CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 28)

2.3.1. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của Sở Giao Dịch 1 ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

2.3.1.1. Cho vay xây dựng mới, sửa chữa cải tạo, mua nhà ở

Là hình thức cho vay nhằm đáp ứng việc xây dựng, mua, cải tạo và nâng cấp nhà ở cho khách hàng khi khả năng tài chính của họ chưa chuẩn bị được.

 Điều kiện vay

Người vay phải có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nội thành Hà Nội, có mục đích sử dụng vốn hợp pháp, có dự tốn chi phí có hợp đồng giao thầu (đối với sửa nhà và xây nhà). Người vay là người đứng tên chủ sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Người vay phải có thu nhập đảm bảo khả năng trả nợ trong suốt thời gian vay vốn.

 Mức cho vay

Tùy theo nhu cầu của khách hàng và khả năng trả nợ nhưng không quá 85% giá trị tài sản thế chấp của khách hàng.

 Thời hạn cho vay

Thời hạn cho vay trên cơ sở thỏa thuận, cho vay mua nhà tối đa không quá 20 năm, cho vay sửa chữa nâng cấp thời hạn tối đa không quá 5 năm.

 Lãi suất cho vay

Khách hàng trả góp vốn vay và lãi được trả phụ thuộc vào dòng tiền trả nợ. Lãi được tính trên dư nợ giảm dần.

 Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm kế hoạch trả nợ.

- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng trả nợ

- Hợp đồng mua bán hoặc sửa chữa, xây dựng nhà, mua nhà.

- Hồ sơ tài sản đảm bảo.

2.3.1.2. Cho vay đảm bảo GTCG ,thẻ tiết kiệm

Là hình thức cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu ứng trước tiền gửi của khách hàng để đa dạng hóa sản phẩm gia tăng các tiện ích, các sản phẩm huy động vốn dân cư.

 Điều kiện vay

Khách hàng cá nhân có nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh đầu tư và tiêu dùng có đảm bảo 100% khoản vay bằng cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm. Khách hàng này phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

 Mức cho vay

- GTCG, TTK nhóm 1 mức cho vay tối đa bằng 100% giá trị TSĐ .

- GTCG, TTK nhóm 2 mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị TSĐ .

 Thời hạn cho vay

Tùy theo nhu cầu và sự thỏa thuận của khách hàng và ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, thời hạn, đặc điểm của giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm. Đối người nước ngồi thì khơng q thời hạn sinh sống hoạt động tại Việt Nam.

 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay căn cứ vào mục đích cho vay, qui định hiện hành của NHNN.

 Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn kiêm hợp dồng tín dụng (bản gốc).

- GTCG, TTK thuộc sở hữu của khác hàng vay hoặc bên thứ 3 (bản gốc).

- GTCG (ghi sổ)phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu GTCG (bản gốc).

- Phương án /dự án sản suất kinh doanh, đầu tư (bản gốc).

- CMT/Hộ chiếu còn hiệu lực của người vay và bên thứ ba (bản sao).

2.3.1.3. Cho vay du học

Là sản phẩm hỗ trợ tài chính du học.

 Điều kiện vay vốn

- Có hộ khẩu thường trú cùng địa bàn nơi có trụ sở của hệ thống BIDV.

- Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Có giấy chứng minh các khoản phải trả của cơ sở giáo dục nước ngồi cộng với chi phí sinh hoạt.

 Thời gian cho vay

Thời gian cho vay tối đa là 10 năm.

 Hồ sơ vay vốn

- Hồ sơ thân nhân pháp lý

- Hồ sơ chứng minh mục đích vay vốn như giấy báo nhập học, chi phí sinh hoạt.

- Hồ sơ tài sản đảm bảo.

2.3.1.4. Cho vay đối với CBCNV để góp vốn mua cổ phần của BIDV

 Điều kiện vay

Là cán bộ công nhân viên của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

 Mức cho vay.

Tối đa 85% tổng giá trị cổ phần được mua (theo thơng báo của cơng đồn).

 Thời hạn cho vay

Phù hợp với mục tiêu đầu tư đối với từng loại cổ phần hoặc phần vốn góp cũng như thời gian cịn lại của hợp đồng lao động, thời gian cơng tác cịn lại của cán bộ cơng nhân viên tối đa không quá 5 năm.

