Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 43)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Lệ Thủy là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Quảng Bình, với tổng diện tích tự nhiên tồn huyện là 141.611,41 ha. Lệ Thủy có diện tích lớn thứ hai so với các huyện trong tỉnh, chiếm 17,56% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.

Lệ Thủy nằm ở toạ độ:

Từ 16055‟ đến 17022‟ vĩ Bắc và từ 106052‟ đến 106059‟ kinh Đơng.

- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh.

- Phía Nam giáp tỉnh Quảng Trị.

- Phía Đơng giáp biển Đơng.

- Phía Tây giáp nƣớc CHDCND Lào.

Hình 3.1 Bản đồ hành chính huyện Lệ Thủy

Lệ Thủy có 26 xã và 02 thị trấn. Đƣờng Quốc lộ 1A đi qua địa bàn huyện với chiều dài 32,88 km, đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Đông đi qua địa bàn huyện với chiều dài 29,66 km, đƣờng Hồ Chí Minh nhánh Tây đi qua địa bàn huyện với chiều dài 39,83 km là điều kiện thuận lợi cho huyện Lệ Thủy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Lệ Thủy nằm ở sƣờn Đơng của dãy Trƣờng Sơn, địa hình có phía Tây là núi cao và thấp dần từ Tây sang Đông. Huyện Lệ Thuỷ có 4 dạng địa hình chính, gồm vùng núi cao, vùng đồi trung du, vùng đồng bằng và vùng cồn cát ven biển.

a. Vùng núi

Địa hình vùng núi có đặc điểm là núi có độ cao trung bình từ 600-800m, một số đỉnh có độ cao trên 1000m ( Đèo 1001 ở giáp Quảng Trị), vùng núi có tổng diện tích khoảng trên 74.000 ha, chiếm gần 50% tổng diện tích tự nhiên tồn huyện. Do địa hình núi cao nằm gần biển nên độ chênh cao lớn dẫn đến chia cắt sâu mạnh, độ dốc lớn. Một số vùng bị sụt lún mạnh nên cịn sót lại một số khối núi đá vôi tuổi Đề vôn- Permi gần Biên giới Việt Lào, Khe Giữa. Đây là vùng còn nhiều tiềm năng lớn về rừng tự nhiên với nhiều lồi gỗ q, với tính đa dạng sinh học cao. Trong vùng núi có nhiều thung lũng đất đai khá màu mỡ có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp dài ngày, ngắn ngày.

b. Vùng gò đồi (trung du)

Đây là vùng chuyển tiếp từ khu vực nỳi cao ở phía Tây với vùng đồng bằng phía Đơng, gồm các dãy đồi có độ cao từ 20-50m, dọc đƣờng Hồ chí Minh Đơng kéo dài từ Bắc xuống Nam huyện, thuộc các xã Hoa Thuỷ, Sơn Thuỷ, thị trấn Lệ Ninh, Phú Thuỷ, Mai Thuỷ, Dƣơng Thủy, Thái Thủy, Sen Thuỷ, càng về phía nam vùng đồi càng đƣợc mở rộng. Địa hình vùng gị đồi thƣờng có dạng úp bát, sƣờn thoải, nhiều cây bụi, độ dốc bình quân từ 10 – 20 độ. Diện tích đất đồi chiếm khoảng 21.5% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng có tiềm năng cho phát triển các loại cây cơng nghiệp dài và ngắn ngày, cây ăn quả và chăn nuôi gia súc với quy mô tƣơng đối lớn.

