1.5. KHÁI QUÁT CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN DẠNG VÀ
1.5.1. Khái quát nhận dạng đối tượng điều khiển trong công nghiệp
[4][9][12][25][35]
Phương pháp thực nghiệm đo đặc tính tần số bằng tín hiệu dao động của đối tượng nói chung có độ tin cậy cao và ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu ngẫu nhiên. Tuy nhiên, q trình thực nghiệm xác định đặc tính tần số mất nhiều cơng sức và kéo dài, hơn nữa, khó kiểm sốt được biên độ biến thiên của tín hiệu đầu ra, nên phương pháp này ít được áp dụng trong thực tế cơng nghiệp.
Trong thực tế quá trình sản xuất cơng nghiệp, các bộ điều khiển q trình được chỉnh định theo kinh nghiệm chuyên gia. Sau khi lắp đặt hoặc sau một thời gian vận hành, đặc biệt là sau các đợt sửa chữa lớn, rất cần thực hiện công các chỉnh định bộ điều khiển theo sát điều kiện thực tế. Như vậy, không cho phép nhận dạng đối tượng theo phương pháp vòng hở thơng thường. Phương pháp nhận dạng vịng kín được phân biệt thành nhận dạng trực tiếp (sử dụng phần mềm kết nối trực tiếp với hệ thống hoặc xác định qua các thông số vận hành để đánh giá và trực tiếp thay đổi tham số theo hướng thích nghi) và nhận dạng gián tiếp (thu thập số liệu vận hành và xử lý offline trên công cụ khác) [12].
Phương pháp nhận dạng đánh giá theo phương trình bảo tồn năng lượng, động học và mơ hình tốn học [25,39,40,41] có độ chính xác cao, nhưng thao tác tính tốn thực hiện phức tạp, cần nhiều thông số thiết kế, lắp đặt của đối tượng. Phương pháp phù hợp với những đối tượng có khâu q trình ngắn, tập trung vào các hệ thống trao đổi nhiệt như nhiệt độ hơi quá nhiệt, tái nhiệt... Đối với những đối tượng thực tế phức tạp, có tính phi tuyến cao và thơng số rải như áp suất hơi, mức nước việc tính tốn xác định mơ hình đối tượng cần thực hiện rất cơng phu, địi hỏi chun mơn sâu nên khó ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Do vậy, để thực hiện chỉnh định bộ điều khiển truyền thống, ngày nay trong công nghiệp người ta áp dụng chủ yếu phương pháp nhận dạng theo đáp ứng quá độ.
Hiện tại có một số phương pháp nhận dạng theo phân tích: - Phương pháp tín hiệu vào - ra;
- Phương pháp mơ phỏng tốn học;
- Phương pháp mơ hình cấu trúc chức năng.