 Lãi suất cho vay

Lãi suất cho vay được áp dụng cố định được xác định bằng giá chuyển vốn nội bộ cùng kỳ hạn vay đối với VNĐ tại thời điểm vay + phí ngân hàng 1%/năm.

 Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn của cán bộ cơng nhân viên có chữ ký xác nhận của chồng (vợ) cán bộ công nhân viên.

- Hồ sơ vay vốn BIDV về việc bán ủy thác cổ phần, góp vốn tới cán bộ cơng nhân viên

- Chứng minh thư/hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm.

- Hợp đồng tín dụng (hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay).

- Danh sách cán bộ công nhân viên đề nghị người đại diện đứng ra vay vốn (chữ ký của cán bộ, người đại diện, lãnh đạo đơn vị).

2.3.1.5. Thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng

Thấu chi là hình thức cho khách hàng được chi số tiền vượt quá số tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại BIDV.

 Điều kiện cấp thấu chi

- Mở tài khoản tiền gửi cá nhân tại chi nhánh cấp hạn mức thấu chi.

- Có thu nhập thường xuyên đảm bảo khả năng trả nợ.

 Thời hạn hạn mức thấu chi

Đến 12 tháng và phù hợp với thời gian còn lại của hợp đồng lao động.

 Hạn mức thấu chi

 Lãi suất cho vay

Lãi suất thấu chi xác định cố định hoặc thả nổi trong thời hạn của hạn mức.

 Hồ sơ vay vốn

- Quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động.

- Giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi.

- Hợp đồng cấp hạn mức thấu chi.

- Chứng minh thư, hộ chiếu.

- Hồ sơ tài sản đảm bảo.

2.3.1.6. Cho vay mua ô tô

 Điều kiện vay

- Khách hàng phải là người đứng tên chủ sở hữu xe ô tô được ngân hàng cho vay. Có mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vịng từ 3 đến 6 tháng gần nhất tối thiểu 5 triệu đồng trở lên.

- Có Giấy uỷ quyền của các thành viên trong Hộ gia đình cho chủ hộ hoặc cho một thành viên hộ gia đình đứng tên vay vốn (đối với khách hàng là hộ gia đình).

- Khách hàng vay mua ơ tơ phục vụ mục đích kinh doanh thì khách hàng phải có giấy phép kinh doanh.

 Mức cho vay

- Tài sản bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước G7 mức cho vay tối đa bằng 80% giá trị xe, xuất xứ từ các nước khác với các nước G7 và các loại xe ô tô đã qua sử dụng tối đa bằng 70% giá trị xe.

- Tài sản bảo đảm bằng tài sản của khách hàng thì mức cho vay tối đa 95% giá trị xe (vay mua ô tô mới), mức cho vay tối đa 90% giá trị xe (vay mua ô tô đã qua sử dụng).

 Thời hạn cho vay

- Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước G7 ( Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu): thời hạn cho vay tối đa 5 năm.

- Đối với xe ô tô mới 100% xuất xứ từ các nước khác với các nước G7 và các loại xe ô tô đã qua sử dụng: thời hạn cho vay tối đa 3 năm.

 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay trên cơ sở thỏa thuận chi nhánh và khách hàng phù hợp với các quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước.

- Lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi, 3 tháng hoặc 6 tháng điều chỉnh một lần đối với các khoản cho vay trung dài hạn.

- Đối với các khách hàng truyền thống, có độ tín nhiệm cao (khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết), áp dụng lãi suất cho vay theo chính sách của BIDV hoặc theo quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

 Hồ sơ vay vốn

- Giấy đề nghị vay vốn mua ô tô kiêm kế hoạch trả nợ.

- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập, khả năng trả nợ của KH.

- Giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, giấy tạm trú dài hạn.

- Hợp đồng mua bán xe hóa đơn GTGT.

- Giấy chứng nhận đăng ký kết hơn, hoặc xác nhận độc thân.