Nằm kẹp giữa vùng đồi và dẫy cồn cát ven biển là vùng đồng bằng. Đây là vùng địa hình thấp, bằng phẳng, chiều rộng (Đơng-Tây) bình qn 5-7km, diện tích khoảng 20.500 ha, độ cao từ (- 1,00) - (2,00m). Giữa vùng đồng bằng có sơng Kiến Giang và các phụ lƣu gồm: Rào Sen, Rào An Mó, Rào Ngũ, Mỹ Đức, Phú Kỳ, Thạch Bàn (Phú Thuỷ) ... Do đồng bằng có độ cao khơng lớn, hàng năm thƣờng bị ngập lụt từ 2,0-3,0m nên thƣờng đƣợc phù sa bồi đắp, đất đai khá màu mỡ. Do độ cao so với mặt biển phổ biến từ -1,0- 2,0m nên đây là vùng chịu ảnh hƣởng của thuỷ triều dẫn tới nhiều khu vực bị nhiễm mặn, chua phốn.

Vùng đồng bằng là nơi tập trung sản xuất lƣơng thực, thực phẩm chính của huyện với các loại cây chủ yếu nhƣ lúa, khoai lang, lạc, rau củ quả, nuôi thủy sản, chăn nuôi lợn, gia cầm. Nếu đƣợc đầu tƣ thâm canh theo hƣớng cơng nghiệp hóa, vùng có khả năng phát triển nơng nghiệp hàng hóa phục vụ cho thị trƣờng nội huyện và bên ngoài.

d. Vùng cát ven biển

Vùng cát ven biển gồm các cồn cát, đụn cát, đồi cát cao tới 10-30 m. Diện tích vùng cát chiếm khoảng 11,46% diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Do vùng cát chủ yếu là cát hạt mịn từ 0,1-0,3mm, lƣợng SiO2 chiếm 97-99%, độ liên kết kém nên dễ bị di động do gió, dịng chảy. Trong vùng cát ven biển có nƣớc ngầm khá phong phú, ngồi ra có một số bàu, đầm nƣớc ngọt nhƣ Bàu Sen, Bàu Dum…. là nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Đây là vùng có tiềm năng cho phát triển nghề biển, chăn nuôi gia súc và đặc biệt là phát triển nuôi trồng thủy sản theo phƣơng thức cơng nghiệp và du lịch biển.

Khí hậu

Lệ Thủy mang đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, phân thành 2 mùa:

- Mùa nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 8, trong thời gian này khí hậu

thƣờng khơ và nóng, nhiệt độ trung bình 33,50C; Đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 7 nhiệt độ lên đến 390 – 400 và chịu ảnh hƣởng nặng của gió mùa Tây Nam. Cuối mùa nóng vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 10 thƣờng có bão và mƣa lớn.

- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, trong thời gian này có gió mùa

Đơng Bắc lạnh và kéo theo mƣa phùn, nhiệt độ trung bình xuống thấp dƣới 200C, có khi thấp nhất là xuống 4 – 60C. Nhiệt độ trung bình năm của Lệ Thủy là 24,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6 – 7 khoảng 29,50C.

Các hiện tƣợng thời tiết đặc biệt

Theo trung tâm dự báo khí tƣợng thủy văn tỉnh Quảng Bình trên địa bàn huyện thƣờng xảy ra một số hiện tƣợng thời tiết đặc biệt:

- Giông: thƣờng xảy ra trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm, khi giơng thì gió có thể đạt tốc độ từ 27 – 28 m/s.

- Mƣa phùn: hàng năm có khoảng 15 – 20 ngày có mƣa phùn, mƣa phùn xuất hiện trong thời gian từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

- Sƣơng mù: hàng năm trung bình có khoảng 25 ngày đến 55 ngày. Sƣơng mù thƣờng xảy ra vào đầu mùa đông.

- Mƣa đá: hiện tƣợng này hiếm khi xảy ra, nếu có thƣờng xảy ra khi có giơng.

Thủy văn

Lệ Thủy có hệ thống sơng chính là sơng Kiến Giang. Ngồi ra, cịn có khá nhiều hệ thống khe suối và phân bố không đồng đều giữa các vùng trong huyện. Hệ thống sơng ngịi huyện Lệ Thủy là nguồn cung cấp nƣớc cho sản xuất và sinh hoạt đồng thời chứa đựng tiềm năng phát triển thủy điện không nhỏ.

Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra thu thập từ phòng Tài nguyên & Mơi trƣờng, đất đai của huyện Lệ Thủy nhiều vùng có độ phì tự nhiên khá, vùng đất bằng chủ yếu là đất phù sa ven các con sông và đƣợc bồi hàng năm nên có độ màu mỡ. Vùng đất đồi núi chủ yếu là đất Feralit có tầng đất dày đƣợc che phủ bởi các thảm thực vật, bên cạnh đó vẫn cịn có đất bạc màu do khơng có thảm thực vật nên bị rửa trơi trở nên bạc màu. Ngoài ra đất đai các thung lũng cũng bị glây hóa chua khó khăn cho sản xuất nơng nghiệp. Các loại đất chính của huyện Lệ Thủy đƣợc phân loại cho thấy tồn huyện có 8 nhóm đất với 33 đơn vị đất, số lƣợng và chất lƣợng các đơn vị đất.

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Theo báo cáo tình hình kinh tế, xã hội năm 2015, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2016 của huyện Lệ Thủy, trong giai đoạn 2011 – 2015, nền kinh tế huyện có mức tăng trƣởng bình qn đạt 8,58%, trong đó ngành nơng nghiệp tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 4,62%, ngành thƣơng mại – dịch vụ tăng trƣởng bình quân hàng năm trên 15,02%, ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tốc độ tăng trƣởng hàng năm trên 5,64%.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực: Tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản từ 36%; thƣơng mại – dịch vụ từ 37% tăng; công nghiệp – tiểu thủ cơng nghiệp – xây dựng từ 27%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2015 đạt 26,5 triệu đồng/ngƣời/năm.

36,00%

37%

27%

Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Lệ Thủy năm 2015

3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Khu vực kinh tế nông nghiệp

Ngành sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 5,2%, giá trị sản xuất ngành năm 2015 (theo giá hiện hành) đạt 1.660,282 triệu đồng.

Trồng trọt: lúa, lạc, đậu là cây trồng chính của huyện. Diện tích gieo trồng

năm 2015 là 23.491,0 ha. Tổng sản lƣợng lƣơng thực đạt 10.930,2 tấn, lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 616 kg/ngƣời/năm.

Diện tích, năng suất, sản lƣợng các loại cây trồng chính của huyện đƣợc thể hiện cụ thể ở bảng sau:

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lƣợng một số cây trồng chính năm 2015 Loại cây trồng Lúa Lạc Khoai lang, sắn Ngơ Đậu Rau các loại Tổng

Trong những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp đƣợc thực hiện khá mạnh mẽ nhƣng bên cạnh đó cịn một số khó khăn đó là do ruộng đồng đang manh mún; hạn hán, lũ lụt; hệ thống giao thông, thuỷ lợi chƣa thực sự đáp ứng cho nhu cầu sản xuất nên hiệu quả sản xuất chƣa cao.

Chăn nuôi

Việc chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu nhằm tự túc, tự cấp thực phẩm, lấy phân bón, giải quyết nhu cầu sức kéo tại địa phƣơng. Đàn gia súc, gia cầm chủ yếu là lợn, trâu, bò, gà, vịt...

- Về tổng đàn gia súc, gia cầm của huyện năm 2015 là: Tổng đàn trâu, bò : 19.636 con

Tổng đàn lợn : 63.074 con Tổng đàn dê : 2.020 con Tổng đàn gà, vịt, ngỗng : 743.181 con

