Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 84 - 85)

2. .2 Quản lýan toàn lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines

3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến quản lýan toàn khai thác mặt

3.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới

Theo báo cáo của ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ thế giới tháng 4/2013 đã hạ mức tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2013 từ 3,5 % xuống còn 3,3 %, năm 2014 dự kiến vẫn giữ mức tăng trưởng là 4,0 %. Ngân hàng thế giới và quỹ tiền tệ thế giới nêu rõ: “ Triển vọng kinh tế thế giới đã được cải thiện, nhưng con đường phục hồi các nền kinh tế phát triển sẽ vẫn còn nhiều bấp bênh” và vẫn còn nhiều thách thức. Các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi sẽ tăng trưởng ở mức 5,3 % trong năm 2013 và 5,7 % năm 2014 [12].

Về kinh tế, quỹ tiền tệ thế giới và ngân hàng thế giới cũng cho rằng, mặc dù EU đã ngăn chặn được nguy cơ giảm tài khóa lớn; tuy nhiên Eurozone vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất của nền kinh tế tồn cầu vì thế GDP năm 2013 dự kiến giảm 0,25 % và năm 2014 dự kiến chỉ tăng 1,1 %.

Theo quỹ tiền tệ thế giới dự báo kinh tế Mỹ có khởi sắc nhưng rất khiêm tốn, dự kiến tăng trưởng 1,9 % năm 2013 và 3,0 % năm 2014. Do áp dungg̣ chính sách tín dụng lãi suất thấp (gần 0 %) nên nhu cầu tiêu dùng cá nhân tại Mỹ tăng mạnh, thị trường nhà đất có tín hiệu tăng trưởng, tín dụng phục hồi, tỷ lệ thất nghiệp giảm.

Sự hình thành cộng đồng ASEAN năm 2015 sẽ dẫn đến tự do di cư trong nội khối làm cho sản lượng vận chuyển hành khách và hàng hóa bằng đường hàng không tăng lên. Do khối lượng công việc tăng lên, làm cho cơng tác quản lý an tồn KTMĐ đòi hỏi gắt gao hơn.

Đối với châu Á kinh tế tăng trưởng dẫn đầu nhưng kém ổn định, quỹ tiền tệ thế giới đã nâng mức tăng trưởng dự kiến 5,7 % năm 2013 nhờ sự phục hồi của nhu cầu bên trong và bên ngoài. Nhu cầu cá nhân tăng mạnh nhờ chính sách nới lỏng,

điều kiện tài chính thuận lợi hơn và nguồn lao đô g̣ng dồi dào. Bên cạnh đó khu vực này cũng được hưởng lợi từ nhu cầu đang tăng của Trung Quốc và chính sách kích thích nền kinh tế của Nhật Bản. Quỹ t iền tệ thế giới cũng cảnh báo châu Á có thể đối mặt với thiếu cân bằng tài chính giữa các nền kinh tế và nguy cơ mất niềm tin vào chính sách trong khu vực. Việc này có thể làm gián đoạn chính sách đầu tư và thương mại. Vì vậy các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo cân bằng giữa tăng trưởng và ổn định tài chính.

Về tình an ninh thế giới: Nguy cơ xung đột tại một số khu vực có xu hướng

tăng cao. Tranh chấp trên biển, trên không ở khu vực đông Á nhất là xung đột giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ về đường nhận dạng phòng không (ADIZ) gây nên bất ổn trong khu vực.

Xung đột sắc tộc, tôn giáo nhất là ở các nước Trung Đơng, Bắc Phi nhất là tình trạng khủng bố của các nhóm hồi giáo cực đoan làm cho cơng tác quản lý an tồn hàng khơng nói chung cũng như quản lý an tồn trong lĩnh vực KTMĐ ngày càng đòi hỏi nghiêm ngặt cao nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w