2.3.2. Vị trí và các đối thủ cạnh tranh:

Chi nhánh SGD1 đặt trụ sở tại tòa tháp Vincom A – Quận Hai à Trưng. Đây là một trong những địa điểm tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Quận Hai à Trưng là quận trung tâm của thành phố, tập trung nhiều công ty và các cơ quan, đặc biệt khu vực này có lượng lớn dân cư thu nhập cũng như trình độ dân trí cao, một số trung tâm thương mại lớn trên địa bàn Vincom Plaza sẽ là thị trường tiềm năng cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển trên địa bàn.

Hiện nay, tại địa bàn hoạt động của chi nhánh SGD1 có khá nhiều chi nhánh NHTM như Vietinbank, Military ank, Vietcombank…Tuy nhiên hoạt động tại tháp A Vincom với vị trí giao thơng thuận tiện, đặc biệt phòng GDKHCN với phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trong thời gian tới, với sự bùng nổ của dịch vụ bán lẻ và các dịch vụ ngân hàng, địa bàn quận Hai à Trưng đặc biệt tại khu vực thương mại Vincom sẽ có rất nhiều các ngân hàng CP đặt trụ sở giao dịch.

2.4. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CN SGD1 BIDV:

Hiện nay, tổng nguồn vốn của chi nhánh SGD1 chiếm 10% tổng nguồn vốn của toàn hệ thống, là thành viên đóng góp nhiều nhất vào kết quả hoạt động kinh doanh. Vì vậy CN SGD1 ln là đơn vị đứng đầu và giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong suốt thời gian qua.

Biểu đồ 2.1: Nguồn vốn CNSGD1 NH ĐT&PTVN qua các năm.

Qua biểu đồ trên tổng tài sản của chi nhánh SGD1 NHĐT&PTVN có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008 tổng tài sản đạt 28,022,305 triệu đồng. Năm 2009 tổng tài sản là 31,945,428 triệu đồng tăng 3,923,123 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 14% so với năm 2008. Năm 2010 tổng tài sản là 37,376,151 triệu đồng tăng 5,430,723 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 17% so với năm 2009 và tăng 9,353,846 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 33.4% so với năm 2008.

Sự tăng lên của tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của CN SDG1 NHĐT&PTVN cho thấy hoạt động kinh doanh của chi nhánh không ngừng được nâng cao.

2.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của bất cứ ngân hàng nào. Nếu không huy động được vốn, ngân hàng không thể thực hiện các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác được. Nhìn chung vốn chi phối tồn bộ hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng của NHTM. Nhận thức được vai trò của nguồn vốn huy động chi nhánh Sở Giao Dịch 1 luôn xác định tạo vốn là khâu mở đường, là cơ sở bảo đảm hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển. Hoạt động của chi nhánh SGD 1 đã đạt được những dấu ấn và thành tựu đáng ghi nhận, thể hiện qua các chỉ tiêu và kết quả cụ thể:

Bảng 2.1: Kết quả huy động vốn của CN SGD1 NHĐT&PTVN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Huy động vốn 1. Tiền gửi của tổ chức

TG khơng kỳ hạn TG có kỳ hạn 2. Tiền gửi dân cư TG tiết kiệm Kỳ phiếu

3.Huy động khác

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2009-2010)

 Phân tích theo thành phần của huy động vốn.

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ huy động vốn theo thành phần chi nhánh SGD 1 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2009-2010)

Huy động vốn của chi nhánh chủ yếu được hình thành từ 3 thành phần tiền gửi của tổ chức, tiền gửi dân cư và huy động khác. Sự thay đổi của các thành phần làm cho huy động vốn của chi nhánh tăng lên là một thuận lợi để chi nhánh mở rộng hoạt động tín dụng của mình, vì khi nguồn vốn dồi dào thì chi nhánh có thể đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng một cách tối đa. Nguồn vốn lớn còn cho thấy uy tín của ngân hàng đối với cá nhân và tổ chức, đó cũng là thuận lợi khơng nhỏ của chi nhánh.