Lâm nghiệp

Cơng tác trồng, bảo vệ, chăm sóc rừng đƣợc huyện chú trọng đầu tƣ. Trong năm 2015 diện tích rừng đƣợc chăm sóc 7.825 ha, khoanh ni 3.000 ha, bảo vệ 30.000 ha và có trên 3.700 ha rừng trồng tập trung, nâng độ che phủ rừng trên địa

bàn đạt trên 68,2%. Kế hoạch trồng mới rừng năm 2015 là 700 ha, cao su 84 ha (khơng kể Binh đồn 15) công tác chuẩn bị triển khai kế hoạch trồng mới rừng và trồng cây phân tán năm 2015 đã hoàn thành, đến nay đã trồng đƣợc 450 ha rừng các loại. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện tƣơng đối lớn, nhƣng kinh tế rừng chƣa thực sự đƣợc khai thác, chƣa đóng góp đƣợc nhiều cho nền kinh tế của huyện.

Về nuôi trồng thuỷ sản

Năm 2015, sản xuất thủy sản đạt kết quả cao trên tất cả các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng và chế biến. Giá trị sản xuất thủy sản ƣớc đạt 341.720 triệu đồng (theo giá cố định), tăng 9,15% so với năm 2014.

Diện tích ni trồng đƣợc mở rộng cả về nƣớc ngọt và mặn lợ. Tổng diện tích ni trồng đạt 1.582 ha, tăng 77 ha so với năm 2014. Trong đó diện tích lúa - cá 1.084 ha, cá ao hồ 351 ha, nuôi mặt nƣớc lớn 89 ha, nuôi tôm trên cát 58 ha. Tổng sản lƣợng nuôi trồng ƣớc đạt 1.877 tấn, tăng 13,21% so với năm 2014, trong đó ni nƣớc ngọt 1.523 tấn, ni mặn lợ 355 tấn.

Trên địa bàn huyện hiện có 5 cơ sở sản xuất cá giống, ếch giống, trong năm đã sản xuất đƣợc 15 triệu cá giống và 55 vạn ếch giống cung cấp cho thị trƣờng trong huyện và một số vùng lân cận.

Số lƣợng thuyền đánh bắt thủy sản hiện có 1.092 chiếc, với tổng cơng suất 12.097 CV, trong đó khai thác nƣớc mặn 987 chiếc, có 777 chiếc đã đƣợc đăng ký, đăng kiểm. Số lao động đánh bắt thủy sản 3.696 ngƣời. Tổng sản lƣợng khai thác trong năm ƣớc đạt 3.581 tấn, tăng 2,9% so với năm 2014, trong đó sản lƣợng khai thác biển 2.886 tấn, sản lƣợng khai thác ngọt 695 tấn.

Các cơ sở chế biến thủy hải sản đƣợc giữ vững và phát triển ổn định, đã mạnh dạn đầu tƣ tạo ra các sản phẩm có giá trị nhƣ cá khơ, nƣớc mắm... đƣợc thị trƣờng đón nhận. Năm 2015, sản lƣợng chế biến ƣớc đạt 102 tấn, trong đó, sản lƣợng các sản phẩm khơ 76 tấn, sản lƣợng nƣớc mắm 26 nghìn lít.

3.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Theo thống kê đến 31/12/2015, dân số của huyện (bao gồm cả lực lƣợng công an, huyện đội, biên phòng đƣợc Trung ƣơng quy định phân bổ cho huyện Lệ Thủy) có 142.232 nhân khẩu, với 36.031 hộ và 101 thơn, mật độ dân số trung bình là 100,44 ngƣời/km2. Xã có dân số đơng nhất là xã An Thủy với 9.656 nhân khẩu, chiếm 6,84% dân số tồn huyện, xã có dân số ít nhất là xã Lâm Thủy với 1.339 nhân khẩu chiếm 0,90% dân số toàn huyện.

