Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 63 - 65)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI CNSGD1

3.2.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người luôn là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi tổ chức, là nhân tố quyết định thành công cho các ngân hàng, nhân tố có tính chất quyết định trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội. Đối với hoạt động cho vay tiêu dùng thì yếu tố con người cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Tồn bộ quyết định cho vay, tiến trình thực hiện cho vay, thu hồi nợ... khơng có một máy móc hay một cơng cụ nào khác ngồi cán bộ tín dụng có thể đảm nhiệm. Vì vậy, kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng phụ thuộc rất lớn vào trình độ nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng. Do vậy, cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngân hàng. ên cạnh đó, việc hoạch định chính sách đào tạo cũng cần phải nhận thức rõ sự khác biệt trong kỹ năng bán hàng truyền thống và hiện đại. Trong hình thức bán hàng truyền thống, cán bộ tín dụng hồn tồn ”thụ động” ngồi chờ khách hàng tới vay vốn do đó rất lãng phí nguồn lực và thời gian trong khi đó hiệu quả khoản vay cũng như chất lượng khách hàng không được cao. Ngược lại, trong hình thức bán hàng hiện đại, cán bộ tín dụng sẽ chủ động liên hệ, tiếp thị với khách hàng thông qua các ”kênh phân phối” khác nhau như qua thư mời, q tặng, tờ rơi, áp phích... như vậy vừa có thể tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phát huy tối đa khả năng tiềm ẩn của cán bộ đồng thời lại có thể khai thác nguồn khách hàng dồi dào hơn và chủ động sàng lọc các khách hàng chất lượng cao. Ngồi ra, hình thức bán hàng hiện đại khơng chỉ cung cấp cho khách hàng một hay một vài sản phẩm cho vay tiêu dùng đơn thuần mà là cả một hệ thống các ”gói” sản phẩm tài chính cũng như phi tài chính khác nhau để thỏa mãn bất kỳ một nhu cầu nào cũng như khơi dậy những mong muốn mà bản thân khách hàng chưa tìm ra giải pháp tại một ngân hàng cụ thể nào. Lấy ví dụ, khách hàng tới ngân hàng để vay mua oto, sản phẩm duy nhất mà khách hàng quan tâm tới là cho vay mua oto. Tuy nhiên thông qua sự giới thiệu một cách ”chủ động” của cán bộ tín dụng, khách hàng có thể mở rộng tiêu dùng những sản phẩm khác như thanh toán hóa đơn điện nước tự động, thẻ tín dụng, chuyển tiền quốc tế...như thế đối với khách hàng cũng như với ngân hàng đều đạt được sự gia tăng về mặt lợi ích một cách nhanh chóng. Cơng tác đào tạo cũng nên được chun mơn hóa theo từng phịng ban để cán bộ có thể phát triển theo đúng chun mơn cơng tác.

54

Comment [U20]: phần bôi đỏ này

nên để trong phần ngun nhân thì đúng hơn. Cịn giải phải cho vấn đế nhân sự của nguyên nhân này là thay đổi nhận thức, tổ chức các khoá đào tạo….

Ngân hàng nên có sự phân cơng lao động hợp lý, tận dụng các khả năng của cán bộ tín dụng, đồng thời cũng cần có chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực này một cách tồn diện.

Để có được đội ngũ nhân viên giỏi, đồng thời thể thu hút được nhân tài, ngân hàng cần có được các chiến lược cụ thể như: Thực hiện tuyển dụng thật sự công bằng, để có thể tìm ra các nhân viên giỏi cho ngân hàng và có khả năng phát triển được trong tương lai, để thu hút và giữ được nhân viên, ngân hàng cần có chế độ lương thưởng phù hợp và kịp thời, để có thể động viên khích lệ người lao động. Mặt khác, khi nhân viên

viphạm phải xử phạt nghiêm để tạo ra một tác phong làm việc nghiêm túc, hiện đại và

hiệu quả.

Đối với những cán bộ, nhân viên có những sáng kiến, ý tưởng mới về quy trình nghiệp vụ, về sản phẩm dịch vụ, nên khen thưởng và khuyến khích họ bằng các lợi ích vật chất và tinh thần. Chính vì vậy, việc khuyến khích các cán bộ và nhân viên hoàn thiện thang điểm này là một việc rất cần cho việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng.

ên cạnh yếu tố kỹ năng chuyên môn, yếu tố thái độ phục vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên, nhất là bộ phận quan hệ khách hàng và giao dịch cá nhân cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng, là cầu nối giữa khách hàng vay với ngân hàng. Chi nhánh muốn cạnh tranh tốt thì trước hết phải nắm bắt tốt các nhu cầu, lợi ích của khách hàng thơng qua đội ngũ quan hệ khách hàng và giao dịch viên. Ngoài ra, các sản phẩm cho vay của chi nhánh là rất dễ bị sao chép từ quy trình cho vay đến mức lãi suất cùng các yếu tố hỗ trợ khách hàng nên điểm đặc trưng mà chi nhánh có thể tạo được ”thương hiệu” cho riêng mình chính là thái độ thân thiện, khả năng chăm sóc khách hàng của cán bộ chi nhánh. Chi nhánh cần phải hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng, thái độ phục vụ cùng với tác phong làm việc nhanh chóng, chính xác, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng, góp phần xây dựng hình ảnh của ngân hàng và thu hút khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(79 trang)
w