Nhận xét:
- Mạng nơron có thể nhận dạng nhu cầu nhiên liệu cấp vào lò hơi ứng với mỗi công suất phát điện và áp suất hơi quá nhiệt xác định, sai lệch tối đa trong khoản 2,7%, giá trị trung bình sai lệch 0,0025%, phương sai đạt 0,24%;
- Xét trên các khoảng thời gian khác nhau ta thu được kết luận: Khi tổ máy biến động phụ tải lớn, kết quả sai lệch thấp hơn nhiều so với giai đoạn vận hành theo nhiễu. Giá trị sai lệch trong khoảng 0-0,24%.
- Kết quả tính tốn mạng nơron gần sát với giá trị được dùng để huấn luyện, cho phép xác định hệ số điều chỉnh lượng đặt của hệ thống điều khiển cấp nhiên liệu.
4.3.4. Tác động theo thời gian dự báo
Để dự báo nhiên liệu sau một khoảng thời gian tương lai là pr,s, nghiên cứu sử
dụng phương pháp huấn luyện với các giá trị đầu vào và đầu ra mạng nơron như sau: - Công suất phát điện thực tế N te( ),MWh;
- Lưu lượng than thực tế Wthan( )t , t/h; - Áp suất hơi quá nhiệt P tqn( ), MPa; - Hệ số hiệu chỉnh (t+pr).
Sử dụng ứng dụng Matlab/simulink thiết kế mạng nơron với thời gian dự báo hệ số điều chỉnh pr =72s. Kết quả trả lại đầu ra mạng nơron và giá trị thực tế được
dẫn tại Hình 4.24.
Kết quả thu được trên Hình 4.22 và 4.24 có sự khác nhau khi thay đổi hệ số hiệu chỉnh thêm một khoảng thời gian là 72s. Hình dạng và xu hướng đồ thị khơng có sự sai khác do chỉ thay đổi thời gian lấy mẫu đầu vào của mạng nơron (giá trị của các đại lượng đầu vào như: công suất, lưu lượng than, áp suất hơi… cần được lấy tại thời điểm trong quá khứ, sớm hơn thời điểm lấy tín hiệu tác động điều chỉnh). Khi để ý
kỹ từng đoạn trên đồ thị, đặc biệt là đường mô phỏng đầu ra mạng nơron, hai hình vẽ có sự sai khác nhất định.