phát triển phong điện, đại dƣơng điện.

Tài nguyên rừng: Rừng Việt Nam có nhiều hệ sinh thái đa dạng, phong phú, rừng có tác dụng làm cho khơng khí trong lành, chống xói mịn, điều hịa khí hậu… Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân khác nhau đã và đang làm cho tài nguyên bị khai thác bừa bãi. Tình trạng mạng lƣới các ĐZ truyền tải chằng trịt đi ra từ các trung tâm nhiệt điện, các nhà máy điện, các TBA, gây mất nhiều quỹ đất phục vụ an sinh xã hội. Tình trạng xây dựng nhiều các nhà máy thuỷ điện nhỏ, làm thay đổi mơi trƣờng tự nhiên. Tình trạng khai thác rừng bừa bãi làm cho rừng bị tàn phá và thu hẹp nhanh chóng khiến cho các diễn biến về khí hậu và thời tiết trong

những năm gần đây ngày càng thất thƣờng, phức tạp; Về tài nguyên đất, q trình đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ ở nƣớc ta trong thời gian qua làm cho quỹ đất sản xuất của Việt Nam ngày càng bị thu hẹp.

Tình trạng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên bừa bãi tất yếu sẽ dẫn đến tăng trƣởng sản xuất sẽ ngừng lại, khủng hoảng sinh thái sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy, để có thể phát triển bền vững, cần phải nhanh chóng chuyển đầu tƣ từ chiều rộng sang chiều sâu, nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả, khai thác kết hợp với tái tạo, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.

Một trong những vấn đề bức bách hiện nay về môi trƣờng tự nhiên là việc tăng lên đáng kể các vùng đơ thị cơng nghiệp hóa làm ơ nhiễm mơi trƣờng và xuống cấp mơi trƣờng sống. Điển hình tháng 4 năm 2016, Cơng ty gang thép Hƣng nghiệp Formosa Hà Tĩnh xả thải làm ô nhiễm nƣớc biển cho 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Vấn đề kiểm soát và xử lý nguồn rác thải từ tiêu dùng và công nghiệp đang là một vấn đề đau đầu đối với các cơ quan chức năng.

Thực trạng nguy cơ hạn hán các tỉnh Nam Trung bộ và nguy cơ xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long đang đe doạ và gây thiệt hại vô cùng lớn cho hơn hàng triệu ngƣời dân tại các tỉnh khu vực này.

Việc phân bổ các nhà máy thủy điện vừa và lớn đều nằm tập trung trong các khu vực núi cao nhƣ Tây Bắc Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên nằm dọc trên các con sơng nhƣ Sơng Đà (Hồ Bình, Lai Châu, Huội Quảng ..), Sơng Gâm (Tun Quang), Sơng Chu (Cửa Đạt), Sông Cả (Bản Vẽ), Sông Đồng Nai, Sông Pô Kô & Dak Bla, Sông Bung, Sông Ba, Sông Sê rê Pok, Sông Hinh, Sông Ba Hạ, Sông An Khê, Sông Dak Rong, Sông Ba Thƣợng…Các nhà máy nhiệt điện tập trung khu vực đồng bằng Sông Hồng và vùng phụ cận, do ở đó có nguồn nguyên liệu than và thị trƣờng tiêu thụ. Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu và khí đốt tập trung chủ yếu ở vùng đơng Nam Bộ do khu vực này có nguồn nguyên liệu dầu mỏ và khí đốt và gần thị trƣờng tiêu thụ lớn.

Một trong những lợi thế của EVNNPT là có hệ thống đơn vị thành viên trực thuộc trải đều các tỉnh thành mọi miền Tổ quốc với các vị trí kinh doanh thuận lợi

nhƣ gần các trung tâm nhà máy điện, gần các trung tâm phụ tải và tại các thành phố lớn. Tuy nhiên, cần phải nghiên cứu kỹ yếu tố môi trƣờng tự nhiên này để có thể có những dự báo tin cậy và có chiến lƣợc phù hợp trong lĩnh vực đảm bảo truyền tải hết các nguồn năng lƣợng điện nói riêng, cung cấp điện cho các khu vực phụ tải lớn nói chung; Tổng cơng ty cũng phải quan tâm đến tình hình sản xuất kinh doanh điện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoạch định chiến lược phát triển cho tổng công ty truyền tải điện quốc gia đến năm 2025 002 (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(165 trang)
w