Bảng 3.2. Diện tích, dân số huyện Lệ Thủy năm 2011

TT Đơn vị hành chính 1 Thị trấn NT Lệ Ninh 2 Thị trấn Kiến Giang 3 Xã An Thủy 4 Xã Cam Thủy 5 Xã Dƣơng Thủy 6 Xã Hoa Thủy 7 Xã Hồng Thủy 8 Xã Hƣng Thủy 9 Xã Kim Thủy 10 Xã Lâm Thủy 11 Xã Liên Thủy 12 Xã Lộc Thủy 13 Xã Mai Thủy 14 Xã Mỹ Thủy 15 Xã Ngân Thủy 16 Xã Ngƣ Thủy Bắc 17 Xã Ngƣ Thủy Nam 18 Xã Ngƣ Thủy Trung 19 Xã Phong Thủy

TT Đơn vị hành chính 20 Xã Phú Thủy 21 Xã Sen Thủy 22 Xã Sơn Thủy 23 Xã Tân Thủy 24 Xã Thái Thủy 25 Xã Thanh Thủy 26 Xã Trƣờng Thủy 27 Xã Văn Thủy 28 Xã Xuân Thủy Tổng số Lao động và việc làm

Năm 2015, lao động phân theo ngành kinh tế của huyện là 82.470 ngƣời chiếm 55,16% tổng dân số. Trong đó lao động ngành nơng – lâm – thủy sản chiếm 76,27%, ngành công nghiệp – xây dựng 8,05%, thƣơng mại – dịch vụ 16,45%. Về chất lƣợng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chính quy chiếm tỷ lệ thấp (chỉ khoảng 10% lao động trong độ tuổi) chủ yếu là lao động phổ thơng. Tuy nhiên, lao động đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nơng – lâm nghiệp chiếm phần đông và hầu hết đƣợc phổ cập kĩ thuật, kinh nghiệm theo từng ngành nghề truyền thống.

Thu nhập và mức sống

Mức sống của ngƣời dân chịu tác động của nhiều yếu tố nhƣng trƣớc hết là trình độ phát triển của nền kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, tình hình kinh tế, xã hội của địa phƣơng đƣợc cải thiện kéo theo đời sống của đại bộ phận nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 26,5 triệu đồng/ngƣời/năm; sản lƣợng lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 616 kg/ngƣời/năm;

số hộ nghèo và cận nghèo là 4.180 hộ, tỷ lệ là 45,58%. Huyện vẫn đang nỗ lực từng bƣớc phấn đấu phát triển xứng đáng với tiềm năng hiện có.

3.1.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực xã hội

Giao thông:

- Về đƣờng bộ: Đƣờng quốc lộ (QL 1A, đƣờng Hồ Chí Minh Đồng Tây) có chiều dài 110,5 km, mặt đƣờng nhựa và bê tông xi măng; Đƣờng tỉnh lộ có chiều dài 134km (Tỉnh lộ 560 (TL 10 củ), TL 565 (TL16 củ), đƣờng ven biển 569trong đó mặt đƣờng nhựa 30km, mặt đƣờng đất 55km; Đƣờng liên xã có chiều dài 296,7km, trong đó mặt đƣờng nhựa 102,3km, mặt đƣờng bê tông xi măng 18,2km, mặt đƣờng cấp phối 126,2km, đƣờng đất 48km; Đƣờng liên thơn, xóm có chiều dài 640km, có 93km đã đƣợc bê tơng hóa, cịn 597km đƣờng đất, cấp phối; Đƣờng nội thơn, bản chiều dài 500km, trong đó khoảng 150km mặt đƣờng bê tơng xi măng, cịn lại là mặt đƣờng cấp phối và đƣờng đất; Các tuyến đƣờng đến đồng ruộng 156km, trong đó 42km mặt đƣờng cấp phối.

- Cơng trình giao thơng: Có 39 cầy với chiều dài 2.321m và khoảng 400 cống với chiều dài 600m

- Giao thơng đƣờng bộ: mạng lƣới đƣờng bộ của huyện có trên 920 km, bao gồm quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đƣờng xã và đƣờng thơn xóm. Mật độ giao thơng chung đạt 0,65 km/km2.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả kinh doanh của các trang trại chăn nuôi ở huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w