4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Chỉ tiêu số lượng khách hàng và phát triển thị phần
2.3.1.1. Phát triển thị phần
Thị phần là thị trường mà sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh hay nói cách khác đó là phần thị trường mà doanh nghiệp được tiêu thụ rộng rãi mà hầu như khơng gặp khó khăn nào.
Có rất nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá sức cạnh tranh của mặt hàng này so với mặt hàng khác. Trong đó thị phần là chỉ tiêu hay được dùng để đánh giá nhất.
Thị phần được xác định bởi công thức:
Thị phần của doanh nghiệp =
Độ lớn của chỉ tiêu này chỉ nói nên mức độ lớn của thị trường và vai trị, vị trí của doanh nghiệp nếu một mặt hàng có được thị phần đáng kể hoặc tốc độ tăng trưởng thị phần cao tức là mặt hàng đó đáp ứng được yêu cầu của một số lượng khách hàng. Điều đó chứng tỏ mặt hàng đó có sức cạnh tranh cao, tiềm năng cạnh tranh lớn. Một mặt hàng có thị phần nhỏ hay thị phần giảm sút thường là những mặt hàng có sức cạnh tranh kém, do đó ta phải xem xét hoặc là cải tiến mặt hàng để nâng cao sức tiêu thụ. Khi xem xét người ta hay xem xét các thị phần sau:
Thị phần tuyệt đối: tỷ trọng phần số lượng khách hàng hoặc doanh thu của
doanh nghiệp so với toàn ngành.
Thị phần tương đối: tỷ trọng số lượng khách hàng hoặc doanh thu của doanh
nghiệp so với số lượng khách hàng hoặc doanh thu của đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường.
Tốc độ tăng thị phần:
Tốc độ tăng thị phần =
+ Thị phần cho ta biết khả năng chấp nhận của thị trường với mặt hàng doanh nghiệp đang kinh doanh thế nào. Thị phần lớn hơn chứng tỏ nó được khách hàng ưa chuộng và đánh giá cao hơn, điều đó có nghĩa là nó có khả năng đánh bại đối thủ cạnh tranh và phục vụ tốt các nhu cầu khách hàng.
+ Thị phần của cơng ty so với đoạn thị trường mà nó phục vụ: đó là tỷ lệ phần trăm giữa số lượng khách hàng hoặc doanh thu của công ty so với số lượng khách hàng hoặc doanh thu của toàn khúc thị trường.
Tốc độ tăng thị phần được xét trong một thị truờng cụ thể và trong thời gian nhất định. Nếu thị phần của công ty tại một thị trường nhất định lớn, tốc độ tăng trưởng thị phần là dương qua các năm thì các hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu gia tăng thị phần của công ty là hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính tốn một cách tương đối do khơng biết chính xác được khối lượng sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh bán trên thị trường.
2.3.1.2. Số lượng khách hàng
Trong điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trường, khách hàng chính là người tiêu thụ mặt hàng cho doanh nghiệp, đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục, bình thường. Một mặt hàng có nhiều khách hàng tiêu thụ là một mặt hàng đã dành được sự tin cậy của thị trường, đáp ứng được phần lớn sự đòi hỏi của từng đoạn, từng khu vực thị trường, chứng tỏ năng lực cạnh tranh của mặt hàng đó cao và ngược lại.Nếu như chỉ tiêu thị phần chỉ cho ta biết phần trăm của khối lượng hàng hố tiêu thụ trên thị trường thì chỉ tiêu số lượng khách hàng cho ta biết có bao nhiêu người mua nó. Một mặt hàng có thị phần lớn nhưng số lượng khách hàng chưa chắc đã là một mặt hàng có sức cạnh tranh cao. Số lượng khách hàng
tiêu thụ của một mặt hàng càng nhiều càng thể hiện việc đáp ứng nhu cầu của mặt hàng đó càng đa dạng, phong phú cũng như tiềm lực cạnh tranh, tiềm lực kinh doanh của doanh nghiệp.