Căn cứ vào kết quả hoạt động huy động vốn qua các năm qua tăng lên một cách đáng kể. Năm 2008, tổng vốn huy động của CN là 24,696,898 triệu đồng thì năm 2009 đã tăng lên 27,450,416 triệu đồng,tức là vốn huy động sau 1 năm đã tăng lên 2,753,518 triệu đồng với tốc độ tăng là 11.15 %. Đây thực sự là một con số ấn tượng đối với một chi nhánh SGD 1. Tuy nhiên sang năm 2010, tốc độ tăng này đã giảm đi đáng kể, so với 2009 chỉ tăng lên 2,505,856 triệu đồng giảm 247,662 triệu đồng so

với mức tăng trong năm 2009, tốc độ tăng chỉ còn 9.1%. Điều này phản ánh đúng xu hướng phát triển nền kinh tế VN trong thời gian này.

Năm 2008, tiền gửi của tổ chức là 22,485,352 triệu đồng thì năm 2009 tiền gửi của tổ chức là 25,343,885 triệu đồng, tăng lên 12.7%.so với năm 2008. Năm 2010, tiền gửi của tổ chức là 28,588,019 triệu đồng đã tăng lên 12.8% so với 2009.

Năm 2008, tiền gửi dân cư của chi nhánh là 2,133,311triệu đồng thì năm 2009 tiền gửi dân cư đã giảm xuống là 1,986,000triệu đồng, giảm 7% so với năm 2008. Năm 2010, tiền gửi dân cư là 1,220,000 triệu đồng, giảm -38.5% so với 2009.

Năm 2008, huy động khác là 78,235 triệu đồng thì năm 2009 đã tăng lên là 120,531triệu đồng, tăng lên 54.1% so với năm 2008. Năm 2010, huy động khác là 148,253 triệu đồng đã tăng lên 23% so với 2009.

 Phân tích theo cơ cấu của huy động vốn.

Huy động Năm 2008 khác

0% Tiền gửi dân

9% Tiền gửi của

tổ chức 91%

Năm 2009 Tiền gửi dân cư

7%

Tiền gửi của tổ chức

92%

Năm 2010

Tiền gửi dân 7%

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ huy động vốn theo cơ cấu chi nhánh SGD 1 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008-2009-2010)

Qua biểu đồ ta thấy trong cơ cấu nguồn huy động của chi nhánh, tiền gửi của tổ chức luôn chiếm tỷ trọng cao. Năm 2008, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức chiếm xấp xỉ 91%. Năm 2009 cơ cấu này đã có ít nhiều biến đổi, tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tăng lên đáng kể là 92.3%. Đến cuối năm 2010 tỷ trọng tiền gửi của tổ chức tăng lên là 95.3%. Nguyên nhân là 2010 chi nhánh tiếp tục tiếp cận được với những khách hàng là các tổ chức tín dụng, các tổ chức kinh tế… nên đã huy động được lượng tiền gửi của tổ chức lớn. Đây là nguồn vốn có thời hạn gửi ổn định và là một trong nhiều yếu tố quan trọng góp phần tiết kiệm chi phí HĐV cho ngân hàng.

Tiền gửi của cá nhân luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu huy động của chi nhánh. Năm 2008, tỷ trọng tiền gửi cá nhân chiếm xấp xỉ 8.64%. Năm 2009 cơ cấu này đã có ít nhiều biến đổi, tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm đi đáng kể là 7.23 %. Đến cuối năm 2010 tỷ trọng tiền gửi của cá nhân giảm xuống còn 4.07% do lãi suất huy động của chi nhánh không cạnh tranh so với cá NHTM khác trên địa bàn nên huy động vốn từ dân cư bị giảm sút đáng kể.

 Phân tích theo chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh tại CN SDG1:

Bảng 2.2: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2009-2010 Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ Tiêu (1)

HĐV cuối kỳ bán lẻ HĐV bình quân bán lẻ

(Nguồn: dựa trên số liệu của PGDKHCN, QHKH3) Chỉ tiêu KHKD bán lẻ được NH

ĐT&PT VN giao năm 2010, CN SGD1 đã hồn thành được chỉ tiêu đó là: HĐV cuối kỳ bán lẻ, HĐV bình quân bán lẻ. Đến thời điểm 31/12/2010, số dư HĐV cuối kỳ bán lẻ của CN SGD1 là 1,220 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2010, số dư HĐV bình

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w